Hơn 5,3 triệu cổ phiếu của cố Chủ tịch DIC Corp bị bán giải chấp

(Vietnamdaily) - DIC Corp vừa công bố thông tin cố Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp hơn 5,3 triệu cổ phiếu DIG, khiến tỷ lệ sở hữu của ông giảm mạnh xuống còn 6,8% vốn điều lệ.

Hon 5,3 trieu co phieu cua co Chu tich DIC Corp bi ban giai chap
 Cố chủ tịch HĐQT DIC Corp - ông Nguyễn Thiện Tuấn
Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - HoSE: DIG) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn.
Vào ngày 12/8, ông Nguyễn Thiện Tuấn bị công ty chứng khoán bán giải chấp 5,3 triệu cổ phiếu DIG, làm giảm tỷ lệ sở hữu tại DIC Corp từ 46,8 triệu xuống còn 41,5 triệu cổ phiếu, tương đương 6,8% vốn điều lệ.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp, đã qua đời ngày 10/8. Con trai ông, ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch HĐQT, thay mặt báo cáo giao dịch.
Sinh năm 1957 tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Thiện Tuấn gắn bó với DIC Corp từ thời còn là Nhà nghỉ xây dựng (thành lập 1990) thuộc Bộ Xây dựng. Khi công ty cổ phần hóa vào năm 2012, ông tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.
Trong hơn ba thập kỷ lãnh đạo, ông Tuấn đã dẫn dắt DIC Corp trở thành một tập đoàn bất động sản lớn, phát triển hàng loạt dự án quan trọng như Khu đô thị Bắc Vũng Tàu (90,5ha), Khu đô thị Long Tân (332ha), và Khu đô thị sinh thái Đại Phước (464,5ha).
Cổ phiếu DIG biến động sau sự ra đi của ông Tuấn. Trong phiên giao dịch ngày 12/8, DIG giảm mạnh, có lúc chạm mức sàn trước khi chốt phiên giảm 3,67% xuống 22.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu đã phục hồi, tăng trần vào phiên 16/8, đạt 23.750 đồng/cổ phiếu.
Hon 5,3 trieu co phieu cua co Chu tich DIC Corp bi ban giai chap-Hinh-2
 Diễn biến thị giá cổ phiếu DIG trong thời gian qua
Tính đến ngày 31/12/2023, DIC Corp có cơ cấu cổ đông phân tán, với hai cổ đông lớn là ông Nguyễn Thiện Tuấn nắm giữ 7,68% vốn điều lệ và ông Nguyễn Hùng Cường sở hữu 10,16%. Phần còn lại, 82,16% vốn điều lệ, thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn.
Sau khi ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp cổ phiếu, tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông nhỏ đã tăng lên 83,04% vốn điều lệ.
Về tình hình kinh doanh, trong quý II/2024, DIC Corp ghi nhận doanh thu 821,25 tỷ đồng, tăng 407,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 125,19 tỷ đồng, tăng gấp 12,8 lần. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện, từ 19,7% lên 24,8%.
Lợi nhuận gộp tăng 539,4%, tương ứng 171,73 tỷ đồng, đạt 203,57 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm 45,3%, tương ứng 12,85 tỷ đồng, về 15,52 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi nhận âm 8,09 tỷ đồng so với dương 22,09 tỷ đồng cùng kỳ, tức giảm 30,18 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 34,2%, tương ứng 14,83 tỷ đồng, lên 58,24 tỷ đồng. Các khoản chi phí khác ít biến động.
Tính chung nửa đầu năm 2024, DIC Corp đạt doanh thu 821,74 tỷ đồng, tăng 129,2%, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3,96 tỷ đồng, giảm 95,4% so với cùng kỳ, do quý I/2024 lỗ 121,24 tỷ đồng.
Công ty đã đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 là 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.010 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc nửa đầu năm, DIC Corp chỉ hoàn thành 4,7% kế hoạch lợi nhuận, với lãi trước thuế 47,95 tỷ đồng.

Điện Gia Lai gánh nợ 10.000 tỷ, có 4 dự án điện phải cung cấp thông tin

(Vietnamdaily) - Cũng như những công ty năng lượng khác, áp lực của Điện Gia Lai là chi phí lãi vay. Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ vay của công ty đã vượt 10.000 tỷ đồng.

Mới đây, 4 dự án điện gió của CTCP Điện Gia Lai (Mã: GEG) với tổng công suất 230 MW thuộc diện 32 dự án điện gió và điện mặt trời được Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công An yêu cầu EVN cung cấp thông tin, tài liệu. Trước thông tin này, cổ phiếu GEG đã có ba phiên giảm điểm liên tiếp, riêng phiên 13/8, GEG nằm sát sàn.

Kể từ khi thành lập năm 1989 và cổ phần hóa năm 2010, Điện Gia Lai hoạt động chính trong mảng năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện - điện mặt trời - điện gió.

Cổ phiếu của Tập đoàn bệnh viện TNH: Ngày vui ngắn chẳng tày gang

Sau thời gian dài đi ngang quanh vùng 20.000 – 21.000 đồng/cp, từ giữa tháng 6, cổ phiếu TNH của Tập đoàn Bệnh viện TNH (mã: TNH) bất ngờ tăng mạnh lên vùng gần 30.000 đồng/cp.

Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, đến giữ tháng 7, cổ phiếu này bắt đầu lao dốc về vùng 21.500 đồng/cp.

Co phieu cua Tap doan benh vien TNH: Ngay vui ngan chang tay gang

Diễn biến cổ phiếu 1 năm qua. Nguồn: TradingView

Đáng chú ý, khoảng thời gian cổ phiếu TNH biến động mạnh cũng là thời điểm giao dịch nội bộ của công ty sôi động. Người thân ông Hoàng Tuyên – Chủ tịch HĐQT bán hàng triệu cổ phiếu, gồm bà Cao Thị Hồng, chị dâu bán 620.395 cổ phiếu; bà Hoàng Anh – con gái bán 1,5 triệu cổ phiếu; ông Hoàng Tùng – con trai bán 1,5 triệu cổ phiếu; ông Hoàng Thao – anh trai bán 1,29 triệu đơn vị. Các lãnh đạo khác cũng bán ra như ông Lê Xuân Tân, Tổng Giám đốc bán 1,5 triệu đơn vị; ông Nguyễn Văn Thủy, Thành viên HĐQT bán 3,5 triệu đơn vị. Tất cả giao dịch đã thực hiện đều là thỏa thuận.

Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Đôn, cựu Thành viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 4,26 triệu cổ phiếu TNH từ ngày 6/8 đến 3/9. Ông Đôn là bố vợ ông Đào Mạnh Duy, Phó Tổng Giám đốc công ty.

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Anh Dĩnh, Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu nhưng chỉ giao dịch thành công 100.000 đơn vị. Ông Ngô Minh Trường, Thành viên HĐQT đăng ký mua 500.000 cổ phiếu nhưng chỉ giao dịch thành công 26.500 đơn vị. Nguyên nhân do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

Trong khi lãnh đạo doanh nghiệp bán ra thì khối ngoại đã mua ròng hơn 9 triệu cổ phiếu TNH trong vòng 2 tháng qua. Phiên ngày 9/7, TNH được khối ngoại gom hơn 5 triệu đơn vị, có 4,7 triệu đơn vị là giao dịch thỏa thuận. Phiên ngày 15/7, cổ phiếu này tiếp tục được khối ngoại mua gần 4,4 triệu đơn vị. Giá giao dịch quanh vùng 28.500 đồng/cp – vùng đỉnh từ khi niêm yết.

