Hố “tử thần” giăng lưới trên trục đường phía Nam Hà Nội gây mất ATGT

Gần đây, hàng loạt nắp hố ga trên trục đường phía Nam Hà Nội do Tổng Công ty Xây dựng CTGT 5 (Cienco5) làm chủ đầu tư đã bị mất, lộ ra dưới nắp đậy là hố sâu rất nguy hiểm cho những người đi xe máy, xe đạp và cả người đi bộ...

Ho “tu than” giang luoi tren truc duong phia Nam Ha Noi gay mat ATGT
Miệng cống trên trục đường phía Nam Hà Nội đoạn qua xã Liên Châu, huyện Thanh Oai đang trong trạng thái "lộ thiên" mà không có hình thức che chắn hay cảnh báo nào. 
Liên tiếp trong thời gian gần đây, tình trạng mất nắp hố ga trên trục đường phía Nam Hà Nội qua huyện Thanh Oai và quận Hà Đông (Hà Nội) khiến cho không ít người dân bức xúc. Điều này đòi hỏi ngành chức năng và chính quyền địa phương có con đường đi qua phối hợp và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Theo người dân dọc tuyến đường, gần đây, khoảng 20 nắp hố ga trên trục đường phía Nam Hà Nội từ huyện Thanh Oai hướng đi quận Hà Đông vào trung tâm Hà Nội đã bị mất, lộ ra dưới nắp đậy là hố sâu rất nguy hiểm cho những người đi xe máy, xe đạp và cả người đi bộ...Với trường hợp phương tiện đi nhanh, người qua lại mà không để ý tới các hố này, vô tình ngã vào rất dễ xảy ra thương tật, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Từ thông tin người dân phản ánh, và ghi nhận của Tạp chí Giao thông vận tải, từ xã Liên Châu, huyện Thanh Oai đến Khu đô thị Thanh Hà (Q. Hà Đông, Hà Nội) với đoạn đường dài trên gần 20 km đã phát hiện nhiều đoạn đường ở đây hố ga không có nắp đậy và số lượng khá lớn.
Ho “tu than” giang luoi tren truc duong phia Nam Ha Noi gay mat ATGT-Hinh-2
Vỉa hè mỗi bên có chiều rộng từ 7 - 10 m, tuy nhiên một số đoạn vẫn chưa đậy nắp hố ga có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ. 
Một số người dân sinh sống dọc hai bên đường này cho biết: Trước đây, các hố ga có nắp, bây giờ không thấy nữa. Kẻ trộm lấy mang đi lúc nào chúng tôi cũng không biết được. Các hố ga này vô cùng nguy hiểm bởi lỗ hổng xuất hiện nhiều chỗ nhưng do không có biển báo nên khó phát hiện, kích thước mỗi hố đủ lọt bánh xe đạp, xe máy, bánh xe ô tô hoặc đủ "nhuốt chửng" cả một người đi đường nếu vô tình bước đúng, cho xe lăn đúng vào các hố này.
Anh Vũ Văn Hùng ở xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết: "Đã có một số người dân địa phương gặp nạn bởi các hố ga bị mất nắp. Chính người nhà của tôi khi đi làm đồng về qua con đường này vô tình bước đúng hố ga mất nắp và bị gãy đùi". Các vụ tai nạn thường xảy ra do đêm tối hoặc khi thấy xe ô tô lớn đến gần còi to xin đường, vì thiếu bình tĩnh mà tạt vào hè đường, lề đường... gặp hố ga không nắp đậy nên bị nạn.
Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Trần Đăng Hải - Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, hiện cán bộ của đơn vị đang tiến hành kiểm tra và sẽ có biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, cho biết, để đảm bảo ATGT cho người tham gia giao thông trên tuyến đường này, trước mắt, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đốc thúc chủ đầu tư dự án cũng như nhà thầu thi công bổ sung nắp đậy bị mất, gia cố các nắp đậy không đảm bảo kỹ thuật, tăng cường kiểm tra để ngăn chặn tình trạng mất cắp nắp hố ga cùng các thiết bị khác.
Ho “tu than” giang luoi tren truc duong phia Nam Ha Noi gay mat ATGT-Hinh-3
Các nắp hố ga bị mất cắp trong khoảng một thời gian dài, tuy nhiên các cơ quan chủ quản lại chưa có biện pháp khắc phục, khiến người dân bất an khi lưu thông qua tuyến đường này. 
Từ thực trạng trên, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước khi xảy ra vấn đề tương tự trên, cơ quan chức năng có yêu cầu các điểm thu mua sắt vụn, điểm thu mua phế liệu... cung cấp thông tin đối tượng bán nắp hố ga; nghiêm cấm người dân buôn bán, trao đổi các nắp ga, nắp hố kỹ thuật... nếu phát hiện xử lý nghiêm vì đây là tài sản của nhà nước.
Việc làm này đã phát huy được hiệu quả đó là phát hiện được đối tượng lấy cắp để xử lý và nắp hố ga kẻ trộm lấy được cũng khó bán hoặc không để bán được.
Được biết, đường trục phía Nam Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2008. Điểm đầu của dự án giao với đường Phúc La - Văn Phú (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông), điểm cuối giao với quốc lộ 1A thuộc xã Châu Can (huyện Phú Xuyên).
Dự án có chiều dài khoảng 41,5 km, chạy qua các quận huyện của thủ đô gồm quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa và điểm cuối là huyện Phú Xuyên. Diện tích chiếm đất toàn tuyến khoảng 245,7 ha. Tổng mức đầu tư ban đầu là 5.156 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình thực hiện).
Đến nay sau hơn 10 năm thi công, điểm cuối của dự án mới chỉ dừng lại ở địa phận xã Liên Châu (huyện Thanh Oai), toàn tuyến vẫn chậm tiến độ hơn 20 km nữa và chưa biết đến khi nào mới hoàn thành. Theo kế hoạch, đây là sẽ tuyến đường kết nối trung tâm thành phố với khu vực phía Nam, đi các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, giúp giảm tải cho quốc lộ 1A cũ và quốc lộ 21B.
Ho “tu than” giang luoi tren truc duong phia Nam Ha Noi gay mat ATGT-Hinh-4
Đoạn đường đã hoàn thành của dự án (màu đỏ). Ảnh: Google Maps. 

