Học sinh tiểu học trường công không phải đóng học phí

(Kiến Thức) - Từ ngày 1/7/2020 quy định học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ.

Nhiều điểm mới quan trọng

Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. So với quy định Luật Giáo dục hiện hành, Luật Giáo dục có nhiều điểm mới quan trọng.

Hoc sinh tieu hoc truong cong khong phai dong hoc phi
 Từ 1/7 học sinh tiểu học công lập không phải đóng học phí. 

Theo đó, về quy định chính sách về học phí đối với học sinh diện phổ cập, theo quy định của Hiến pháp 2013 thì Nhà nước “bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí” và theo Nghị quyết số 29-NQ/TW thì Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020.

Luật Giáo dục quy định giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc; Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc (Điều 14).

Một trong những nội dung đáng lưu ý được quy định tại Luật Giáo dục đó là mức học phí của học sinh tiểu học và trẻ em mầm non 5 tuổi.

Cụ thể, Điều 99 của Luật quy định về học phí, chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo có nêu, trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

Với những trẻ em mầm non 5 tuổi còn lại, không thuộc đối tượng nêu trên và học sinh trung học cơ sở (THCS) sẽ được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, Luật cũng quy định, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Cũng liên quan đến học phí, để tạo điều kiện thuận lợi cho người học, Nhà nước còn có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Chuyển đổi trường tư thục sang trường tư thục không vì lợi nhuận

Ngoài ra, Luật Giáo dục đã bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; quy định cụ thể vị trí, chức năng, thành phần hội đồng trường

Luật Giáo dục bổ sung quy định trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.

Đồng thời, bổ sung nguyên tắc chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và giao Chính phủ quy định cụ thể.

Hoc sinh tieu hoc truong cong khong phai dong hoc phi-Hinh-2
Bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận. Ảnh minh họa.  

Luật Giáo dục quy định áp dụng đối với trường công lập, trường dân lập, trường tư thục và quy định vị trí, chức năng, thành phần cụ thể của hội đồng trường của từng loại hình đối với giáo dục mầm non, phổ thông; hội đồng trường của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học (Điều 55).

Luật Giáo dục cũng đã quy định rõ về  tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; Luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình  giáo dục phổ thông sau khi hội đồng quốc gia thẩm định...

Nhân viên BIDV vỡ nợ, 130 tỷ lấy của dân “bốc hơi” luôn?

(Kiến Thức) - Một nữ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Gia Lai vỡ nợ gần 200 tỷ đồng và phải nhờ công an để bảo vệ tính mạng đang gây xôn xao dự luận.

Theo thông tin ban đầu, bà Lê Thị Thương (32 tuổi, ngụ P.Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai), nhân viên hợp đồng thời vụ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Gia Lai, đã tuyên bố vỡ nợ với số tiền nợ hàng trăm tỷ đồng.

Hà Nội: Nhà trường vận động học sinh học lực yếu không thi vào lớp 10?

(Kiến Thức) - Thời gian qua, Báo Kiến Thức nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh trên địa bàn Hà Nội về việc nhà trường vận động học sinh có học lực yếu, kém không thi vào lớp 10, điều này đồng nghĩa với việc phụ huynh phải ký vào đơn tự nguyện không thi vào 10. 

Khóc, năn nỉ xin cho con tham gia thi lớp 10

Một phụ huynh của học sinh Trường THCS Thanh Trì (Hoàng Mai) cho biết, con họ học không tốt lắm nhưng vẫn muốn được thử sức với cuộc thi vào lớp 10 công lập nhưng nhà trường vận động, thậm chí một số phụ huynh cho biết họ phải gượng “ép” không thi bằng hình thức phải viết vào đơn xin tự nguyện không tham gia thi.