Hóa thạch xương người 2 triệu tuổi bay vào vũ trụ

Việc hài cốt của con người 2 triệu tuổi được mang vào vũ trụ đã gây không ít tranh cãi từ các nhà khoa học, nguy cơ bị mất dữ liệu nghiên cứu về ‘cái nôi của loài người’ rất cao.

Hóa thạch xương người 2 triệu tuổi bay vào vũ trụ ảnh 1

Ảnh minh họa

Việc mang hài cốt của con người 2 triệu tuổi vào vũ trụ trên chuyến bay của Virgin Galactic vào tháng 9 được xem là 1 bước tiến trong nền khoa học vũ trụ của Nam Phi. Tuy nhiên, kể từ đó, 1 làn sóng lên án đã hướng đến nhóm nghiên cứu của nhà cổ khoa học Lee Berger – người đã phát hiện ra bộ xương người 2 triệu tuổi này.

Một số nhà khoa học đưa ra những nghi ngờ ban đầu về chuyến bay vũ trụ của hóa thạch. Họ cho rằng việc làm này là "nhẫn tâm", "phi đạo đức", "cực kỳ kém suy nghĩ", "một trò đóng thế công khai", "liều lĩnh" và " hoàn toàn vô trách nhiệm”. Đồng thời đưa ra quan điểm gay gắt để ngăn chặn viêc xương và các đồ tạo tác cổ xưa của tổ tiên loài người 1 lần nữa bị đưa ra ngoài vũ trụ. Các nhà nghiên cứu khẳng định việc sử dụng hóa thạch cho mục đích quảng cáo, giải trí không bao giờ được phép lặp lại.

2301
Hộp sọ của Homo naledi.Xương ngón cái của loài này là một trong những hiện vật được đưa vào không gian.
Giáo sư Chris Stringer của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho biết:“Ít nhất sáu cơ quan quốc gia và quốc tế đã chỉ trích dự án không gian và hy vọng điều này sẽ không xảy ra nữa”.

Quan điểm này được ủng hộ bởi Giáo sư Mark Collard, chủ tịch nghiên cứu người Canada về nghiên cứu tiến hóa của loài người. Ông nói với Observer tuần trước : “Những gì còn sót lại của loài người cổ đại là một nguồn tài nguyên rất hạn chế”.

Các mẫu vật - di tích hominin cổ đại đầu tiên rời khỏi Trái đất - bao gồm xương đòn của Australopithecus sediba 2 triệu năm tuổi và xương ngón tay cái của Homo naledi 250.000 năm tuổi . Những thứ này được vận chuyển trên chuyến bay – đạt độ cao 88km so với bề mặt Trái đất vào ngày 8 tháng 9 – bởi hành khách Tim Nash, một tỷ phú người Nam Phi. Nash nói: “Tôi rất vinh dự được đại diện cho Nam Phi và toàn thể nhân loại khi tôi mang theo những mẫu vật quý giá này của tổ tiên chung của chúng ta.

Hóa thạch 2 triệu tuổi được tìm thấy lần đầu tiên bởi nhóm nghiên cứu do Berger dẫn đầu ở một khu vực gần Johannesburg mà ngày nay được gọi là Cái nôi của loài người. Australopithecus sediba được phát hiện ở đó vào năm 2008 và Homo naledi vào năm 2013. Berger cũng đã giúp lựa chọn hai mảnh cho Nash mang theo lên chuyến bay.

Hóa thạch xương người 2 triệu tuổi bay vào vũ trụ ảnh 3

Lee Berger đã phát hiện ra xương của Homo naledi trong hệ thống hang động Rising Star vào năm 2013. Ông bị cho là 'vô trách nhiệm' vì đã để xảy ra sự kiện ngoài không gian.

