Học trò mồ côi người Mông đỗ Đại học Y Hà Nội

Bằng nỗ lực học tập khó tả xiết, Xồng Bá Hùa – cậu bé người Mông mồ côi cha mẹ từ lúc 9 tuổi đã thi đỗ Đại học Y Hà Nội.

Nhà em nghèo không có tiền mua thuốc
Bố mẹ mất được ít lâu thì em gái của Hùa (lúc đó mới 6 tuổi) cũng đổ bệnh. Thương em đau nhưng nhà chẳng có đồng tiền nào để mua thuốc, Hùa chỉ biết ôm em gái khóc.
Kỷ niệm đó khiến Hùa không thể quên. Cậu bé mồ côi ước mình sẽ thành bác sĩ để chữa trị miễn phí cho những em bé nghèo quê mình – nơi "cổng trời" heo hút ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
Cũng vì nghèo khó mà ông bà nội đành để bác đưa hai anh em Hùa xuống Làng trẻ SOS Vinh. Hùa chỉ nhớ đó là ngày thứ 7 năm 2012. Ngày đầu tiên hai anh em rời bản làng, xa gia đình, người thân. Ngày mà Hùa thấy bác khóc khi chia tay hai anh em ở cổng trường Làng SOS với lời dặn "hai đứa chịu khó học thật giỏi để về giúp bản làng. Đừng như bố mẹ không có học hành rồi thiệt thân".
Hoc tro mo coi nguoi Mong do Dai hoc Y Ha Noi
Xồng Bá Hùa - tân sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. 
Ở Làng SOS, hai anh em Hùa được phân về nhà số 14, làm con của mẹ Trần Thị Bình. Hùa kể: "Cả tuần đầu, hai anh em Hùa khóc nhiều lắm. Nhưng mẹ Bình luôn ân cần dỗ dành. Rồi các anh chị trong nhà ngày nào cũng dẫn hai em đi chơi. Được mọi người đùm bọc, hai anh em dần hòa nhập với cuộc sống mới".
Những năm đầu, rào cản ngôn ngữ khiến Hùa không thể bắt kịp bạn bè trong lớp vì chưa thông thạo tiếng phổ thông. Có lúc Hùa nghĩ đến chuyện bỏ học nhưng nhớ lại lời dặn của bác, Hùa gạt ngay ý nghĩ này. "Các bạn học 1 mình phải cố học 10. Bạn học đến 9 giờ tối mình phải học đến khuya. Phải cố học để làm một việc gì đó về giúp bản làng" – Hùa kể.
Ngày đó, Hùa sáng đèn học đến khuya. Thương Hùa, mẹ Bình kiên trì ngồi cạnh vừa dạy tiếng phổ thông vừa dạy kiến thức cho Hùa. Cứ thế, càng ngày Hùa dần tiến bộ rồi bắt kịp, vượt các bạn cùng lớp. Học hết lớp 9, Hùa rời căn nhà có mẹ để chuyển vào Khu lưu xá thanh niên bắt đầu cuộc sống tự lập.
Là niềm tự hào của dân làng
Sang Khu lưu xá thanh niên, Hùa khiến nhiều người ấn tượng bởi ý chí, sự quyết tâm và chịu khó học. Hùa học mọi lúc mọi nơi. Thấy các bạn đăng ký học trên mạng Hùa thích lắm nhưng không có tiền để đăng ký. Hùa xin ngồi cạnh các bạn để học ké.
Hoc tro mo coi nguoi Mong do Dai hoc Y Ha Noi-Hinh-2
 Trong khu lưu xá, Hùa luôn là người tắt đèn muộn nhất và bật đèn sớm nhất để học.
Anh Phạm Ngọc Hòa – Phụ trách Khu lưu xá kể: "Biết Hùa ham học nên chúng tôi đã nhờ các thầy, cô trong trường dạy thêm cho Hùa miễn phí. Tôi cũng tham khảo, tìm cho Hùa hàng trăm đề thi để Hùa thử sức. Kết quả từ những bài thi thử tôi tin chắc Hùa sẽ đỗ khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, Đại học Y Hà Nội".
Vui vì Hùa học rất tốt, nhưng cũng lo vì Hùa học đến kiệt sức. Anh Hòa nhớ mãi kỷ niệm Hùa nhập viện điều trị 7 ngày do nhiều đêm thức trắng để học. "Đó là khoảng thời gian giữa học kỳ 1 lớp 12. Thời gian, Hùa tăng tốc, học miệt mài quên ăn, quên ngủ. Trong khu lưu xá, Hùa luôn là người tắt đèn muộn nhất và bật đèn sớm nhất để học".
"Kỳ tích mà Xồng Bá Hùa đạt được cũng là kỳ tích của Làng. Bởi trong suốt 30 năm thành lập, đây là lần đầu tiên một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ được Làng nuôi dưỡng đậu vào trường đại học danh tiếng này. Ngoài trường hợp của Hùa thì năm nay, Làng có 33 em thi THPT thì có đến 20 em đỗ đại học, 8 em đỗ cao đẳng, 5 em đi học nghề", ông Lê Bá Lương - Giám đốc Làng trẻ SOS Vinh, nói. 
Với 8,25 điểm Hóa học, 8,4 điểm Toán và 8 điểm môn Sinh học và 2,25 điểm ưu tiên, tổng điểm xét tuyển của Hùa là 26,9 điểm. Số điểm này, Hùa đỗ vào Khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, Đại học Y Hà Nội.
Hùa kể: "Em biết tin đỗ Đại học Y Hà Nội khi vừa đi bẻ ngô với ông ở trên rẫy về. Ông bà mừng lắm, cứ ôm riết lấy em khóc". Ít hôm sau, ông bà của Hùa quyết định mổ con lợn to nhất để chúc mừng đứa cháu và báo cáo cho cả bản biết. Hùa rưng rưng: "Đã lâu lắm rồi em mới thấy cả nhà vui. Bất ngờ hơn nữa là các chú, các bác góp tiền mua cho em một chiếc máy tính mới".
Gạt nước mắt Hùa nói tiếp: "Đây là chiếc máy tính đầu tiên của em cũng là món quà bất ngờ nhất mà em được nhận. Dù chặng đường phía trước còn vất vả nhưng em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mọi người.
Cô Phạm Ngọc Hương – giáo viên chủ nhiệm của em Hùa chia sẻ trên trang Facebook cá nhân khi biết tin Hùa đỗ đại học: "Kết quả chính là thước đo trung thực cho quá trình rèn luyện, nỗ lực và cống hiến. Xin chúc mừng em Xồng Bá Hùa, học sinh lớp 12A1 - K24 - Trường PT Hermann Gmeiner Vinh đã là tân sinh viên trường đại học Y Hà Nội. Trong rất nhiều niềm vui của những GVCN lớp 12 năm nay, cô có một niềm vui đặc biệt mà bản thân cô sẽ mãi lưu giữ trong chặng đường giảng dạy của mình đó là cậu trò nhỏ của cô đã đạt được mơ ước.
Cô thấy rằng, em chính là nguồn động lực, là tấm gương sáng, là nhân tố có sức lan tỏa cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt lên chính mình, nỗ lực trong học tập và rèn luyện tại mái trường PT Hermann Gmeiner Vinh. Khi các em biết tin tưởng vào sự nỗ lực, cố gắng tuyệt vời của bản thân cùng sự đồng hành giảng dạy của các thầy cô, các em sẽ thành công, thành công và chắc chắn thành công".

