Hoảng hồn cá dữ tấn công, tát vào mặt bé con

(Kiến Thức) - Con cá dữ đang nằm “vô hồn” trên mặt bê tông thì bất thình lình nhảy dựng lên, tát vào mặt cậu bé con.

Xem clip: Hoảng hồn cá nhảy dựng, tát vào mặt bé con

Trong lúc cậu bé Quinn Patrick đi theo cha câu cá tại hồ Tuyết (Snow lake) ở Indiana, Mỹ thì bất ngờ bị cá dữ tấn công.
Cậu bé Quinn chăm chú theo dõi con cá vây cung mà người cha vừa bắt được. Tưởng rằng con cá đang nằm “vô hồn” trên nền bê tông không đáng sợ, nhưng cậu bé được phen hoảng hốt khi con cá nhảy dựng, tát vào mặt khiến cậu ngã ngửa ra đằng sau.
Hoang hon ca du tan cong, tat vao mat be con
 Con cá dữ tấn công cậu bé.
Con cá vây cung tự đẩy mình lên khỏi mặt đất và dùng cái đuôi lớn của nó tát thẳng vào mặt cậu bé. Âm thanh cái tát của con cá được miêu tả nghe như hiệu ứng trong phim hoạt hình.
Sau giây phút hoảng hồn, hai cha con cậu bé Quinn Patrick cười lớn vì tình huống quá bất ngờ. Thậm chí, cậu bé đáng yêu còn hỏi cha những câu hỏi vô cùng ngộ nghĩnh. Cậu bé nói: “Bố ơi, con cá chảy máu kìa”. Người cha nhẹ nhàng giải thích rằng con cá đã bị thương.
Cậu bé tỏ ra khá lo lắng, thủ thỉ nói với cha: “Là do con ư?” Chỉ khi người cha cam đoan rằng đó không phải là lỗi cậu bé thì Quinn mới hết lo lắng.
Hoang hon ca du tan cong, tat vao mat be con-Hinh-2
 Anh chàng bé nhỏ ngã ngửa ra sau vì cú tát mạnh của con cá.
Hình ảnh video kết thúc với cuộc nói chuyện của hai cha con về kích thước của răng cá vây cung.
Cá vây cung là một trong số ít các loài cá nước ngọt còn sinh tồn sống cùng thời với khủng long. Loài này phân bố rộng khắp tại miền đông Bắc Mỹ, thông thường trong vùng có nước tù đọng chảy chậm, kênh mương. Khi hàm lượng ôxy thấp (như thường xảy ra tại những vùng nước tù đọng), cá vây cung có thể nổi lên bề mặt và nuốt không khí vào bong bóng của nó, một cơ quan có các mạch máu dẫn tới và có vai trò gần giống như phổi.
Cá vây cung là cá ăn thịt tạp, ăn các loài động vật chân khớp (Arthropoda) cũng như các con mồi là động vật có xương sống, từ côn trùng hay tôm sông tới các loài cá khác và ếch nhái.

Rùng mình video bắt hổ mang chúa khổng lồ bằng tay không

(Kiến Thức) - Hình ảnh từ video bắt hổ mang chúa khổng lồ cho thấy những người đàn ông dùng tay không kéo con rắn ra ngoài khiến người xem rùng mình.

Xem clip: Cận cảnh bắt rắn hổ mang chúa khổng lồ bằng tay không (nguồn: Youtube)


Những hình ảnh trong video bắt rắn hổ mang chúa khổng lồ này được cho là ở Ấn Độ. Quốc gia này là vùng đất sinh sống của vô số loài rắn độc, trong đó có loài rắn hổ mang chúa khổng lồ và là nơi có nhiều rắn nhất thế giới.

Rung minh video bat ho mang chua khong lo bang tay khong
 Người đàn ông kéo con rắn hổ mang chúa khổng lồ ra ngoài.
Trong video, những người đàn ông Ấn Độ phát hiện con rắn hổ mang chúa khổng lồ nằm cuộn tròn dưới kho đồ. Ngay lập tức, vài anh thanh niên lực lưỡng tiếp cận và khéo léo tóm gọn lấy con rắn khổng lồ kéo ra ngoài để kiểm soát.

Hổ mang chúa là loài rắn kịch độc có thân hình khổng lồ, nó là loài động vật ăn thịt cả đồng loại, thức ăn ưa thích của chúng là chuột. Mỗi năm, rắn hổ chúa thay da 4-5 lần, sau khi thay da, chúng thường tìm nơi ấm áp để trú ẩn.

Thông thường, mỗi con rắn hổ mang chúa trưởng thành có thể dài từ 3-4m và nặng 6kg, nhưng thực tế có những con rắn loại này còn dài tới hơn 5m.

Hình ảnh ngôi sao kỳ lạ sáng gấp 300 lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Các hình ảnh mô phỏng lại sự hình thành của ngôi sao kỳ lạ W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời.

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi
Các nhà thiên văn học vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy luồng ánh sáng cực mạnh phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua quãng đường dài 4.200 năm ánh sáng đến Trái đất. 

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-2
Ngôi sao kỳ lạ có tên là W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ thấy một luồng ánh sáng mạnh như vậy phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ.  

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-3
Hình ảnh chụp vào năm 1996, là lần đầu tiên các nhà thiên văn học quan sát được ánh sáng phát ra từ ngôi sao W75N(B)-VLA2

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-4
Hình ảnh quan sát và chụp ảnh lại vào năm 2015 thì có thể thấy sự khác biệt rất rõ rệt trong sự hình thành của ngôi sao W75N(B)-VLA2. 

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-5
Tuy ngôi sao đang bị che phủ bởi các đám mây đen của bụi vũ trụ, vùng năng lượng siêu nóng bên trong vẫn phát ra những luồng bức xạ tím cực mạnh do quá trình hình thành ngôi sao tạo ra. Hình ảnh chụp bằng cảm biến bức xạ ghi nhận được từ ngôi sao này, cho thấy sự phát triển rất nhanh của nó trong giai đoạn đầu, được chụp vào năm 1996. 

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-6
Đây là hình ảnh cảm biến bức xạ chụp năm 2015, cho thấy sự phát triển kích thước của vùng khí nóng bên trong vành đai bụi vũ trụ. Đây cũng là lần đầu tiên mà các nhà khoa học theo dõi được đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành của một ngôi sao mới. 

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-7
Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của W75N (B) -VLA-2. Các vùng khí nóng từ ngôi sao trẻ mở rộng theo chiều ngang, ảnh chụp năm 1996. 

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-8
Trong quá trình hình thành của ngôi sao, vành đai bụi vũ trụ sẽ ức chế sự phát triển của vùng khí nóng, ép về phía hai cực, là giai đoạn đầu tiên trong sự hình thành của một ngôi sao mới. Bức ảnh chụp năm 2014 cho thấy rõ quá trình.