Tuy nhiên, các quy tắc khoa học của Nam Phi – giống như các quy định của các quốc gia khác – quy định rằng hóa thạch chỉ được phép di chuyển vì mục đích khoa học và phải được đóng gói an toàn. Có vẻ như hai mảnh xương được giữ trong một cái ống mà Nash để trong túi khi anh bay quanh cabin của tàu vũ trụ Virgin Galactic .

Collard cho biết:“Họ đã mang những mẫu vật quý giá này vào không gian, nơi chúng có thể bị phá hủy khá dễ dàng”. “Thật vô trách nhiệm. Điều này được thực hiện vì nghệ thuật trình diễn, và chính Berger người tìm ra những bộ xương đã 'tiếp tay' cho hành động này. Tuy nhiên, điều thực sự đáng lo ngại là cơ quan chức năng đã để chuyện này xảy ra".

Ngay sau đó Berger đã lên tiếng giải thích, việc quyết định đưa hóa thạch vào không gian được đưa ra sau khi xem xét kĩ lưỡng và thảo luận chuyên sâu với các cơ quan quản lý. Ông nói:“Tất cả các quyền và giấy phép cần thiết đều đã được cấp và chúng tôi luôn hết sức cẩn thận để đảm bảo sự an toàn hóa thạch”.

Chuyên gia về nguồn gốc con người, Giáo sư Andy Herries của Đại học La Trobe, Melbourne, không đồng tình. Ông nói với Observer :“Sự kiện này sẽ gây rắc rối cho bất kỳ ai lo lắng về việc xóa mờ ranh giới giữa khoa học hợp pháp và việc sử dụng hóa thạch quý giá cho mục đích giải trí và quảng cáo” .

Herries cho biết ông đặc biệt lo ngại vì một trong những hóa thạch – xương đòn của Australopithecus sediba – là một mẫu vật điển hình. Ông nói:"Một mẫu vật điển hình đóng vai trò như một tài liệu tham khảo để có thể so sánh với các mảnh hóa thạch khác và sự mất mát của nó sẽ đặc biệt nghiêm trọng".

Khó giải 2 hộp sọ dị thường tìm thấy ở Nga: Không giống loài người!

Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Ahnenerbe đã phát hiện 2 hộp sọ dị thường ở dãy núi Caucasus của Nga. Khi tiến hành nghiên cứu, họ nhận ra những hộp sọ này có nhiều điểm kỳ lạ, không giống loài người.

Kho giai 2 hop so di thuong tim thay o Nga: Khong giong loai nguoi!
 Theo tờ báo Komsomolskaya Pravda và Rossiyskaya Gazeta của Nga, các chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Ahnenerbe đã phát hiện 2 hộp sọ dị thường ở dãy núi Caucasus. 

Cận cảnh nhà mái lá ở Nha Trang “gây sốt” trên báo ngoại

Sử dụng nhiều vật liệu tái chế, ngôi nhà mái lá ở vịnh Ninh Vân (Nha Trang, Khánh Hòa) như một nét chấm phá đặc biệt, mang hồn quê Việt vào công trình hiện đại.

Can canh nha mai la o Nha Trang “gay sot” tren bao ngoai
 Rác thải nhựa có lẽ là nỗi ám ảnh chung trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Rác thải nhựa xuất phát từ thói quen tiêu dùng và chi phí sản xuất nói chung.

Kiểm tra ADN hộp sọ dài ngoằng Paracas: Không thuộc chủng người trên Trái đất!

Năm 1928, hơn 300 hộp sọ Paracas kéo dài ra phía sau được tìm thấy tại Peru. Những hộp sọ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi hé lộ bí mât lớn qua kiểm tra ADN.

Kiem tra ADN hop so dai ngoang Paracas: Khong thuoc chung nguoi tren Trai dat!
 Trong cuộc khai quật tại một hầm mộ bị chôn vùi dưới cát và đá ở bán đảo sa mạc Paracas, phía nam Peru, các chuyên gia tìm thấy hơn 300 hộp sọ Paracas có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi.