Hòn đảo "đoản mệnh" nhất thế giới

Hòn đảo nhỏ bé sắp bị 'nuốt chửng'. Tại sao vậy?

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra địa điểm được cho là vùng đất cực bắc của thế giới - một hòn đảo chưa từng được biết đến ở phía bắc ngoài khơi Greenland. Tuy nhiên, họ nhanh chóng đưa ra nhận định khiến nhiều người kinh ngạc: Hòn đảo này sắp biến mất.

Tại sao vậy?

Trong chuyến thám hiểm vào tháng 7/2021 của nhà khoa học Morten Rasch (thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch) cùng đồng nghiệp đến quốc đảo Bắc cực Greenland. Vì lỗi trên GPS mà các nhà khoa học đã đi lạc đến một hòn đảo vô danh, chưa từng được biết đến trên Trái Đất.

Hòn đảo mới này là điểm cực bắc của thế giới và bị lộ ra khi lớp băng dày bao phủ nó chuyển dịch. Nó cách Bắc Cực khoảng 700 km về phía nam, và cách Oodaaq 780 mét về phía tây bắc.

Hon dao

Hòn đảo nhỏ được các nhà khoa học đặt tên là "Qeqertaq Avannarleq", có nghĩa là "hòn đảo cực bắc" trong tiếng Greenlandic. Ảnh: Julian Charriere / Reuters

Đại diện của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết hòn đảo chưa được đặt tên là điểm cực bắc của Greenland và một trong những điểm cực bắc xa nhất của đất liền trên Trái Đất.

Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng họ đã đến Oodaaq, một hòn đảo được phát hiện bởi một nhóm khảo sát Đan Mạch vào năm 1978. Chỉ sau đó, khi kiểm tra vị trí chính xác, họ mới biết mình đã đặt chân đến một hòn đảo khác cách đó 780 mét về phía tây bắc.

Hòn đảo nhỏ - có chiều ngang khoảng 30 mét và vị trí cao nhất khoảng 3 mét - có chứa bùn đáy biển cũng như moraine - đất và đá do các sông băng di chuyển để lại. Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ đặt tên nó là "Qeqertaq Avannarleq", có nghĩa là "hòn đảo cực bắc" trong tiếng Greenlandic.

Hòn đảo đoạn mệnh

Theo các nhà khoa học, hòn đảo Qeqertaq Avannarleq chỉ cao hơn mực nước biển từ 30 đến 60 mét, và trưởng đoàn thám hiểm Morten Rasch cho biết nó có thể là một "hòn đảo nhỏ tồn tại trong thời gian ngắn".

"Không ai biết nó sẽ tồn tại trong bao lâu. Về nguyên tắc, nó có thể biến mất ngay khi một cơn bão mạnh mới ập đến".

Chưa hết, hòn đảo nhỏ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu khi nhiệt độ toàn cầu nóng lên đã làm tan chảy các sông băng, khiến mực nước biển dâng cao ở mức báo động. "Không bao lâu, nước biển sẽ nuốt chửng nó".

Hon dao

Vị trí cao nhất của hòn đảo chỉ khoảng 3 mét. Ảnh: Julian Charriere / REUTERS

Việc Qeqertaq Avannarleq được phát hiện không chỉ cho thấy số phận đoản mệnh của nó mà còn có khả năng châm ngòi cho một trận chiến đang rình rập giữa các quốc gia Bắc Cực như Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch và Na Uy để giành quyền kiểm soát Bắc Cực khoảng 700 km về phía bắc và đáy biển xung quanh, quyền đánh bắt cá và các tuyến đường vận chuyển bị lộ bởi băng tan do biến đổi khí hậu.

Lãnh thổ tự trị Greenland của Đan Mạch đã gây chú ý trong những năm gần đây, đáng chú ý nhất là vào năm 2019 khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông muốn mua lãnh thổ Greenland.

Đề xuất này, được chính phủ Đan Mạch mô tả là "vô lý", đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao, nhưng cũng báo hiệu sự quan tâm mới của Mỹ đối với khu vực.

Một số cuộc thám hiểm của Mỹ trong khu vực Bắc Cực trong những thập kỷ gần đây đều nỗ lực đi tìm kiếm hòn đảo cực bắc của thế giới. Năm 2007, nhà thám hiểm Bắc Cực kỳ cựu người Mỹ Dennis Schmitt đã phát hiện ra một hòn đảo tương tự gần đó.

