Hoàng đế Ung Chính nắm trong tay tổ chức mật vụ kiêm sát thủ

Hành tung xuất quỷ nhập thần, thủ đoạn tàn nhẫn, tổ chức sát thủ kiêm mật vụ do vua Ung Chính thành lập từng là nỗi ám ảnh đối với quan lại và bách tính nhà Thanh một thời.

Trong khoảng thời gian Ung Chính đế tại vị vào thời nhà Thanh, có một cơ quan mật vụ đã trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết các quan lại thời bấy giờ. Cơ quan này được biết tới với tên gọi "Niêm Can Xứ".
Theo Qulishi, Niêm Can Xứ đóng vai trò tương tự như Cẩm Y Vệ hay Đông Xưởng, Tây Xưởng thời nhà Minh. Hoạt động chủ yếu của cơ quan này là thăm dò, tình báo, giám sát quan lại, cung cấp thông tin cho Hoàng đế, từ đó bảo đảm quyền hành luôn tập trung trọn vẹn trong tay Thiên tử.
Có giai thoại còn truyền lại rằng, Niêm Can Xứ vào thời Ung Chính từng là cái tên khiến cả quan lại lẫn bách tính vừa nghe đã không khỏi khiếp sợ. Liệu rằng sự thực có phải như vậy? 
Xuất phát điểm của các thành viên Niêm Can Xứ: Từng là nô bộc trong phủ Thân vương
Về Niêm Can Xứ, đa số các ý kiến đều công nhận rằng đây là đội sát thủ thân cận của Hoàng đế nhà Thanh với các thành viên được tuyển chọn từ các thị vệ xuất sắc nhất trong Tử Cấm Thành, đặc biệt là lựa chọn từ con cháu của các công thần.
Người đầu tiên thành lập ra cơ quan này chính là Ung Chính – vị Hoàng đế thứ 5 của Thanh triều.
Sử sách ghi lại, Niêm Can Xứ được hình thành từ khi Ung Chính còn là Ung Thân vương. Ban đầu, các thành viên cơ bản đều là nô tài xuất thân Bao y đi theo ông từ nhỏ, nhiệm vụ chỉ là chăm lo một vài việc vụn vặt trong cuộc sống của hoàng tử.
Tương truyền rằng Ung Chính khi còn trẻ có sở thích trồng nhiều cây cối trong vương phủ. Vì vậy mỗi khi tới mùa hè ông đều bị tiếng ve kêu làm phiền.
Khi đó, nhiệm vụ của những người trong Niêm Can Xứ chính là dùng gậy dính để bắt những con ve sầu trên cây. Cũng có lúc, công việc của họ là bắt chuồn chuồn, chuẩn bị mồi câu cho Ung Thân vương. Cái tên "Niêm Can Xứ" cũng có nguồn gốc từ đó.
Hoang de Ung Chinh nam trong tay to chuc mat vu kiem sat thu
Ảnh minh họa: Nguồn Internet. 
Sau này, Ung Chính bắt đầu tham gia công cuộc tranh ngôi khốc liệt, Niêm Can Xứ mới dần dần biến chất.
Mặc dù bên ngoài họ vẫn là những người chăm lo cho cuộc sống thường ngày của hoàng tử, nhưng mặt khác cũng bắt đầu giúp Ung Chính thăm dò tin tức khắp nơi, lung lạc các đại thần, diệt trừ phe đối lập, dần dần trở thành một cơ quan tình báo quy mô nhỏ.
Vì vậy Ung Chính khi ấy bề ngoài dù tỏ ra không tranh giành kịch liệt, nhưng Niêm Can Xứ dưới trướng ông lại bận rộn vô cùng. 
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Niêm Can Xứ được sự ưu ái của nhà vua nên chính thức trở thành một cơ quan nằm trong Nội vụ phủ.
Mặc dù các thành viên trong cơ quan này đa số sở hữu chức quan không cao, nhưng họ đều là những thân tín hàng đầu của nhà vua khi đó.
Hành tung xuất quỷ nhập thần của Niêm Can Xứ: Nỗi ám ảnh của quan lại thời Ung Chính
Liên quan tới hành tung xuất quỷ nhập thần của các thành viên trong Niêm Can Xứ, Triệu Dực trong cuốn "Diêm bộc tạp ký" từng ghi lại một câu chuyện như sau.
Thanh triều có một viên quan tên Vương Vân Cẩm. Một lần trong kỳ nghỉ lễ, Vương Vân Cẩm liền cùng bạn bè chơi bài tại tư gia.
Hoang de Ung Chinh nam trong tay to chuc mat vu kiem sat thu-Hinh-2
Tranh minh họa: Nguồn Internet. 
Hôm sau thiết triều, Ung Chính đế trong lúc tán gẫu vô tình hỏi vị quan này hôm trước đã làm gì. Vương Vân Cẩm vốn là người thật thà, liền bẩm báo với Hoàng đế việc mình đánh bài cùng bằng hữu.
