Hội nghị G20 sẽ "phá vỡ" bế tắc thương mại Mỹ-Trung?

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tháng 6 tới đang rất được dư luận quan tâm.

Vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington đã kết thúc ngày 10/5 (theo giờ Mỹ) khi hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh khởi động quá trình tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỷ USD. Động thái này diễn ra cùng ngày sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đáp trả, ngày 13/5, bất chấp cảnh báo không nên trả đũa từ Tổng thống Trump, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ áp thuế nhập khẩu từ 5%-25% đối với 5.140 sản phẩm từ Mỹ, với trị giá khoảng 60 tỉ USD. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/6.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang với việc hai bên áp thuế lẫn nhau, cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 6/2019 đang rất được dư luận quan tâm.
Hoi nghi G20 se
Tổng thống Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Bắc Kinh tháng 11/2017. Ảnh: TASS. 
Ngày 13/5, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 vào tháng tới. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định mối quan hệ cá nhân giữa ông và Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn tốt đẹp và hy vọng cuộc gặp sẽ đạt được một kết quả nào đó.
Tổng thống Trump dự đoán rằng cuộc gặp với ông Tập sẽ diễn ra rất hiệu quả và Trung Quốc đang mong muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ. 
Với những tín hiệu ban đầu lạc quan được gửi đi từ phía ông Trump, liệu rằng cuộc gặp sắp tới của ông Trump và ông Tập sẽ giúp "hạ nhiệt" cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này hay không? 
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nước. 
Trước đó, vào tháng 12/2018, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề Hội nghị G20 tại Buenos Aires, Argentina.
Tại bữa tối làm việc, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận "đình chiến" trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn đến nay, Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng và chưa thể đạt thỏa thuận, khiến hai nước tiếp tục rơi vào cuộc chiến thuế quan căng thẳng.

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Hồi tháng 11/2017, Tổng thống Trump tới thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày tới Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra giữa lúc hai nước đang có nhiều tranh cãi về vấn đề thương mại, cũng như vai trò của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. 
Với 15 thỏa thuận được ký kết, đây là một trong những chuyến thăm có nhiều kết quả nhất của một Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Trump và ông Tập vẫn chưa thể vượt qua những khác biệt lớn trong nhiều vấn đề, từ cách tiếp cận thị trường Trung Quốc, an ninh mạng cho tới vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chưa thể giải quyết những bất đồng về thương mại và quan hệ quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

Lãnh đạo Mỹ-Trung hội đàm giữa căng thẳng thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm đầu tiên trong năm nay hôm 1/12.

Cuộc gặp diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina.

Đất nước Ấn Độ hiện lên tuyệt đẹp qua ảnh của CNN

(Kiến Thức) - Với nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, các lễ hội văn hóa đặc sắc và công trình kiến trúc ấn tượng, Ấn Độ hiện lên tuyệt đẹp qua bộ ảnh được CNN đăng tải và là một trong những địa điểm du lịch không nên bỏ lỡ.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN
 CNN đã gợi ý nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ mà du khách nên ghé thăm nếu có cơ hội. Trong đó, Công viên quốc gia Thung lũng các loài hoa tại bang Uttarakhand là một trong những địa điểm đẹp nhất nước này. Thời gian lý tưởng nhất để đến thăm công viên này là từ tháng 7 đến tháng 10. (Nguồn ảnh: CNN).

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-2
 Cung điện của gió Hawa Mahal được xem là Thành phố hồng của Jaipur, Rajasthan, bởi kiến trúc hình kim tự tháp và chất liệu đá sa thạch đỏ hồng. Công trình này được xây dựng vào năm 1799.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-3
 Thung lũng Nubra, Ladakh, là một trong những khu vực có phong cảnh ngoạn mục nhất Ấn Độ.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-4
 Giếng bậc thang Adalaj gồm 5 tầng ở Adalaj, Ahmedabad, được xây dựng từ năm 1499. Các bức tường của công trình này được chạm khắc với nhiều họa tiết ấn tượng như hình bông hoa,...

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-5
 Nằm cách bờ biển Kochi khoảng 460 km, đảo Agatti ở Lakshadweep với những bãi biển cát trắng và rạn san hô đa dạng thực sự là địa điểm du lịch lý tưởng ở Ấn Độ.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-6
Hồ Dal ở Srinagar được biết đến như là "viên ngọc quý trên vương miện". Hồ này được bao quanh bởi những khu vườn xinh đẹp và những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng. 

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-7
 Cưỡi lạc đà trên cồn cát Sam, nằm ở ngoại ô Jaiselmer (Rajasthan), là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến nơi này.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-8
Thị trấn Munnar nổi tiếng với những đồi chè tuyệt đẹp. 

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-9
 Đền Hoa Sen, hoàn thành vào năm 1986, là điểm du lịch hút khách nổi tiếng ở thủ đô New Delhi.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-10
 Danh sách những địa điểm đẹp nhất Ấn Độ không thể không kể đến lăng mộ Taj Mahal ở Agra, bang Uttar Pradesh. Lăng Taj Mahal được Vua Shah Jahan cho xây dựng để tưởng nhớ người vợ thứ ba, Hoàng hậu Mumtaz Mahal.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-11
 Cung đường băng tuyết Chadar ở Ladakh là một trong những cung đường đi bộ độc đáo nhất trên thế giới.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-12
 Lăng Humayun, một quần thể các công trình kiến trúc Môgôn ở thủ đô New Delhi, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-13
 Hampi hay Nhóm các di tích tại Hampi là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1986. Đây là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách ở Ấn Độ hiện nay.

Dat nuoc An Do hien len tuyet dep qua anh cua CNN-Hinh-14
 Pháo đài Đỏ là một công trình lịch sử với nhiều viện bảo tàng tọa lạc tại thành phố New Delhi.

10 điều cần biết về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Ngày 6/7, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức bắt đầu sau khi các qui định áp thuế trị giá 34 tỷ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực.

Trong khi báo chí Trung Quốc gọi chính quyền Tổng thống Trump là "băng đảng du côn" thì Donald Trump cũng không vừa khi mạnh miệng tuyên bố có thể áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 550 tỷ USD - cao hơn cả mức nhập khẩu từ Trung Quốc năm ngoái (506 tỷ USD).