Hơn 7.000 máy đào tiền ảo đã nhập vào TP.HCM

Theo Cục Hải quan TP.HCM, tính đến trung tuần tháng 12/2017, đã có 7.005 máy đào tiền ảo được làm thủ tục nhập khẩu hải quan. 

Đáng chú ý, hầu hết số máy đào tiền ảo này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đây là con số kỷ lục khi tính đến cuối tháng 10-2017, số máy đào bitcoin (tiền ảo) được nhập về TP.HCM chỉ khoảng 1.400 máy, bao gồm 1.310 máy Bitcoin và 620 máy Litecoin. Như vậy, chỉ trong gần 2 tháng, đã có hơn 5.000 máy đào bitcoin được nhập về cho thấy nhu cầu rất mạnh của thị trường.
Một người “đào” Bitcoin với “máy đào” tại TP.HCM - Ảnh: SƠN BÌNH
 Một người “đào” Bitcoin với “máy đào” tại TP.HCM - Ảnh: SƠN BÌNH
Số lượng máy nhập tăng đột biến một phần sau khi có văn bản hướng dẫn hải quan các địa phương của Tổng cục Hải quan liên quan đến thủ tục nhập khẩu các loại máy này.
Hướng dẫn cho rằng mặt hàng máy xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, Litecoin không liên quan đến việc sử dụng tiền ảo dưới góc độ là phương tiện thanh toán và không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
Trước đó, Tổng cục Hải quan từng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin - truyền thông, Bộ Công thương có ý kiến về việc nhập các loại máy trên.
Trong khi chờ hướng dẫn, các máy đào tiền ảo đều được cơ quan hải quan cho thông quan, xử lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.
Trong một văn bản gửi tới Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, Litecoin không liên quan đến việc sử dụng tiền ảo dưới góc độ là phương tiện thanh toán nên không thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Không bán cổ phần Tập đoàn Cao su VN cho NĐT ngoại

Bộ trưởng NNPTNT chịu trách nhiệm lựa chọn NĐT trong nước sau đấu giá cổ phần tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, không bán cho NĐT nước ngoài.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam dự kiến sẽ có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng và tiến hành IPO với giá khởi điểm 13.000 đồng/cp.
 Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam dự kiến sẽ có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng và tiến hành IPO với giá khởi điểm 13.000 đồng/cp.

Lên dàn máy tính cho người mới cày Bitcoin

Khoảng 40-60 triệu đồng là mức đầu tư hợp lý một dàn máy tính "đào tiền" dành cho người mới bước chân vào lĩnh vực Bitcoin.

Thị trường PC Việt đang chao đảo vì tiền ảo. Trong đó, card đồ hoạ là mặt hàng bán chạy từ khi tiền Bitcoin lên giá. Theo các nhà bán lẻ, mặt hàng này khá đìu hiu nay trở nên "cháy hàng". Trong khi đó, nhiều đơn vị phân phối cho biết, lượng đặt lớn và họ phải lên kế hoạch nhập thêm.

Đóng băng tài sản, Vũ Nhôm bị “chôn” 137 tỷ tại NH Đông Á

(Kiến Thức) - Tổng số vốn ông Phan Văn Anh Vũ lẫn Công ty Bắc Nam 79 sở hữu tại DongABank khoảng 637 tỷ đồng. Trước đó, ông Vũ đã bị Đà Nẵng "phong tỏa" tài sản BĐS.

Vũ Nhôm vẫn còn 137 tỷ tại DongABank

Ngân hàng Đông Á (DongABank) vừa thông báo, Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 đang sở hữu 50 triệu cổ phần, tương ứng 10% vốn điều lệ, tương đương 500 tỷ đồng (giá trị theo mệnh giá) tại nhà băng này.

Người đại diện phần góp vốn của Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 tại ngân hàng chính là ông Phan Văn Anh Vũ - tức Vũ Nhôm, đang bị truy nã vì tội làm lộ bí mật Nhà nước.

Không chỉ đại diện vốn góp của tổ chức, cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ cũng đang sở hữu 2,73% vốn điều lệ, tương đương gần 137 tỷ đồng tại DongABank.

Như vậy, tổng số vốn mà Vũ Nhôm lẫn Công ty Bắc Nam 79 sở hữu tại DongABank khoảng 637 tỷ đồng.

Phong tỏa tài sản Vũ nhôm: Tài sản lớn đã rút hết
Trước đó, Tiền phong đưa tin, ngày 26/12, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản gửi các Sở Tư pháp, TN&MT, Cục thuế thành phố, UBND các quận huyện, xã, phường cùng các đơn vị chức năng liên quan về việc tạm dừng giao dịch chuyển đổi chủ sở hữu tài sản trên địa bàn thành phố của 4 cá nhân, trong đó có ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ Nhôm) để phục vụ công tác điều tra vụ án “làm lộ bí mật Nhà nước” xảy ra tại Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác, theo yêu cầu của cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an).