Hốt bạc tỷ mỗi ngày nhờ thói quen đốt “tiền” của người dân

Khi dư luận còn đang tranh cãi về việc có nên ngăn cấm thói quen đốt vàng mã hay không, nhiều doanh nghiệp ngày ngày “hái ra tiền” nhờ tập quán tâm linh này.

Mảng kinh doanh vàng mã, giấy đế đang giúp một số doanh nghiệp có doanh thu lên đến 150-500 triệu đồng mỗi ngày.
Căn cứ theo số lượng giấy đăng ký kinh doanh thì hiện trên cả nước có khoảng trên 40 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng mã, giấy đế (một loại giấy cúng thần được người dân thị trường nước ngoài dùng). Tuy nhiên, hầu hết đều là các cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp tư nhân, chỉ một vài trong số này là doanh nghiệp có quy mô.
Nhiều doanh nghiệp kiếm bộn tiền nhờ sản xuất kinh doanh vàng mã
 Nhiều doanh nghiệp kiếm bộn tiền nhờ sản xuất kinh doanh vàng mã
Một số doanh nghiệp có quy mô, đăng ký ngành nghề kinh doanh đang sản xuất vàng mã phần lớn đều có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí niêm yết trên sàn với doanh thu hàng trăm triệu mỗi ngày.
Nổi bật trong số này phải kể tới công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP), công ty Cổ phần Hàng Kênh, Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco…
Năm 2017, mảng kinh doanh độc đáo là vàng mã, giấy đế mang về cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Yên Bái tới 168 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Mảng kinh doanh này hiện đóng góp 62% tổng doanh thu của công ty.
Bình quân mỗi ngày, Thực phẩm Yên Bái thu về tới gần 500 triệu đồng chỉ từ bán vàng mã, giấy đế. Những năm trước đó, doanh thu từ vàng mã đóng góp tới 40-50% tổng doanh thu công ty.
Cũng "hốt bạc" từ vàng mã, giấy đế là Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco. Năm 2017, lãi ròng của công ty này là 13,6 tỷ đồng. Đóng góp không nhỏ cho kết quả kinh doanh của Hapaco là từ mảng kinh doanh, in ấn vàng mã xuất khẩu.
Chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2017 nhưng các năm trước đó, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Hàng Kênh cũng cho thấy doanh nghiệp này thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ vàng mã, giấy đế.
Cụ thể, năm 2016, Hàng Kênh có 443 tỷ đồng doanh thu và 34 tỷ đồng lãi trước thuế. Riêng doanh thu từ xuất khẩu hơn 5.590 tấn giấy đế là 56,2 tỷ đồng. Tính ra mỗi ngày, mảng kinh doanh vàng mã, giấy đế đem về cho Hàng Kênh trên 153 triệu đồng. Lợi nhuận của phần kinh doanh giấy đế của Hàng Kênh trong năm 2016 lên đến 13 tỷ đồng.
Nhìn vào cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp nói trên có thể thấy vàng mã và giấy đế đóng góp tương đối nhiều, thậm chí lấn át cả các ngành nghề kinh doanh khác
Doanh thu từ vàng mã, giấy đế là nguồn thu chính đóng góp 62% tổng doanh thu của công ty Thực phẩm Yên Bái,
Trong cơ cấu doanh thu của Hapaco năm 2017, vàng mã xuất nhập khẩu cùng với các sản phẩm giấy khác là nguồn thu chính đóng góp tới 99% vào tổng doanh thu tập đoàn.
Còn tại Hàng Kênh, cơ cấu doanh thu năm 2016 của doanh nghiệp này có đến gần 13% đến từ vàng mã, giấy đế.
Ngoài các công ty quy mô nói trên, vàng mã còn được sản xuất nhiều tại một nơi được coi là “đại công trường” sản xuất đồ phục vụ người âm, đó là xã Đông Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trước đây, Đông Hồ là “thủ phủ” của một dòng tranh dân gian độc đáo, song về sau tranh Đông Hồ cứ thế bị mai một dần nhường chỗ cho các cơ sở sản xuất vàng mã, hiện vật cúng tế người âm như ngựa, xe, quần áo... cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Sản xuất vàng mã tại làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh
 Sản xuất vàng mã tại làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh
Dịp này, các xưởng đang tất bật chuẩn bị vàng mã phục vụ Rằm tháng Giêng - một trong 2 thời điểm tiêu thụ nhiều vàng mã nhất trong năm.
Gia đình anh Nguyễn Hiển hiện sản xuất mặt hàng hình nhân và ngựa giấy tại đây cho biết mọi công việc vẫn diễn ra bình thường, ngày nào cũng có nhiều xe tải tới chuyển hàng.
“Những dịp như Rằm tháng Giêng hay tháng 7 Âm lịch, trung bình mỗi ngày có tới cả tỷ tiền hàng được xuất bán”, anh Hiển chia sẻ. Nói về đề xuất cấm đốt vàng mã, chủ cơ sở này bày tỏ nếu đề xuất được thông qua, các hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
Theo anh, đề xuất cấm đốt vàng mã nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến chính các hộ gia đình. "Có người so đốt vàng mã với đốt pháo là không ổn vì nguy cơ cháy nổ từ hai hình thức là khác nhau. Bảo là tốn kém chứ mỗi một năm cũng chỉ chi ra từ vài chục cho tới vài trăm nghìn là cùng", anh phân trần.
Có thể nhận thấy, Việt Nam là một quốc gia có nhiều đền chùa miếu phủ với mật độ lễ hội dày đặc trong năm, nếu mỗi gia đình mỗi dịp lễ này “đốt” đi vài chục đến vài trăm nghìn thì số tiền thực bị ném vào lửa hàng năm tuy không thống kê được nhưng chắc chắn là một con số khổng lồ.