"Chúng tôi không có ý định khám phá một hòn đảo mới", nhà thám hiểm vùng cực và người đứng đầu cơ sở nghiên cứu Trạm Bắc Cực ở Greenland, Morten Rasch, nói với Reuters. "Chúng tôi chỉ đến đó để thu thập mẫu mang về nghiên cứu mà thôi".  

“Con quái vật” hiện hình ngay trên biển với sức hủy diệt kinh hoàng

Một bức ảnh với cảnh tượng ngoạn mục ở Hawaii đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng, vì tác giả đã kịp ghi lại một khoảnh khắc được cho ra cực hiếm.

Bức ảnh một mái vòm dung nhamcao 65 feet (khoảng 20 mét) ở Hawaii, là kết quả của một quá trình phun trào núi lửa kéo dài từ năm 1969 đến năm 1974, đã được Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ chia sẻ trên Twitter, khiến cư dân mạng "dậy sóng". Nhiều người khen tác giả của bức ảnh thật quá bản lĩnh.

Cụ thể, đây là vụ phun trào có tên Mauna Ulu của núi lửa Kilauea, đã tạo ra gần 460 triệu mét khối dung nham và kéo dài suốt 5 năm. Bức ảnh về sự kiện hy hữu này được chụp vào năm 1969 bởi JB Judd, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Mặc dù cột dung nham nhìn giống như mọc lên từ mặt nước nhưng thực tế nó đang nằm trên đất liền. Mái vòm này hình thành từ ngày 10/10 đến ngày 13/10/1969. Nhìn từ xa, nó không khác gì một con quái vật khổng lồ bước ra từ những bộ phim điện ảnh.

Núi lửa Kilauea là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái đất. Dạng phun trào này được gọi là "đài phun nước mái vòm". Loại hình này không quá xa lạ nhưng việc dung nham tạo thành dạng vòm đối xứng như thế này là rất hiếm, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết.

Để so sánh kích thước của cột dung nham này, bạn có thể tham khảo hình dưới đây.

“Con quai vat” hien hinh ngay tren bien voi suc huy diet kinh hoang

Cột dung nham so với một người trưởng thành (Ảnh: Earthwonders)

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ: "Đó là vụ phun trào lâu nhất và lớn nhất trên sườn Kilauea trong ít nhất 2200 năm, và nó kéo dài tổng cộng 1.774 ngày".

LiveScience cho biết lượng dung nham đó đủ để lấp đầy 140.000 bể bơi cỡ Olympic.

Các mái vòm dung nham - hay các mái vòm núi lửa - có kích thước và hình dạng khác nhau. Chúng có thể cao tới 1640 feet (khoàng 500 mét), nhưng thường nằm trong phạm vi từ 30 đến 320 feet (khoảng 9 đến 100 mét). Chúng được hình thành bởi magma nhớt tích tụ xung quanh lỗ mở của volvano, còn được gọi là "lỗ thông hơi", nghiên cứu do Oregon State tiết lộ.

"Giống như các dòng dung nham, chúng thường không có đủ khí hoặc áp suất để phun ra ngay lập túc, mặc dù đôi khi chúng có thể xảy ra", Oregon State giải thích trong một bài đăng trên blog. "Tuy nhiên, không giống như những loại thông thường, dung nham hình mái vòm thường đặc và dính, do đó chúng tạo thành đống lớn và cao xung quanh lỗ thông hơi".  

Quá khứ rùng hợn hòn đảo ở Italy khét tiếng

Zannone là hòn đảo ở Italy gắn liền với quá khứ hãi hùng. Nơi đây từng xảy ra một vụ án mạng rùng rợn. Vì vậy, về sau, nơi đây cấm người dân ở qua đêm và phải rời đảo trước 5h chiều. 

Qua khu rung hon hon dao o Italy khet tieng
Hòn đảo ở Italy có tên Zannone từng là nơi ăn chơi, tiệc tùng của vợ chồng Marquis Casati Stampa và Anna Fallarino vào những năm 1960. Nơi này thuộc sở hữu của Marquis - hầu tước giàu có nổi tiếng Italy.