Hướng dẫn khai báo y tế chính xác và đơn giản nhất

(Kiến Thức) - Mỗi người dân được khuyến nghị thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI, giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 hiệu quả hơn.

Ngày 9/3 Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Y Tế cho ra mắt ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam. Theo đó từ ngày 10/3 toàn bộ người dân bắt đầu thực hiện khai báo y tế thông qua app này, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Huong dan khai bao y te chinh xac va don gian nhat
Người dân Việt Nam được khuyến nghị thực hiện khai báo sức khỏe qua app NCOVI.
Hiện tại ứng dụng đã khả dụng trên nền tảng Android, còn trên điện thoại hệ điều hành iOS còn chờ Apple phê duyệt. Dưới đây là các bước khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng NCOVI đơn giản và chính xác nhất, ai cũng có thể thực hiện được.
Bước 1: Tìm kiếm và tải ứng dụng NCOVI về điện thoại.
Truy cập link https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vnptit.innovation.ncovi
Huong dan khai bao y te chinh xac va don gian nhat-Hinh-2
 
Bước 2: Bắt đầu khai báo y tế theo hướng dẫn, điền toàn bộ thông tin của tờ khai online theo yêu cầu. Những vị trí có dấu (*) đỏ là bắt buộc, trong đó điện thoại và địa chỉ email là 2 thông tin quan trọng.
Huong dan khai bao y te chinh xac va don gian nhat-Hinh-3
 
Bước 3: Tích chọn ô cam kết và chọn xác thực OTP.
Huong dan khai bao y te chinh xac va don gian nhat-Hinh-4
 
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi vào số điện thoại của bạn. Bấm xác nhận để hoàn thành khai báo y tế.
Huong dan khai bao y te chinh xac va don gian nhat-Hinh-5
 
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh khai báo y tế tự nguyện chỉ nhằm thông tin 2 chiều giữa người dân và cơ quan chức năng, không bắt buộc. Các thông tin về sức khỏe người dân sẽ được chuyển cho các cơ quan y tế, được đơn vị có thẩm quyền quản lý và chỉ được sử dụng cho mục đích phòng chống dịch bệnh.
Ứng dụng NCOVI có các mục chính như khuyến cáo của Bộ Y tế, báo cáo liên hệ, thông tin dịch bệnh, hỏi đáp... Cũng như các biểu mẫu để người dùng khai như tự đánh giá nguy cơ nhiễm Covid-19, báo cáo ca bệnh nghi ngờ, bản đồ lây nhiễm.

Tròn 6 năm, mọi công nghệ tìm kiếm MH370 đều vô nghĩa

(Kiến Thức) - Ngày 8/3/2014, chuyến bay MH370 biến mất khỏi màn hình radar trong vòng chưa đầy 1 giờ sau khi cất cánh từ Malaysia. Đến nay đã 6 năm trôi qua, tung tích chiếc máy bay xấu số vẫn là một bí ẩn mặc dù có rất nhiều công nghệ được áp dụng để tìm kiếm.

Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia
 Sáng ngày 8/3/2014, máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 cất cánh rời Kuala Lumpur, Malaysia lúc 0h41 để đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong vòng chưa đầu 1 giờ sau, dù đã đến giờ hạ cánh tại sân bay Bắc Kinh, người ta vẫn không thấy máy bay đến. Malaysia Airlines sau đó tuyên bố máy bay MH370 mất tích, mất liên lạc.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-2
 Đã 6 năm trôi qua kể từ ngày MH370 mất tích, 239 hành khách, trong đó có hai trẻ sơ sinh, cùng với 16 thành viên phi hành đoàn mãi mãi không có tin tức gì. Câu chuyện về chiếc máy bay xấu số trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-3
 Ngày 8/3/2020 vừa qua, sau lễ tưởng nhớ lần thứ 6, gia đình của 239 nạn nhân tiếp tục kêu gọi giới hữu trách mở lại cuộc điều tra nhằm tìm kiếm tung tích MH370. Trước đó, các cuộc điều tra chính thức kết luận rằng máy bay có khả năng bị không tặc tấn công và bay qua Ấn Độ Dương trước khi rơi xuống biển.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-4
 Nhiều giả thuyết về lý do máy bay biến mất và nơi có thể tìm thấy nó đã được đưa ra. Ban đầu người ta cho rằng MH370 đã đi lên phía bắc tới trung tâm châu Á, thay vì xuống vùng biển phía nam.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-5
 Tuy nhiên, ý tưởng máy bay hạ cánh ở phía bắc này đã được công ty sở hữu vệ tinh Inmarsat loại trừ và tiếp tục bị bác bỏ vào năm 2015 sau khi các mảnh vỡ được phát hiện ngoài khơi châu Phi.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-6
 Một giải thuyết khác từ chính phủ Malaysia và Cục An toàn Giao thông Australia (ATSB) cho rằng có thể MH370 gặp phải hỏa hoạn, tai nạn hoặc trục trặc, và phải chuyển hướng để hạ cánh khẩn cấp. Từ đó gây ra tình trạng thiếu oxy đồng loạt, khiến phi hành đoàn và hành khách bất tỉnh trước khi máy bay tự hạ cánh vì hết nhiên liệu.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-7
 Năm 2016, các nhà điều tra Mỹ và ATSB từng đưa ra suy đoán về vụ cơ trưởng Zaharie cố tình chuyển hướng máy bay hoặc giết người tự sát theo kế hoạch, sau đó đã lập tức phủ nhận. Chính phủ Malaysia củng cố giả thuyết Zaharie đã bất tỉnh và là nạn nhân của một vụ tai nạn.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-8
 Năm 2017, ATBS tiếp tục điều tra về những bí ẩn MH370 có thể đã rơi xuống nước ở "độ rơi cao và tăng dần" , có nghĩa là nó rơi tự do và phi công đã bất tỉnh. Mặc dù chưa thực sự tìm kiếm nhưng ATBS cũng tin rằng MH370 nằm ở "vùng ưu tiên'', phía bắc khu vực tìm kiếm ban đầu.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-9
 Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm tại "vùng ưu tiên'' rộng 25.000 km2 năm 2018 cũng không có kết quả, làm dấy lên các lập luận trước đây, cũng như nghi ngờ phi công tỉnh táo "hạ cánh máy bay xuống nước''.
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-10
Một trong những giả thuyết được nhiều người tin là một đám cháy trong máy bay giết chết tất cả mọi người trước khi kịp làm hư hại vỏ ngoài, bởi theo radar MH370 vẫn tiếp tục hành trình ở chế độ bay tự động một đoạn đường khá dài sau đó. 
Tron 6 nam, moi cong nghe tim kiem MH370 deu vo nghia-Hinh-11
Thậm chí nhiều người dùng mạng còn cho rằng có sự can thiệp từ... sự sống ngoài vũ trụ hay người ngoài hành tinh vào sự vụ MH370. 

Tại sao các chuyến bay không có khách vẫn phải cất cánh trong mùa dịch COVID-19?

Dù phải chịu thiệt hại khá lớn nhưng những chuyến bay không hành khách vẫn được duy trì trong mùa dịch corona vì quy tắc "bất di bất dịch" của ngành hành không.

Virus corona (COVID-19) đang khiến ngành hàng không điêu đứng. Không chỉ phải cắt giảm, huỷ chuyến bay, nhiều hãng hàng không còn phải đối mặt với việc chuyến bay cất cánh dù không có hành khách bên trong. Dù phải chịu thiệt hại khá lớn nhưng những chuyến bay rỗng này vẫn được duy trì vì quy tắc “giữ chỗ”.

Theo Business Insider, tại các sân bay châu Âu, các hãng khai thác dịch vụ bay buộc phải duy trì tích cực hoạt động bay nếu không sẽ mất chỗ bay do dừng nghỉ quá dài.