Một tổ chức đến từ Singaphore là Blooming Earth Pte. Ldt công bố trở thành cổ đông lớn của Bệnh viện TNH từ 12/7 sau khi mua thêm 412.000 cổ phiếu để nâng sở hữu lên 5,7 triệu đơn vị, tỷ lệ 5,2%.

Việc khối ngoại gom đã khiến room ngoại còn lại tại TNH giảm từ trên 9% xuống 1,7 – 1,8%. Room ngoại của công ty sẽ được mở ra bởi cổ đông trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra tháng 6 đã duyệt phương án tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 49% lên 70%.

HĐQT kỳ vọng mở room giúp tăng tính thanh khoản trong giao dịch, tăng cường khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động của công ty và thay đổi cơ cấu cổ đông theo hướng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.

Gia hạn khoản nợ với lãnh đạo đến tháng 3/2025

Mới đây, tập đoàn công bố việc ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian vay vốn các thành viên HĐQT để trả nợ trái phiếu đã phát hành năm 2020. Số tiền vay 92 tỷ đồng và thời hạn gia hạn đến 31/3/2025.

Hai bên gia hạn hợp đồng vay để tập đoàn thực hiện xong thủ tục phát hành cổ phiếu theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 và bố trí nguồn vốn trả nợ theo hợp đồng đã ký.

Tại BCTC quý II, công ty ghi nhận khoản vay cán bộ công nhân viên 92 tỷ đồng với kỳ hạn 12 tháng kể từ tháng 8/2022, lãi suất 5,45%/năm. Công ty vay để đáo hạn trái phiếu phát hành 2020 và sử dụng vào các mục đích hợp pháp khác theo quy định. Đây là lần thứ 3 công ty xin gia hạn khoản nợ này.

Co phieu cua Tap doan benh vien TNH: Ngay vui ngan chang tay gang-Hinh-2

Nguồn: BCTC quý II TNH

Theo kế hoạch, công ty sẽ chào bán 15,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp để huy động tiền trả nợ và bổ sung vốn lưu động.

Trong đó, công ty dùng 92 tỷ để trả các cá nhân. Cụ thể, công ty sẽ trả ông Hoàng Tuyên – Chủ tịch HĐQT 35,6 tỷ đồng, ông Lê Xuân Tân – Thành viên HĐQT (11,4 tỷ đồng), ông Nguyễn Văn Thủy – Thành viên HĐQT (35 tỷ đồng), ông Nguyễn Xuân Đôn – cựu Thành viên HĐQT (10 tỷ đồng).

Phương án được thông qua từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, gần 1 năm sau, tức tháng 6 vừa qua, công ty mới công bố Nghị quyết HĐQT triển khai.

Tại cuối quý II, tổng nợ vay của công ty ở mức 595 tỷ đồng, tăng thêm 215 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 35%.

Về mặt tài sản, công ty có 21 tỷ đồng tiền tại cuối quý II, giảm mạnh so với mức 202 tỷ đầu năm. Ngược lại, chi phí xây dựng dở dang tăng mạnh từ 433 tỷ đồng lên 705 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đầu tư xây dựng bệnh việt Việt Yên tăng từ 385 tỷ lên 544,5 tỷ đồng, bệnh viện TNH Lạng Sơn tăng từ 43 tỷ lên 134,5 tỷ đồng, phát sinh khoản đầu tư xây dựng bệnh viện quốc tế 20,7 tỷ đồng.

Nửa năm thực hiện gần 35% chỉ tiêu lợi nhuận

Nửa đầu năm, công ty báo cáo doanh thu thuần 222,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 44,4% xuống 36,3%. Lợi nhuận gộp giảm 21% xuống 80,7 tỷ đồng. Do vậy, dù chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, lợi nhuận sau thuế giảm 14% xuống 53,6 tỷ đồng.

