Họp bàn thu hồi 2 dự án của bà Đặng Thị Hoàng Yến

Dự án Trung tâm điện lực (TTĐL) Kiên Lương và Cảng nước sâu Nam Du đều do Tập đoàn Tân Tạo đầu tư sẽ được Bộ Công Thương đưa ra bàn thảo tại cuộc họp hôm nay 20/3.

Dự án nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 gặp nhiều khó khăn.(Nguồn: Internet).
Dự án nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 gặp nhiều khó khăn.(Nguồn: Internet). 
Một nguồn tin riêng của PV Nhadautu.vn cho biết, hôm nay 20/3, Bộ Công Thương sẽ có cuộc họp tổ công tác để giải quyết vấn đề thu hồi chủ trương đầu tư hai dự án Trung tâm điện lực Kiên Lương và Cảng Nam Du. Cuộc họp do ông Hoàng Quốc Vượng Thứ trưởng Bộ này chủ trì. Như đã biết, Do chậm tiến độ, Trung tâm Điện lực Kiên Lương và Cảng nước sâu Nam Du sẽ bị thu hồi chủ trương đầu tư.
Được Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư từ năm 2008, dự án nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 là một trong những dự án trọng điểm của cả nước và tỉnh Kiên Giang.
Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1 có công suất 1.200 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ công suất 600 MW. Dự án thuộc Trung tâm Điện lực Kiên Lương đã được Bộ Công thương và UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt với diện tích khoảng 280 ha; trong đó, Dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 dự kiến chiếm diện tích khoảng 160 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, do quá trình chuẩn bị đầu tư rất chậm do chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong thu xếp vốn cho dự án. Chính phủ đã có những tháo gỡ cụ thể nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án như chuyển hình thức đầu tư dự án sang hình thức Hợp đồng BOT với các cam kết bảo lãnh của Chính phủ.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Kiên Giang về việc thu hồi chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện Kiên Lương.
Được biết, ngày 08/4/2008, Hợp đồng lập DAĐT dự án NMĐ Kiên Lương 1 đã được ký kết giữa Tập Đoàn Tân Tạo và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện các Bộ ngành Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan.
Hòn Lớn một phần của Cảng Nam Du
 Hòn Lớn một phần của Cảng Nam Du
Kiên Lương là một trong năm TTĐL đốt than xem xét phát triển trong khu vực phía Nam, được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (TSĐ 6) giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng trong khu vực cũng như của hệ thống điện toàn quốc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước dự kiến với mức tăng trưởng cao và cho trường hợp tăng trưởng đột biến về điện.
Chính Phủ đã có văn bản cho phép Tập Đoàn Tân Tạo lập dự án đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy điện 4400MW và cảng biển nước sâu tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Để triển khai chủ trương trên, Tập đoàn Tân Tạo đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương và ký hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 và lập qui hoạch tổng thể Trung Tâm Điện Lực Kiên Lương với qui mô công suất khoảng 4400MW.
Theo tìm hiểu của PV Nhadautu.vn, thì đây không phải là lần đầu tiên Bộ Công thương họp bàn về vấn đề này, trước đây Bộ này cũng đã có Văn bản số 8336/BCT-ĐL của Bộ Công thương về thu hồi chủ trương đầu tư Trung tâm điện lực Kiên Lương và Cảng nước sâu Nam Du; gửi kèm Văn bản số 395/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc thu hồi chủ trương đầu tư Trung tâm điện lực Kiên Lương, Cảng nước sâu Nam Du, tỉnh Kiên Giang xin ý kiến Bộ Xây dựng.
Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2394/BXD-HĐXD phúc đáp Bộ Công thương với nội dung như sau: Theo nội dung Văn bản số 395/TB-VPCP ngày 24/8/2017 thì Dự án nhà máy điện lực Kiên Lương 1 được Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư năm 2008, trong quá trình chuẩn bị dự án, nhà đầu tư (Cty CP Năng lượng Tân Tạo - Tập đoàn Tân Tạo) gặp nhiều khó khăn trong thu xếp vốn cho dự án.
Đối với nội dung về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức tại Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm các quy định năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát, thiết kế; nhà thầu thi công... và Ban Quản lý dự án, không bao gồm quy định về năng lực thực hiện dự án của nhà đầu tư.
Trong khi đó, Dự án Cảng biển nước sâu Nam Du có vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 triệu USD, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với công suất 12 triệu T/năm (than) và 5 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp), tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 80.000 DWT.Giai đoạn 2 là 50 triệu T/năm (than) và 12 triệu T/năm (hàng tổng hợp), tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 150.000-200.000 DWT.
Đây cũng là một trong 2 dự án do Tập đoàn Tân Tạo của Bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ đầu tư.

Công ty bố chồng Hà Tăng bị chỉ ra nhiều vi phạm

SASCO do ông Johnathan Hạnh Nguyễn - bố chồng Hà Tăng - làm Chủ tịch HĐQT bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra có nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản.

Trong kết luận thanh tra mới đây tại Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm trong hoạt động đầu tư bất động sản của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - SASCO giai đoạn 2005-2015.

