Hôm nay, Quốc hội thảo luận về chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 30/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, trong tuần làm việc thứ 2, ngày hôm nay, 30/10, Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Buổi sáng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Các đại biểu sẽ xem video về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Thành viên Chính phủ có liên quan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Theo chương trình dự kiến, thành viên Chính phủ dự phía dưới hội trường để tham gia giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội khi được yêu cầu, gồm:
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.
- Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nội vụ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nói về việc lấy phiếu tín nhiệm:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Bỏ phiếu tín nhiệm với trường hợp 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm.

Chiều 30/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm. Nêu ý kiến thảo luận, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đã giải thích kỹ hơn về hai “nấc” lấy phiếu tín nhiệm" và bỏ phiếu tín nhiệm.
Bo phieu tin nhiem voi truong hop 2/3 tin nhiem thap khong tu tu chuc
 Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. 

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Không nên giao Bộ GD&ĐT làm sách giáo khoa

ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, không nên giao Bộ GD&ĐT làm sách giáo khoa vì có nguy cơ quay trở lại độc quyền sách giáo khoa và nhiều hệ lụy khác.

Sáng 27/10, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống về SGK - vấn đề đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là việc giao Bộ GD&ĐT làm SGK.
DBQH Hoang Van Cuong: Khong nen giao Bo GD&DT lam sach giao khoa
 Đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi về SGK với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội sáng 27/10. Ảnh: Mai Loan.

ĐBQH: Công tâm, khách quan, bỏ phiếu tín nhiệm không vì “yêu”, “ghét“

Việc lấy phiếu tín nhiệm kỳ này rất quan trọng, đại biểu cần đặt trách nhiệm rất lớn khi ghi vào phiếu đánh giá cho bất kỳ một cá nhân nào.

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều nay 24/10, Quốc hội sẽ thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Các đại biểu đã cho trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về nội dung này.
Đánh giá công tâm, khách quan, tín nhiệm không vì "yêu", "ghét"