Học trò xứ Nghệ lên núi dựng chòi “tìm sóng” học trực tuyến

Để có được sóng vào học trực tuyến, bố mẹ của 2 cậu học sinh vùng cao xứ Nghệ đã lên núi dựng chòi “tìm sóng” cho con học bài.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Nghệ An đã triển khai dạy học trực tuyến. Dạy và học online không chỉ là mối quan tâm của ngành giáo dục, các thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh mà các địa phương cũng rất trăn trở. Đặc biệt đối với tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nên việc học trực tuyến của học sinh gặp nhiều khó khăn.
Để có được điện thoại học trực tuyến đã quý, nhưng có những vùng còn chưa có sóng wifi hoặc sóng rất yếu.
Tại xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong do dịch COVID-19 bùng phát nên học sinh phải tạm dừng đến trường. Từ sáng 16/9, toàn bộ học sinh trên địa bàn huyện chính thức học trực tuyến.
Hoc tro xu Nghe len nui dung choi “tim song” hoc truc tuyen
Hình ảnh hai cậu học sinh trong chiếc chòi đơn sơ học bài khiến thầy cô giáo xúc động. (Ảnh: CTV) 
Ngay trong buổi học trực tuyến đầu tiên, các thầy cô giáo ở vùng biên giới này cảm động khi chứng kiến cảnh hai học sinh bản Mường Lống, xã Tri Lễ của Trường dân tộc nội trú THCS Quế Phong được bố mẹ tìm ngọn núi cao nhất dựng chòi tìm sóng để học. Hai em học sinh người H'Mông này là Xồng A Dần và Xồng A Thành lớp 6A1, Trường dân tộc nội trú THCS Quế Phong.
Cô Lữ Thị Thanh Hải, giáo viên chủ nhiệm 2 em chia sẻ, sáng 16/9, trường bắt đầu trở lại dạy học trực tuyến, chúng tôi rất cảm động khi nhìn thấy hình ảnh phụ huynh gửi. Cảm phục tinh thần học của 2 em, quyết tâm kiếm cái chữ cho con, bố mẹ đã dựng chòi để kiếm sóng.
Theo cô Hải, năm học 2021-2022, ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ duy nhất có 2 em Dần và Thành trúng tuyển vào lớp 6. Sau ngày khai giảng nhà trường tổ chức học được 5 hôm, nhưng do dịch bệnh bùng phát nên buộc phải nghỉ học. Với hai em Dần và Thành, do ở bản khó khăn, xa xôi, cô giáo dự định sẽ đưa bài vào cho các em học.
"Khi được bố mẹ hai em gửi hình ảnh về chỗ các em ngồi học, chúng tôi đã rất vui mừng", cô Hải xúc động chia sẻ.
Để các em có kiến thức, theo học được những bài học đầu tiên của cấp 2, gia đình hai em Dần và Thành đã nỗ lực tìm nơi có "sóng rớt" điện thoại, làm tạm chòi bằng bạt đơn sơ trên núi cao, cách nhà cả cây số. Dù nơi đây sóng điện thoại đang chập chờn, các em tiếp thu bài cũng hạn chế hơn so với những nơi khác.
Cô Nguyễn Thị Ngân, Hiệu phó Trường dân tộc nội trú THCS Quế Phong cho biết, với các em gặp khó khăn trong học tập trực tuyến, giáo viên phải rất linh động với nhiều hình thức. Ngoài việc giao bài chung từ trước cho cả lớp, những em không tham gia được lớp học trên nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến, các cô giáo bộ môn hoặc nhắn tin, gọi điện nhắc lịch cập nhật bài giảng, bài tập hoặc chụp lại phiếu giao bài tập rồi gửi qua Zalo, Facebook.
Trong đợt học trực tuyến này, nhà trường đã triển khai việc đưa bài đến tận gia đình cho các em không đủ điều kiện để học trực tuyến, tuy nhiên, hai gia đình hai học sinh Dần và Thành đã khắc phục được khó khăn ban đầu, sắp tới nhà trường sẽ tặng cho 2 em hai điện thoại để các em được học đầy đủ hơn./.

Trùm giang hồ Quân “xa lộ” bị 20 côn đồ truy sát thế nào?

Do giải quyết mâu thuẫn cho bạn từ việc mua bán nhà 100 tỷ đồng, trùm giang hồ Quân “xa lộ” bị khoảng 20 người vây chém đến tử vong. Ngày 16/9, Viện KSND TP HCM đã truy tố Võ Thùy Linh cùng nhiều đồng phạm về tội giết người.

Trum giang ho Quan “xa lo” bi 20 con do truy sat the nao?

Mới đây (16/9), VKSND TP HCM hoàn tất cáo trạng truy tố Võ Thùy Linh (SN 1990), Hồ Thanh Phương (SN 1986) cùng 10 bị can khác về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án là Mai Văn Quân (SN 1966, trùm giang hồ khu giáp ranh Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, biệt danh Quân "xa lộ"). (Ảnh: Quân "Xa lộ" khi chưa bị sát hại)

Trum giang ho Quan “xa lo” bi 20 con do truy sat the nao?-Hinh-2

Theo cáo trạng của VKSND TP HCM, năm 2017, Trần Ngọc Thủy (SN 1984) ký hợp đồng mua bán căn nhà mặt tiền đường Sương Nguyệt Ánh (quận 1, TP HCM) cho Lê Công Tuấn Anh (SN 1991) với giá 100 tỷ đồng. Hợp đồng thể hiện bên mua đưa trước 35 tỷ đồng và chuyển số còn lại khi bên bán bàn giao giấy tờ. Đến năm 2019, bà Thủy không làm theo thỏa thuận nên ông Tuấn Anh giao cho Võ Thùy Linh (vừa từ Úc trở về) đứng ra giải quyết. (Ảnh: Võ Thùy Linh)

Tát nữ sinh, bắt quỳ gối, cư xử lệch chuẩn... cha mẹ nên làm gì?

Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy, nguyên nhân của những vụ như tát nữ sinh, bắt quỳ gối, cư xử lệch chuẩn... xuất phát từ việc gia đình giáo dục con cái chưa được tốt dẫn tới việc học sinh có suy nghĩ lệch chuẩn với đạo đức, lối sống.

Liên quan tới vụ tát nữ sinh, bắt quỳ gối ở trường, cơ quan chức năng xã Lương Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cho biết vừa yêu cầu làm rõ vụ một nữ sinh lớp 7 của Trường THCS Lương Trung bị bạo hành ở sân trường.