Hơn 200 đại gia Việt có trong Hồ sơ Paradise về rửa tiền, trốn thuế

Hồ sơ Paradise vừa công bố hàng trăm cá nhân, tổ chức và địa chỉ liên quan đến Việt Nam sau một loạt những cái tên đã được công bố trong Hồ sơ Panama.

Tính tới ngày 21/11, theo công bố của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Việt Nam có 92 thực thể nước ngoài (Offshore Entities), 22 cá nhân và 171 địa chỉ được nhắc đến trong các hồ sơ.
Dữ liệu có thể tìm thấy tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org.
Theo ICIJ, trong số hàng chục công ty có trụ sở ở các thiên đường thuế liên quan đến Việt Nam thì có 14 công ty đặt tại quần đảo Virgin thuộc Anh, 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.
Hon 200 dai gia Viet co trong Ho so Paradise ve rua tien, tron thue
 
Virgin, Bahamas và Panama đều là những cái tên được mệnh danh là những “thiên đường thuế” (tax haven) bởi mức thuế ở đây rất ưu đãi, đồng thời việc thành lập doanh nghiệp tại đây tương đối dễ dàng.
Một số tổ chức, cá nhân trong hồ sơ có liên quan tới một số cái tên và địa danh khá nổi tiếng như: Phu Quoc, Hoi An, Furama, Ha Noi, TP.HCM…
Hồ sơ Paradise cũng tiết lộ các hoạt động trốn thuế ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới. Mỹ có gần 8 ngàn thực thể nước ngoài, 27 ngàn cá nhân; Trung Quốc có gần 4,7 ngàn thực tế, 39 ngàn cá nhân…
Hiện tượng các đại gia, trong đó có các đại gia Việt lộ khối tiền triệu, tỷ USD ở nước ngoài đã được phơi bày trong các hồ sơ trước, trong đó có Panama Papers.
Hồ sơ Panama và giờ đây là Paradise cảnh báo nguy cơ lách thuế, trốn thuế của các tổ chức, cá nhân liên quan ở Việt Nam thông qua các giao dịch xuyên quốc gia. Đây không phải là lần đầu tiên các đại gia Việt lộ khối tiền triệu đô, các giao dịch mua bán tài sản lớn ở nước ngoài.
Trước đó, Hồ sơ Panama công bố hôm 10/5/2015 cũng đã công bố Việt Nam, có 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách này. Nhưng rồi, các vụ việc nếu không dang dở thì cũng rơi vào quên lãng.
Hon 200 dai gia Viet co trong Ho so Paradise ve rua tien, tron thue-Hinh-2
 