Ung Chính nghe vậy thì gật đầu, khen ông là người thành thực. Nói xong câu ấy, Hoàng đế còn đưa cho Vương Vân Cẩm đúng 1 lá bài mà hôm qua ông không tìm được.
Sau khi nhận lấy lá bài đó, vị quan họ Vương ấy không khỏi vừa mừng vừa sợ, cũng thầm cảm thấy may mắn vì bản thân đã bẩm tấu đúng sự thật, nếu không e rằng sẽ chọc giận nhà vua, khó tránh khỏi cảnh bị trách tội.
Ung Chính đế sở dĩ biết được tường tận từng chuyện trong nhà của các quan viên cũng đều nhờ vào cơ quan mật vụ của ông lúc bấy giờ - Niêm Can Xứ.
Phương thức làm việc bí mật, hành tung xuất quỷ nhập thần của các thành viên trong tổ chức này khiến cho nhiều đại thần dưới thời Ung Chính luôn phải sống trong lo sợ, không dám gây sóng gió.
Chẳng những ngày đêm âm thầm giám sát nhất cử nhất động của quan lại, Niêm Can Xứ còn kiêm cả thân phận sát thủ với nhiệm vụ diệt trừ những cái gai trong mắt Hoàng đế.
Tương truyền rằng, các thành viên của tổ chức này thường sử dụng một loại vũ khí khét tiếng trong giới giang hồ thời bấy giờ với tên gọi "Huyết Trích Tử".Hơn nữa, những người trong Niêm Can Xứ mỗi khi ra tay đều dùng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn, bất luận già trẻ lớn bé đều không thể thoát thân.
Theo một vài tài liệu dã sử, hai người anh em từng cùng tranh ngôi với Ung Chính năm nào là Bát Vương gia và Cửu Vương gia cũng chết dưới tay những người này.
Giả thiết trên mặc dù không có bằng chứng cụ thể, nhưng lại được phần đông bách tính tin tưởng. Vì vậy đối với dân chúng, Niêm Can Xứ luôn bị cho là một thế lực đáng sợ, là những kẻ giết người không chớp mắt.
Hoang de Ung Chinh nam trong tay to chuc mat vu kiem sat thu-Hinh-3
 Ảnh minh họa chân dung vua Ung Chính: Nguồn Internet.
Kết cục không có hậu của tổ chức mật vụ kiêm sát thủ khét tiếng một thời
Như vậy kết cục của tổ chức đặc vụ này sau thời Ung Chính rốt cục ra sao?
Tới thời kỳ Càn Long kế vị, vị Hoàng đế này cũng tiếp quản Niêm Can Xứ từ tay cha mình, tiếp tục dùng cơ quan ấy để quản chế quan viên, bao gồm cả các quan viên ở địa phương.
Vào thời kỳ đầu, Càn Long tỏ ra bất mãn với chính sách cứng rắn của vua cha, vì vậy liền mắt nhắm mắt mở trong nhiều chuyện, khiến cho quan viên hủ bại, dân chúng oán thán.
Tàu chở khách đột ngột bị đâm chìm giữa biển đêm, thuyền trưởng đứng trên boong làm 1 việc, những người còn lại cả đời không thể quên
Để tăng cường uy tín cho hoàng quyền, Càn Long sau đó không thể không học tập Ung Chính, tiếp tục dùng chính sách cai trị nghiêm khắc đối với quan lại, do đó Niêm Can Xứ tiếp tục được âm thầm trọng dụng.
Thế nhưng khi về già, vị Hoàng đế ấy e ngại danh tiếng không mấy tốt đẹp của cơ quan mật vụ kia có thể ảnh hưởng tới tiếng tăm của bản thân nên càng lúc càng ít dùng.
Tới khi Gia Khánh kế vị, vì để dẹp yên lòng dân, chỉnh đốn triều cương, ông đã nhanh chóng tru diệt tham quan Hòa Thân ngay trong khoảng thời gian cử hành đại tang cho Càn Long, đồng thời cũng thanh trừng cả Niêm Can Xứ.
Nguyên nhân là bởi vây cánh của Hòa Thân năm xưa quá nhiều, ngay tới Niêm Can Xứ cũng có người ít nhiều bị mua chuộc.
Vì vậy trong quá trình diệt trừ tham quan, Gia Khánh cũng tiện tay xóa sổ tổ chức có danh tiếng không mấy sạch sẽ đó.
Những người thuộc Niêm Can Xứ dù thoát chết thì cũng không còn được trọng dụng. Cơ quan đặc vụ khét tiếng từ thời Ung Chính này cũng vì vậy mà biến mất khỏi lịch sử.

Bí ẩn lớn nhất triều đại nhà Thanh: Ung Chính sửa di chúc để đoạt vị?

Trong lịch sử Trung Quốc bất cứ triều đại nào cũng có những nghi án lớn trong hoàng tộc, nhà Thanh cũng không ngoại lệ.

Ung Chính là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Ông dùng niên hiệu Ung Chính trong suốt thời gian 13 năm trị vì, nên các sử gia thường gọi ông là Ung Chính Đế.

Những vụ tranh giành ngôi báu dã man nhất lịch sử Trung Hoa

Lịch sử Trung Hoa cổ đại vẫn ghi chép lại những vụ tranh ngôi đoạt vị vô cùng đáng sợ bởi không từ một thủ đoạn nào.

Bị mẹ giết

Hé lộ sự thật Vua Ung Chính "diệt trừ" vua cha và huynh đệ?

Vua Ung Chính triều Thanh là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ung Chính "thanh trừng" cha và các huynh đệ để lên ngôi báu?

Chuyện Ung Chính (Dận Chân) có hạ độc Khang Hy hay không đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều.

Một giả thuyết phổ biến được truyền lại cho hậu thế là: Khang Hy hoàng đế uống phải bát canh độc do người của Tứ a ca Dận Chân (Ung Chính sau này) dâng lên. Sau đó ông vì trúng độc mà băng hà.

Tuy nhiên giả thuyết này luận về luân lý, pháp lý, tình lý, đều là những chuyện vu oan giáng họa, cũng không hợp tình hợp lý.

Cuộc chiến tranh đoạt ngôi báu

He lo su that Vua Ung Chinh

Ảnh minh họa 

Cả đời Khang Hy có tổng cộng 52 người con, 32 con trai, 20 cô con gái trong đó có 12 người con trai và 9 người con gái mắc bệnh chết khi còn nhỏ. Với con số kỷ lục này, Khang Hy là ông vua đông con nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chuyện bắt đầu từ năm 1708, tức năm Khang Hy thứ 47, tại hành cung Bố Nhĩ Cáp Tô Đài. Hôm đó, ngày 4 tháng 9, trước tất cả thân vương, đai thần, thị vệ, văn võ bá quan, Khang Hy tuyên bố, phế bỏ ngôi vị thái tử của Dận Nhưng.

Sau đó ông vua đã ngoại ngũ tuần không kìm được bi thương mà rớt nước mắt. Nửa năm sau, Dận Nhưng được phục hồi ngôi vị thái tử. Tuy nhiên, hơn ba năm sau, Khang Hy lại một lần nữa phế bỏ ngôi vị của Dận Nhưng.

Phế con dòng đích thì nhất định phải lập con lớn, quan niệm này từ xưa càng khiến cho Dận Đề (tam a ka) thêm đắc chí, tin vào cơ hội của mình. Sau khi Khang Hy phế bỏ Dận Nhưng, luôn để Dận Đề ở lại bên mình để đảm bảo an toàn.

Phụ hoàng tín nhiệm như vậy lẽ nào muốn lập mình làm thái tử ư?”. Nghĩ vậy, Dận Đề tìm cơ hội đề nghị phế truất Dận Nhưng. Không ngờ Khang Hy vừa nghe thấy điều này thì vô cùng thương tâm.

Khang Hy cho rằng, Dận Đề quá hiểm ác. Vì vậy, Khang Hy tuyên bố: “Trước đây ta lệnh cho Dận Đề ở cạnh canh giữ an toàn cho ta nhưng không có ý định lập làm thái tử. Dận Đề tính tình nóng vội, ngu ngốc làm sao có thể làm hoàng tử được?”

Cùng lúc đó, bát a ka Dận Tự, một chàng trai thông minh muốn thể hiện “tài năng tổ chức” của mình, kéo bè, kết đảng khắp nơi. Ngay cả Dận Đề từng lăm le ngôi vị thái tử cũng quay sang ủng hộ Dận Tự.

Tuy nhiên, với một ông vua đa nghi như Khang Hy đã đem hiệu quả ngược lại. Cho rằng đây là một âm mưu của Dận Tự, Khang Hy nổi giận, ra lệnh đem giam lỏng bát a ka vào trong cung.

Như vậy, Dận Đề quá nóng vội và Dận Tự có tài trị quốc đều bị loại ra khỏi cuộc đua giành ngôi vị thái tử. Nhờ vậy, Dận Chân trở thành vị hoàng tử có nhiều khả năng nhất sẽ vào ngôi vị thái tử.

Điều này, với một người có đầu óc chính trị như Dận Chân đương nhiên nắm rõ như lòng bàn tay.

Trong khi càng ngày càng thất vọng với thái tử thì Khang Hy lại cực kỳ thích một đứa con tài cán và đứng ngoài lề tranh chấp như Dận Chân.

Ông vua anh minh một thời lại dễ dàng bị con trai mình qua mặt, ngày càng giao cho Dận Chân nhiều trọng trách hơn. Các đại thần như Long Khoa Đa, Niên Canh Ngiêu cũng lũ lượt về theo phe của Dận Chân.

Mặc dù họ không đông bằng phe cánh của thái tử Dận Nhưng, song họ lại tỏ ra cực kỳ trung thành.

Hơn nữa, những hoàng tử khác thấy Dận Chân đã một lòng tu tập, vứt bỏ mọi chuyện thế sự nên không còn đề phòng gì nữa. Nhờ vậy, Dận Chân dễ dàng dành dành được ngôi báu.

Năm 1722, Khang Hy qua đời, để lại chiếu nhường ngôi cho hoàng tử thứ 4, Dận Chân, người sau này được sử sách gọi là Ung Chính Hoàng đế.