Hợp đồng miệng rồi đổ chất thải trái phép cho Formosa

Phó chủ nhiệm một hợp tác xã ở Hà Tĩnh làm hợp đồng bằng miệng với Nhà máy Formosa rồi chở chất thải hôi thối về đổ tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm.

Năm 2015, UBND thị trấn Thiên Cầm phối hợp với công an bắt giữ ôtô tải BKS 38C - 03980 do Trần Duy Thuận (37 tuổi, trú xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên) điều khiển đang đổ khoảng 7 m3 rác thải không rõ nguồn gốc tại bãi rác và tiến hành lập biên bản xử lý.
Giám định hơn 1 năm chưa công bố kết quả
Sau sự việc xảy ra, UBND thị trấn Thiên Cầm đã có văn bản đề nghị Phòng TN&MT huyện Cẩm Xuyên vào lấy mẫu để giám định, phân tích xem chất thải đó là chất gì, có độc hại hay không. Tuy nhiên, đến nay UBND thị trấn vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Bá Tình (58 tuổi, trú thôn Hoàng Hoa, thị trấn Thiên Cầm) cho biết, bãi rác được xây dựng năm 2003 với diện tích 2 ha, do HTX Dịch vụ sinh thái biển Thiên Cầm quản lý. Năm 2005, bãi rác bắt đầu đi vào hoạt động là nơi đổ rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Thiên Cầm và xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên).
Ông Tình cho biết, người dân đã phát hiện gần 20 ôtô tải chở chất thải lỏng màu đen về đổ tại bãi rác Thiên Cầm từ cuối tháng 4 đến 20/5/2015. Ảnh: Xuân Đức.
Ông Tình cho biết, người dân đã phát hiện gần 20 ôtô tải chở chất thải lỏng màu đen về đổ tại bãi rác Thiên Cầm từ cuối tháng 4 đến 20/5/2015. Ảnh: Xuân Đức. 
Cuối tháng 4 đến ngày 20/5/2015, người dân sống cạnh bãi rác thị trấn Thiên Cầm phát hiện gần 20 ôtô tải chở chất thải lỏng màu đen bốc mùi hôi thối về đổ tại đây. Các xe thường đổ vào thời điểm 11-14h và 16-19h. Người dân sau đó đã báo cáo lên chính quyền địa phương và tổ chức mật phục truy bắt các xe vi phạm.
Ông Hòa cho hay, ban đầu, ông phát hiện khoảng 5 xe chở chất thải lỏng màu đen về bãi rác cạnh nhà mình đổ. Các lái xe bảo đây là chất thải của hầm cầu chở trong thị xã Kỳ Anh về.
"Chỉ trong vòng gần một tháng, chúng tôi ghi nhận có khoảng hơn 15 xe chở khoảng 100 tấn chất thải về đổ tại đây. Đến ngày 20/5/2016, lực lượng chức năng mới bắt được một xe và lập biên bản xử lý” - ông Hòa nói.
Bà Nguyễn Thị Phước (vợ ông Tình) bức xúc kể, sau khi phát hiện vụ việc, người dân đã ra đường chặn xe và dùng thép gai rào không cho các phương tiện này vào. Theo bà, người dân chỉ mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, sớm trả lời cho người dân biết đây là loại chất thải gì, có độc hại hay không để yên tâm sinh sống.
"Hơn một năm nay, mỗi khi chuyển trời thì chất thải này bốc mùi hôi thối khiến người dân sống cạnh bãi rác không tài nào chịu được", bà Phước nói.
Hợp đồng miệng với Formosa để đi đổ chất thải
Xác nhận sự việc, ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ sinh thái biển Thiên Cầm cho biết, tháng 4/2015, đơn vị vào Nhà máy Formosa tìm hiểu thì được cho biết đây là chất thải bùn bánh không nguy hại.
Sau khi có công văn 64 của Chi cục Môi trường được kiểm nghiệm tại Viện công nghệ môi trường kết luận đây là chất thải rắn thông thường nên hợp tác xã đã chở thuê chất thải từ Nhà máy Formosa Hà Tĩnh về đổ tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm.
Chất thải có màu đen được đổ rải rác tại bãi rác Thiên Cầm. Ảnh: Xuân Đức.
Chất thải có màu đen được đổ rải rác tại bãi rác Thiên Cầm. Ảnh: Xuân Đức. 
Theo biên bản còn lưu lại tại UBND thị trấn, số rác thải này được ông Nguyễn Giang Hà, Phó chủ nhiệm HTX Dịch vụ sinh thái biển Thiên Cầm thuê các xe trên địa bàn chở từ Nhà máy Formosa về đổ.
“Tôi làm hợp đồng bằng miệng với Nhà máy Formosa chở chất thải rắn thông thường về đổ tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm. Mỗi chuyến chở họ trả cho tôi với giá 2,6 triệu đồng. Khi tôi thuê xe chở chuyến thứ 3 thì bị công an bắt giữ và lập biên bản”, ông Hà nói.
Tháng 3/2016, người dân thuộc các phường Kỳ Phương, Kỳ Long, Kỳ Trinh và Kỳ Liên thuộc thị xã Kỳ Anh cũng phát hiện nhiều ôtô tải chở chất thải từ Nhà máy Formosa đổ trộm tại các khu vực đồi núi, ven đường, thậm chí là trong vườn của người dân. Cơ quan chức năng Hà Tĩnh cũng đã bắt quả tang nhiều ôtô tải đổ chất thải của Formosa ra các khu vực trên, nhưng chỉ lập biên bản và xử lý hành chính.
Trong khi đó, theo lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh, sau vụ chôn lấp trái phép 100 tấn chất thải ở phường Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh), chiều 13/7, UBND tỉnh họp, chỉ đạo tạm dừng vận chuyển các chất thải rắn ra khỏi địa bàn của Formosa, chờ kết quả phân tích các mẫu. Hiện, số rác thải này đã được di dời.