Đà Nẵng: Dự án triệu USD suốt 5 năm vẫn nằm trên giấy

Suốt 5 năm, chủ đầu tư không thực hiện bất kỳ hoạt động nào cho thấy đang triển khai, thậm chí còn không có trụ sở hoạt động.

Mỏi mắt tìm trụ sở công ty

"Số phận" dự án nghìn tỉ ở Sơn Trà của Vũ Nhôm thế nào?

(Kiến Thức) - Trong số nhiều dự án gắn với tên tuổi Vũ Nhôm, đáng chú ý là dự án trên 2.600 tỉ đồng tại bán đảo Sơn Trà. Vậy dự án này đang ra sao?

Vũ Nhôm là đại gia bất động sản kín tiếng, sở hữu hàng loạt khu đất vàng tại Đà Nẵng. Trong đó, đáng lưu ý Vũ Nhôm từng nắm trong tay dự án xây dựng Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa có tổng mức vốn đầu tư trên 2.600 tỉ đồng, với diện tích lên tới hơn 955.000 m2 tại bán đảo Sơn Trà.
Cụ thể, Người lao động dẫn nguồn từ báo cáo trình của UBND TP Đà Nẵng với Thủ tướng Chính phủ, cho đến thời điểm tháng 12/2012, tại khu vực bán đảo Sơn Trà, UBND thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án để đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Đã có 3 dự án đầu tư, 1 dự án đang triển khai, 3 dự án đã triển khai một phần nhưng sau đó tạm dừng và 11 dự án chưa triển khai, trong đó có Dự án Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn – Bãi Đa của Công ty Cổ phần Xây dựng 79 - thời điểm đó, ông Phan Anh Văn Vũ vẫn là Chủ tịch HĐQT.
Vũ Nhôm và phi vụ dự án du lịch sinh thái ở Sơn Trà. Ảnh: Lê Đình Dũng/MTG.
 Vũ Nhôm và phi vụ dự án du lịch sinh thái ở Sơn Trà. Ảnh: Lê Đình Dũng/MTG.

Vào cuối năm 2005, Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đã có tờ trình xin đầu tư Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn - Bãi Đa với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.690 tỷ đồng. Năm 2007, Dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa (Bán đảo Sơn Trà), được UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương giao đất trực tiếp cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Tháng 8/2014, UBND TP Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa của Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Theo đó, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 sẽ đầu tư trên 2.690 tỉ đồng và xây dựng trên diện tích: 955.886 m2 (95,58 ha), trong đó giao đất có thu tiền sử dụng đất là 154.968 m2, thuê đất 160.000 m2 và diện tích đất tôn tạo cảnh quan không thu tiền là 640.198 m2.

Hiện Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đã nộp tiền sử dụng đất trên 70 tỉ đồng. UBND thành phố cấp 33 GCN QSD đất với mục đích đất ở, diện tích: 154.968 m2. Riêng phần diện tích đất thuê (160.000 m2), chưa cấp GCN QSD đất thuê do chưa nộp tiền thuê đất từ năm 2007 đến nay. Quy mô dự án theo quy hoạch là 228 biệt thự. Như vậy, Dự án đã có Quyết định giao đất, cho thuê đất, chưa thực hiện thủ tục ký Hợp đồng thuê đất và chưa cấp GCN QSD đất của toàn dự án.

Cũng theo Người lao động, dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn- Bãi Đa được UBND thành phố cấp đất trực tiếp cho doanh nghiệp, không có dự án đầu tư, không thông qua đấu thầu dự án sử dụng đất hoặc đấu giá đất.

Mặc dù được UBND thành phố giao đất từ năm 2007 đến nay, nhưng dự án không triển khai xây dựng, không làm các thủ tục thuê đất, đến tháng 11/2014 UBND thành phố có công văn chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa.

Tuy nhiên, tại Quyết định năm 2008 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, dự án này chủ yếu là làm biệt thự trên khu vực đất ở đã được giao đất có thu tiền 154.968 m2 và đã được UBND thành phố cấp 33 Giấy chứng nhận QSD đất với mục đích đất ở.

Dự án nằm ở độ cao trải dài từ trên 100 m so với mực nước biển đến hơn 200m so với mực nước biển (trong 95,58 ha có 62,58 ha cao từ 100m - 200m so với mực nước biển và 33,4 ha thấp hơn 100 m so với mực nước biển).

Theo Dân Việt, kết luận của cơ quan chức năng về dự án KDL Ghềnh Bàn – Bãi Đa là ảnh hưởng đến công trình quốc phòng đã xây dựng và đất có tầm quan trọng cao trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Sở KH&ĐT, Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị đề xuất thu hồi 93 ha đất do độ cao trên 100m, do ảnh hưởng yếu tố quốc phòng, diện tích còn lại là 2,34 ha, tương đương với quy hoạch 8 biệt thự.

Ngoài ra, Sở KH&ĐT cũng đề nghị UBND thành phố thu hồi lại toàn bộ dự án và hoàn trả lại 62,3 tỷ đồng nhà đầu tư đã nộp do chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển đến vị trí khác khỏi khu vực bán đảo Sơn Trà. Hiện UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ TN và MT đề xuất thu hồi dự án.