Đại dịch COVID-19 khiến hàng trăm trẻ em bị mồ côi

Trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần do nhiều trẻ em phải học trực tuyến dài ngày, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng, nhiều trẻ em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc do cha, mẹ hoặc chính trẻ em phải điều trị, cách ly để phòng, chống lây nhiễm COVID-19. 

Về phương án hỗ trợ trường hợp trẻ mồ côi cả cha mẹ, ông Đặng Hoa Nam nhận định: "Trước hết cần phải tìm người thay thế chăm sóc các cháu trên cơ sở quy định pháp luật".

Theo Cục trưởng Cục Trẻ em, để hỗ trợ các cháu mồ côi cha mẹ, cơ quan chức năng sẽ tìm người thân thích, nếu không có thì sẽ tìm các cá nhân, gia đình tự nguyện nhận chăm sóc. Trường hợp cuối cùng sẽ đưa các cháu vào trung tâm bảo trợ xã hội ở địa phương.

Đó là thông tin do ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cung cấp tại Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong đại dịch COVID-19.

Xót xa những đứa trẻ mồ côi cha mẹ vì COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 để lại nhiều hậu quả nặng nề cho kinh tế xã hội, đẩy nhiều người vào hoàn cảnh khó khăn và khiến nhiều đứa trẻ mồ côi cha mẹ.

Xot xa nhung dua tre mo coi cha me vi COVID-19

Cháu bé mồ côi ngồi cô đơn bên bàn thờ mẹ: Bé Châu và mẹ là chị Nguyễn Thị Ngọc Nga (44 tuổi, ngụ phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP HCM) sống trong khu trọ dành cho dân lao động nghèo và mắc COVID-19 nên được đưa đến bệnh viện TP. Thủ Đức điều trị cùng nhiều người sống trong dãy trọ.  (Ảnh: Thanh Niên) 

Xot xa nhung dua tre mo coi cha me vi COVID-19-Hinh-2

Ngày 7/8, chị Nga (mẹ bé Châu) không qua khỏi do suy hô hấp cấp mức độ nặng. Khi đó, bé Phạm Thị Bảo Châu (4 tuổi) cũng vừa đỡ bệnh, nồng độ virus thấp nên được cho về nhà cách ly. Ngày 8/8, khi cùng đồng đội đến trao tro cốt cho người thân bệnh nhân, thiếu tá Nguyễn Trung Kiên - Trợ lý quân khí, Bí thư Đoàn cơ sở quân sự TP. Thủ Đức rớt nước mắt nhìn cảnh cô bé 4 tuổi ra nhận và ngồi một mình bên bàn thờ mẹ trong phòng trọ.  (Ảnh: Thanh Niên) 

Huế: Ám ảnh ánh mắt 3 đứa trẻ mồ côi bên quan tài cha mẹ

Trong căn nhà cấp 4 lụp xụp vợ chồng anh T. để lại, ba đứa con thơ dường như vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chúng quanh quẩn bên quan tài cha mẹ, cười nói ngây dại khiến những người chứng kiến không khỏi xót xa.

Vào khoảng 20h tối ngày 3/8, người thân và hàng xóm bàng hoàng phát hiện phòng ngủ của vợ chồng anh N.M.T. (SN 1983) và vợ là N.T.H. (SN 1985), cùng trú 80 Đào Duy Từ (TP Huế) có khói bốc nghi ngút.

Hue: Am anh anh mat 3 dua tre mo coi ben quan tai cha me
 Góc phòng nơi anh T. dùng xăng tự thiêu khiến 2 vợ chồng tử vong.