Công ty cho biết chi phí giá vốn hàng bán tăng do tập trung phần lớn nguồn lực để hoàn thiện dự án bệnh viện TNH Việt Yên, đặc biệt là các chi phí thu hút để tuyển dụng nhân sự đầu vào cho bệnh viện. Mặt khác, công ty thực hiện điều chỉnh đồng loạt mức thu nhập cho người lao động để đảm bảo phù hợp với mức lương cơ sở của nhà nước sau khi điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1/7.

Ngoài ra, một số mặt hàng đấu thầu khan hiếm nên buộc công ty phải tìm kiếm đơn vị cung cấp khác có đơn giá thuốc cao hơn so với mặt hàng thuốc trúng thầu. Bên cạnh đó, mặc dù nền kinh tế có xu hướng phục hồi sau đại dịch covid nhưng vẫn gặp khó khăn dẫn đến giá vốn tăng nhanh.

Công ty con TNH Lạng Sơn tiếp tục trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa phát sinh doanh thu và đóng góp lợi nhuận của nhóm công ty.

Năm nay, TNH đặt mục tiêu doanh thu 540 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận sau thuế 155 tỷ đồng, tăng 3,33% so với thực hiện 2023. Sau nửa chặng đường, công ty thực hiện được 42,2% chỉ tiêu doanh thu và 34,6% chỉ tiêu lợi nhuận.

Phước Sơn và HTG cùng đạt yêu cầu làm dự án 250 tỷ đồng ở Hà Nam

CTCP Đầu tư HTG và CTCP Đầu tư địa ốc Phước Sơn là 2 nhà đầu tư cùng nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu dân cư có tổng mức đầu tư dự án gần 250 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam, CTCP Đầu tư HTG và CTCP Đầu tư địa ốc Phước Sơn là 2 nhà đầu tư cùng nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Văn Xá 1 tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (KB-ĐT44.23).

Khu dân cư Văn Xá 1 có phía Bắc giáp đất ở mới đường N4 theo quy hoạch phân khu; phía Nam giáp đường N5 theo quy hoạch và khu đất ở mới dọc đường N6 theo quy hoạch phân khu; phía Đông giáp đất ở mới dọc đường D2, D4 theo quy hoạch phân khu còn phía Tây giáp đường quốc lộ 1A đoạn tránh TP. Phủ Lý.

Dự án có diện tích khoảng 11,439 ha gồm 9,21 ha đất trồng lúa; 0,37 ha đất nông nghiệp; 1,62 ha đất thủy lợi và 0,24 ha đất đều là đất chưa giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư dự án gần 250 tỷ đồng, trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 222 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 27 tỷ đồng.

Phuoc Son va HTG cung dat yeu cau lam du an 250 ty dong o Ha Nam

Hình ảnh xã Văn chụp từ trên cao. Ảnh: UBND xã Văn Xá

Trong tương lai, chủ đầu tư sẽ xây thô, hoàn thiện mặt ngoài 44 căn nhà ở liên kế mặt phố với chiều cao tối đa 4 tầng; dành hơn 1.000m2 đất để thực hiện tái định cư; hình thành các lô đất ở trên các trục đường lên khu vực để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở, đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật... đáp ứng quy mô dân số khoảng 1.092 người.

Dự án dự kiến được xây dựng, hoàn thành trong khoảng 36 tháng và được hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.

Vào tháng 11/2023, UBND tỉnh Hà Nam đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Sau đó công bố danh mục dự án có sử dụng đất tìm nhà đầu tư thực hiện dự án.

Đến tháng 12/2023, Sở KH&ĐT Hà Nam phát thông báo mời thầu rộng rãi các nhà đầu tư trong nước, quốc tế quan tâm thực hiện dự án này. Sau 2 lần gia hạn để tìm nhà đầu tư quan tâm, đến nay CTCP Đầu tư HTG và CTCP Đầu tư địa ốc Phước Sơn là 2 nhà đầu tư cùng đăng ký và đều đáp ứng yêu cầu sơ bộ thực hiện dự án này.