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA về “vụ kiện Biển Đông”.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 14/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết những động thái chuẩn bị của Việt Nam trước khả năng tình hình Biển Đông thời gian tới có thể sẽ căng thẳng sau phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đối với vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, không có những hành động làm phức tạp tình hình sau phán quyết của PCA.
Viet Nam keu goi cac ben kiem che sau phan quyet cua PCA
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh Vietnamnet.

Ảnh: Cảnh chất thải công nghiệp đóng gói ngập tràn Formosa

Những hình ảnh về khu tập trung chất thải rắn trong nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Chất thải rắn được đóng vào các bao bì, chất đống tại khu vực nhà máy xử lý nước thải.

Chất thải rắn được đóng vào các bao bì, chất đống tại khu vực nhà máy xử lý nước thải, chuẩn bị đưa lên xe vận chuyển đi ra khỏi nhà máy.
 Chất thải rắn được đóng vào các bao bì, chất đống tại khu vực nhà máy xử lý nước thải, chuẩn bị đưa lên xe vận chuyển đi ra khỏi nhà máy.

"Có thể xử lý hình sự vụ Formosa chôn chất thải"

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: "Nếu thực sự Formosa đưa chất thải nguy hại chôn lấp ra môi trường thì có thể xử theo bộ luật hình sự".

Trao đổi với báo Lao Động bên lề hội thảo "Lập quy hoạch tài nguyên nước lực vực sông Hồng - Thái Bình" Bộ trưởng Bộ TNMT khẳng định hiện pháp luật đã quy định rất rõ về việc quản lý chất thải. Theo đó, chủ thể phát sinh ra chất thải phải có những trách nhiệm rất rõ ràng trong quản lý. Luật quy định họ phải chọn những nhà xử lý có năng lực, có giấy phép, phải kiểm tra kỹ thì mới được thực hiện việc chuyển chất thải, những người xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp, rác thải nguy hại phải được cấp phép được cơ quan quản lý ở trung ương nếu chất thải đó thải ra vận chuyển đi qua nhiều tỉnh còn nếu xử lý ở địa phương thì Sở TNMT ở đó cấp phép. Theo ông Hà, khi đối chiếu theo luật, phải xem chất thải đó là chất thải gì, nếu phân tích xong có kết quả, số liệu chính xác thì sẽ xác định rõ trách nhiệm của người phát sinh ra chất thải đó rồi sẽ kiểm tra làm rõ trách nhiệm, năng lực và cơ sở pháp lý của người nhận chất thải đó.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. 
Người nhận chất thải thì có hai trường hợp là người vận chuyển và người xử lý. Trong trường hợp nếu thực sự đưa chất thải nguy hại chôn lấp ra môi trường thì có thể xử theo bộ luật hình sự vì đã có quy định về tội đưa chất thải ra huỷ hoại môi trường. Người đứng đầu Bộ TNM khẳng định nếu có phát hiện ra sai ở đâu, lỗi đến đâu xử lý đến đấy và xử lý nghiêm để răn đe.