Hôm nay, Quốc hội thảo luận về các chương trình mục tiêu quốc gia

Hôm nay, 16/1, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 16/1, buổi sáng, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tiếp theo, Quốc hội nghe Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Tiếp tục chương trình buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại diện Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Đại diện Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

>>> Mời quý độc giả xem video đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (đoàn Quảng Ngãi) góp ý bên lề về Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khóa XV:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

4 nội dung quan trọng Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường lần thứ 5

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 nội dung.

Theo thông báo triệu tập kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa XV, kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 15/1 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 18/1 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Quốc hội nghỉ 1 ngày (17/1) để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Sáng nay, 15/1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp.
Khai mac trong the Ky hop bat thuong lan thu 5, Quoc hoi khoa XV
 Lễ chào cờ tại Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khoá XV. Ảnh: QH.

Cần làm rõ tác động khi bỏ “Hộ gia đình” khỏi Dự thảo Luật đất đai

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho rằng, cần phải làm rõ tác động khi bỏ “hộ gia đình” là chủ sử dụng trong nhiều điều khoản trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Chưa thể hiện được nguyên tắc có đất để “đảm bảo sinh kế”
Góp ý vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho biết, theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, cả nước có 24.532 hộ DTTS thiếu đất ở, 210.400 hộ DTTS có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.