2 đầu ngày nghỉ Tết Canh Tý: 40 người tử vong vì tai nạn giao thông

(Kiến Thức) - Trong hai ngày đầu nghỉ Tết Canh Tý, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, toàn quốc xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông làm chết 40 người và bị thương 34 người.
 

Theo Cục CSGT (Bộ Công an), trong hai ngày 29, 30 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (tính đến 10 giờ sáng các ngày 23 và 24/1) cả nước đã có 40 người tử vong, 34 người bị thương do tai nạn giao thông.
2 dau ngay nghi Tet Canh Ty: 40 nguoi tu vong vi tai nan giao thong
Ảnh minh họa. 

Cụ thể, cả nước xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 40 người chết, 34 nạn nhân bị thương. Trong đó đã có 29 vụ tai nạn giao thông đường bộ và 2 vụ tai nạn giao thông trên đường sắt.

Cũng trong hai đầu đợt nghỉ lễ Tết Nguyên đán, CSGT toàn quốc xử lý 6.616 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, xử lý 690 trường hợp vi phạm trên tuyến đường thủy, tước 1.053 giấy phép lái xe.

Trong đó, riêng ngày 30 Tết (tính đến 10h sáng ngày 24/1), ngày thứ 2 kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, toàn quốc xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông làm 17 người tử vong, bị thương 19 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 30%), số người tử vong giảm 29%, số người bị thương giảm 29%.

Lực lượng CSGT cả nước đã lập biên bản 3.352 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tước giấy phép lái xe 527 trường hợp, tạm giữ 27 ô tô, 515 mô tô các loại; phạt tiền hơn 3,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong và sau Tết, Cục CSGT yêu cầu lực lượng CSGT các địa phương kiên trì thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100.

Để thực hiện, CSGT cần phối hợp các lực lượng công an khác như cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động để kiểm soát thường xuyên, liên tục trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt ở địa bàn nông thôn trong tất cả các ngày.

Trong 20 ngày đầu triển khai Nghị định 100 (1-20/1), CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 11.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền trên 40,5 tỷ đồng.

Về tai nạn giao thông, Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết trong tháng 1 (từ 15/12/2019 đến 14/1/2020), toàn quốc xảy ra 1.300 vụ tai nạn giao thông, làm chết 591 người và 968 người bị thương.

So với tháng đầu năm 2019, tai nạn giảm 227 vụ (14,87%), ít hơn 138 người chết (18,93%) và giảm 169 người bị thương (14,86%).


Vụ xe chở nhà sư gặp nạn: Phụ xe dương tính với ma túy

Sáng 25/11 ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng đoàn công tác đã Bình Định thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn.

Chiều 25/11, Đại tá Hồ Văn Đãi, Trưởng Công an huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy, tài xế Hồ Duy Thái – người điều khiển xe ô tô 16 chỗ chở các nhà sư đã vi phạm quy định, điều khiển xe đi vào làn đường bên trái.

Người dân được giám sát, ghi hình CSGT: Làm sao để đúng luật?

(Kiến Thức) - Người dân sẽ được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho đúng luật là câu hỏi nhiều người đặt ra?

Ngày 15/1 tới đây, thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT chính thức có hiệu lực. Điểm đáng chú ý của Thông tư này là việc người dân sẽ có 5 hình thức giám sát đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Cụ thể, tại điều 11 trong Thông tư số 67/2019 của Bộ Công an quy định về hình thức giám sát của Nhân dân cụ thể như sau: Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ; Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.