Vàng mã đốt nghi ngút, tiền lẻ rải kín phủ Tây Hồ rằm tháng Giêng

Hàng nghìn người đổ về phủ Tây Hồ đi lễ dịp rằm tháng Giêng. Cả ngày nay lò hóa vàng lúc nào cũng cháy rực vàng mã, tiền lẻ và đồ lễ bày tràn khắp các ban.

Sáng nay (rằm tháng Giêng) hàng nghìn người đổ về phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) để cầu bình an, may mắn trong năm mới, khiến các ngả đường trong phủ đều trong tình trạng quá tải. Hiện tượng rải tiền lẻ khắp nơi vẫn tiếp tục tái diễn. Dân gian có câu “Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” nhằm nói về tầm quan trọng của lễ cúng trong ngày rằm đầu tiên của một năm mới. Phủ Tây Hồ là một trong những nơi tập trung đông người nhất trong những ngày này. Phủ mở cửa từ 6-18h hàng ngày, tuy nhiên lượng người tập trung đông nhất vào khoảng 9-15h. Từ sáng sớm Phủ Tây Hồ đã chật cứng. Việc di chuyển trở nên vô cùng khó khăn, hàng đoàn người phải xếp hàng chờ đến lượt để vào lễ.
 Sáng nay (rằm tháng Giêng) hàng nghìn người đổ về phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) để cầu bình an, may mắn trong năm mới, khiến các ngả đường trong phủ đều trong tình trạng quá tải. Hiện tượng rải tiền lẻ khắp nơi vẫn tiếp tục tái diễn. Dân gian có câu “Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” nhằm nói về tầm quan trọng của lễ cúng trong ngày rằm đầu tiên của một năm mới. Phủ Tây Hồ là một trong những nơi tập trung đông người nhất trong những ngày này. Phủ mở cửa từ 6-18h hàng ngày, tuy nhiên lượng người tập trung đông nhất vào khoảng 9-15h. Từ sáng sớm Phủ Tây Hồ đã chật cứng. Việc di chuyển trở nên vô cùng khó khăn, hàng đoàn người phải xếp hàng chờ đến lượt để vào lễ. 

Nạn nhân vụ sập hầm vàng Mã Sa Phìn tăng lên 11 người

Theo nguồn tin riêng của PV, chính quyền sở tại vừa thừa nhận đã có 9 người chết, 2 người mất tích trong vụ sập hầm vàng Mã Sa Phìn.

Trao đổi qua điện thoại với PV Báo Lao Động, ông Đỗ Văn Duy - Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn, nói: “Tôi xin xác nhận với Quý báo rằng, sau khi tích cực xác minh, cho đến cuối giờ chiều 28/8, chúng tôi đã ghi nhận có 9 người chết, 2 người mất tích và 7 người bị thương trong vụ sập hầm vàng Mà Sa Phìn. Tất cả nạn nhân đều đã rõ danh tính và nguyên nhân gặp nạn, đều là người của công ty cổ phần vàng Nhẫn”, ông Duy nói.

Khó xử lý xe tang rải vàng mã ra đường

Trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, đám tang nào đi qua cũng rải cả đống tiền vàng mã xuống đường. Tuy vậy khó xử lý xe tang rải vàng mã ra đường.

Trong khi công an, thanh tra và nhiều lực lượng chức năng của Hà Nội đang căng mình phát hiện xử lý vi phạm trong việc xả rác thải, lấn chiếm vỉa hè thì có hàng trăm xe tang rải vàng mã trên nhiều tuyến phố của Thủ đô…
Vàng mã bay khắp các tuyến đường