Một số cá nhân đã lên tiếng cho rằng việc có tên trong danh sách là điều bình thường, hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Nhưng đó chỉ là số rất ít, đa số tài sản, giao dịch của các cá nhân, tổ chức, sự di chuyển của dòng tiền vẫn là một bí ẩn.
Đầu 2015, tài liệu của tổ chức phóng viên điều tra (ICJC) đã công thông tin hơn 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ trong giai đoạn 1988 đến 2007.
Có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam trong danh sách này, với tổng tài sản 37,5 triệu USD và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD. Nhiều chuyên gia cho biết các quy định hiện không cho phép người Việt gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài. Thậm chí, thời điểm đó các quy định còn khắt khe và giao thương quốc tế còn khó hơn bây giờ nhiều. Nhưng sự việc này cũng trôi qua nhanh chóng.
Cuối 2014, một ngân hàng Thụy Sĩ có báo cáo về người siêu giàu trên thế giới với tài sản tối thiểu mỗi người là 30 triệu USD (khoảng 640 tỷ đồng). Việt Nam có 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỷ USD, tăng gần gấp đôi cả về số lượng và giá trị so với 2011.
Thông tin về số lượng người giàu Việt tăng mạnh là điều tốt lành. Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch đang khiến người giàu và khối tài sản của họ luôn là một thông tin được tìm kiếm, nhưng dường như tất cả đang là tấm màn mờ bao phủ.
Nhưng thông tin bất ngờ lộ diện trên đây và mới nhất là Hồ sơ Panama và Paradise lại một lần nữa dấy lên nghi ngờ về sự không minh bạch về tài sản, giao dịch và thuế má của không ít cá nhân và tổ chức ở Việt Nam.
Hồ sơ Panama và Paradise chưa đưa ra được một bằng chứng nào về trốn thuế, lách thuế của các cá nhân, tổ chức trong danh sách nhưng đó là một hồi chuông cảnh báo về khả năng thất thu thuế, câu chuyện quản lý thuế và sự công bằng thuế ở Việt Nam.
Nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hàng năm các quốc gia đang phát triển bị mất khoảng 213 tỷ USD do tình trang trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, điều tra toàn quốc của Tổng cục Thuế năm 2013 về tình trạng trốn thuế, cho biết 83% DN nước ngoài đang sử dụng nhiều mánh khóe khác nhau để giảm thiểu số tiền thuế phải nộp.
Trong hồ sơ Panama và Paradise, có rất nhiều các công ty “vỏ bọc” (shell companies), công ty offshore, tài khoản NH ở nước ngoài (offshore account) của doanh nhân, DN Việt mở ở các thiên đường thuế. Đây có lẽ là những kẽ hở mà các nhà quản lý thuế chưa bịt lấp được.

Cristiano Ronaldo bị khởi kiện với cáo buộc trốn thuế

Phía sau những thành công rực rỡ trong thời gian qua, Cristiano Ronaldo phải đối mặt rắc rối lớn về pháp lý với cơ quan thuế Tây Ban Nha.

Văn phòng công tố viên Madrid cho biết, vào hôm 12/6, họ đã nộp hồ sơ vụ kiện cầu thủ Cristiano Ronaldo với cáo buộc lừa đảo cơ quan thuế Tây Ban Nha. CR7 bị tố cáo trốn 14,7 triệu euro tiền thuế từ 2011 đến 2014.

Mẹ 8X xinh đẹp khoe vườn quả sai trĩu trên sân thượng

Bắt đầu chỉ từ 2, 3 chậu cây nhỏ trên sân thượng, chị Ngọc Trân đã cùng ông xã xây dựng một khu vườn tuyệt đẹp ngay tại nhà.

Me 8X xinh dep khoe vuon qua sai triu tren san thuong
 Chia sẻ về ý tưởng xây dựng khu vườn của gia đình, chị Ngọc Trân cho biết: “Ông xã mình vốn là người có đam mê trồng trọt từ lâu, ban đầu anh ấy chỉ trồng 2, 3 chậu rau mầm, 1 cây ớt cảnh và 1 cây ổi trên mảnh đất nhỏ ở sân thượng cho có khoảng xanh trong nhà.

Trăm phương ngàn kế trốn thuế kinh doanh qua Facebook

(Kiến Thức) - Hàng chục nghìn chủ tài khoản Facebook ở Hà Nội và TP HCM đã được Cục thuế mời lên làm việc về việc bán hàng trên mạng Facebook sẽ được siết mạnh từ tháng 7 này.

Bắt đầu từ khoảng tháng 6/2017, Cục Thuế TP. HCM đã gửi giấy mời đến gần 13.500 chủ tài khoản có hoạt động quảng cáo, bán hàng trên mạng Facebook có doanh thu ước tính trên 100 triệu/năm lên làm việc và yêu cầu kê khai nộp thuế, nhưng số người đến khá ít. 
Tính đến ngày 26/6, Chi cục Thuế Bình Thạnh mới có hơn 20 người kinh doanh trên Facebook đến làm việc. Trong số đó, có 11 trường hợp kê khai doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, thuộc diện không phải nộp thuế. 9 trường hợp còn lại phải đóng thuế "rất ít".