Hoàng Anh Gia Lai xin 'khất' 137 tỷ đồng lãi trái phiếu

(Vietnamdaily) - Lô trái phiếu HAGLBOND16.26 được phát hành vào ngày 30/6/2016 và đáo hạn vào ngày 30/12/2026 (thời hạn 10 năm). 

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa thông báo về việc chậm thanh toán số tiền lãi 137 tỷ đồng của lô trái phiếu HAGLBOND16.26 theo kế hoạch phải trả vào ngày 30/9.
Lý do là công ty chưa thu đủ nguồn tiền từ khoản nợ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HNG) theo thỏa thuận trả nợ ba bên và chưa thanh lý được một số tài sản không sinh lợi.
Lô trái phiếu HAGLBOND16.26 được phát hành vào ngày 30/6/2016 và đáo hạn vào ngày 30/12/2026 (thời hạn 10 năm). Tại thời điểm ngày 30/9, số tiền gốc chậm thanh toán là 1.015 tỷ đồng và tiền lãi chậm thanh toán lũy kế 3.486 tỷ đồng, tổng cộng là 4.501 tỷ đồng. Đây là khoản nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai.
Hoang Anh Gia Lai xin 'khat' 137 ty dong lai trai phieu
Doanh nghiệp của bầu Đức xin hoãn trả lãi trái phiếu. 
Ngày 16/9, HĐQT công ty quyết định chia lô trái phiếu này thành hai nhóm: Trái phiếu nhóm A với tổng mệnh giá 2.148 tỷ đồng và nhóm B với tổng mệnh giá 2.000 tỷ đồng. Các điều kiện của hai nhóm này sẽ được sửa đổi và trình lên Hội nghị người sở hữu trái phiếu để thông qua. Các điều kiện khác của trái phiếu vẫn giữ nguyên và tiếp tục có hiệu lực.
HĐQT cũng thông qua việc thay thế, bổ sung tài sản bảo đảm từ các bên thứ ba và sử dụng tài sản của công ty để bổ sung cho trái phiếu nhóm A. Mặt khác, HĐQT cam kết mua lại trái phiếu 2016 từ nguồn thanh toán của HAGL Agrico theo thỏa thuận ngày 24/8/2022.
Thực tế vào đầu năm 2023, HAG cũng thông báo sẽ sử dụng tiền từ hai nguồn là thu hồi nợ của HNG và thanh lý một số tài sản không sinh lợi để đảm bảo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận với trái chủ. Sau đó từ năm 2024, sẽ sử dụng dòng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện đúng kế hoạch trả nợ và dự kiến trái phiếu sẽ được tất toán vào ngày 30/12/2026.
Trong năm 2023, HAG cũng đã thực hiện việc thanh lý một số tài sản và các khoản đầu tư không sinh lợi của Công ty nhằm mục đích thanh toán một phần nợ Trái phiếu 2016, bao gồm thanh lý tài sản gắn liền với đất là công trình Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại số 1 Phù Đổng, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai; chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sở hữu tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai; chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sở hữu tại CTCP BAPI.

Nợ vay 7.000 tỷ, HAG làm gì để giảm lỗ lũy kế, cổ phiếu thoát cảnh báo?

(Vietnamdaily) - Hiện cổ phiếu HAG đang bị cảnh báo, nhưng theo HAG, tình hình kinh doanh của công ty đã có chuyển biến tích cực và phần nào khắc phục được nguyên nhân chứng khoán vào diện cảnh báo.

6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của HAG đạt 2.759 tỷ đồng, sụt giảm 12% so cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn giảm nên lãi gộp tăng mạnh 57% lên 986 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, lãi ròng của HAG ở mức gần 485 tỷ đồng, tăng 27% so cùng kỳ.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, nợ phải trả của HAG giảm gần ngàn tỷ đồng, xuống mức 13.126 tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn và dài hạn giảm nhẹ xuống hơn 7.000 tỷ đồng.

Lô trái phiếu hơn 4.000 tỷ của HAGL có diễn biến mới

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) thông qua việc sửa đổi điều kiện trái phiếu 2016 và xin ý kiến trái chủ BIDV.

Theo quyết định, trái phiếu 2016 của HAGL sẽ được chia thành hai nhóm: Trái phiếu nhóm A với tổng mệnh giá 2.148 tỷ đồng và nhóm B với tổng mệnh giá 2.000 tỷ đồng. Các điều kiện của hai nhóm này sẽ được sửa đổi và trình lên Hội nghị người sở hữu trái phiếu để thông qua. Các điều kiện khác của trái phiếu vẫn giữ nguyên và tiếp tục có hiệu lực.

HPG ra sao khi Ủy ban châu Âu đặt giới hạn nhập khẩu HRC?

(Vietnamdaily) - Ủy ban châu Âu gần đây đã xác nhận rằng họ đã có tất cả các hồ sơ cần thiết để quyết định có nên bắt đầu điều tra HRC nhập khẩu từ Việt Nam hay không, bao gồm cả HPG và Formosa.

Theo báo cáo mới đây về CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), VNDirect cho biết, trên thị trường toàn cầu, Ủy ban châu Âu đã đặt hạn ngạch mới 15% đối với nhập khẩu HRC từ một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu gần đây đã xác nhận rằng họ đã có tất cả các hồ sơ cần thiết để quyết định có nên bắt đầu điều tra HRC nhập khẩu từ Việt Nam hay không, bao gồm cả HPG và Formosa.