Lộ diện ông chủ phía sau 2 doanh nghiệp

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP Đầu tư địa ốc Phước Sơn thành lập năm 2020, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, có trụ sở tại số 72 Xuân Diệu, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

Tính đến ngày 5/1/2024, vốn điều lệ của Phước Sơn là 60 tỷ đồng, do 3 cổ đông góp vốn gồm: Cao Tôn Bảo (51%), Đỗ Kim Ngọc (30%) và Trần Thị Ngọc Anh (19%).

Tại đây, ông Đỗ Hoàng Khải (SN 1999, ở Hà Nội) tuy không nằm trong danh sách cổ đông nhưng lại nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật công ty.

Ngoài Phước Sơn, doanh nhân trẻ Đỗ Hoàng Khải còn là ông chủ của hơn chục công ty khác gồm: CTCP Tập đoàn Tài Tâm, CTCP Đầu tư năng lượng tái tạo Hà Nội; CTCP Đầu tư Tài Tâm - Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam; CTCP Thương mại FM Việt Nam; CTCP Đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng miền Bắc; CTCP Đầu tư năng lượng Hưng Bắc; CTCP Đầu tư năng lượng tài tâm Quảng Trị; CTCP Đầu tư năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị; Công ty TNHH MTV ĐT năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị;

Công ty TNHH MTV ĐT năng lượng Tài Tâm Quảng Trị; CTCP Đầu tư năng lượng Viên An Cà Mau; CTCP Đầu tư năng lượng Thạnh Phú Bến Tre; Công ty TNHH MTV năng lượng Viên An Cà Mau, Công ty TNHH MTV năng lượng Thạnh Phú Bến Tre; Công ty TNHH MTV ĐT năng lượng Tài Tâm Quảng Trị; Công ty TNHH MTV năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị.

Còn đối thủ của CTCP Đầu tư địa ốc Phước Sơn là CTCP Đầu tư HTG thành lập năm 2019, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có trụ sở tại phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Lê Văn Huy (SN 1995, ở An Giang).

Tính đến tháng 2/2022, vốn điều lệ của HTG là 240 tỷ đồng, do 3 cổ đông sáng lập gồm: Lê Văn Huy (90%), Nguyễn Hồng Gấm (5%), Trương Văn Hóa (5%).

Doanh nghiệp do doanh nhân trẻ Lê Văn Huy điều hành cũng vừa đăng ký thực hiện dự án khu dân cư mới Đặng Xá tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (KB-ĐT45.23).

Tại dự án này, đối thủ của HTG là CTCP Đầu tư địa ốc Bình An và cả 2 doanh nghiệp đều đã đáp ứng yêu cầu sơ bộ thực hiện dự án.

CTCP Đầu tư địa ốc Bình An được thành lập năm 2020, hoạt động chính trong lĩnh vực kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, có trụ sở tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Vũ Ngọc Tuấn (SN 1992, ở Hà Nam).

Tính đến tháng 1/2024, vốn điều lệ của Bình An là 80 tỷ đồng, do 3 cổ đông góp vốn gồm: Vũ Ngọc Tuấn (10%), Trần Thị Ngọc Anh (60%) và Lê Thị Ân (30%).

Về dự án khu dân cư mới Đặng Xá có diện tích 14,469 ha với tổng mức đầu tư gần 343 tỷ đồng (sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án gần 310; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 33 tỷ đồng). Tiến độ thực hiện dự án dự kiến khoảng 36 tháng.

Trong tương lai, chủ đầu tư sẽ xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 58 căn nhà ở liền kề cao tối đa 4 tầng với diện tích gần 7.000 m2; một phần diện tích đất sẽ được nhà đầu tư hiện kinh doanh, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đất tái định cư khoảng 1.450 m2.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn xây dựng nhà văn hóa, trường mầm non và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Dự kiến đáp ứng quy mô dân số khoảng 1.620 người.