Hồ nước 'tàng hình' với độ trong suốt 100%

Thậm chí độ trong của nước khiến nhiều người không phân biệt đâu ranh giới giữa nước và mép bờ.

Năm 1920, một người đàn ông tình cơ phát hiện ra một hồ nước "vô hình" bên trong hang Poco Azul thuộc công viên quốc gia Chapada Diamantina, Brazil. Thoạt đầu nhìn, ai cũng tưởng đây là động không đáy, phải đến khi tận tay chạm vào tất cả mới ngỡ ngàng với hồ nước đặc biệt này.
Sau đó, các nhà khoa học đã tìm đến đây để kiểm chứng và thí nghiệm. Theo các chuyên gia, hang động Poco Azul hình thành sau sự sụt lún của sông Paraguaçu ở Nova Redenção, Diamantina. Hang sâu tới 16m dưới lòng đất, rộng 20 m và dài 40 m.
Điều mà bất cứ ai, kể cả giới khoa học đến đầy đều phải trầm trồ về đặc điểm của hồ nước trong hang động. Làn nước ở đây trong veo nhìn thấy rõ tận đáy, màu nước xanh thẫm và độ trong suốt tới 100%. Thậm chí độ trong của nó khiến nhiều người không phân biệt đâu ranh giới giữa nước và mép bờ.
Ho nuoc 'tang hinh' voi do trong suot 100%
Các nhà khoa học đã đến đây lấy mẫu nước và lý giải về nguyên nhân khiến làn nước trong hồ trong xanh như vậy. Hóa ra hồ nước có khả năng tàng hình là do ánh nắng mặt trời lọt qua những lỗ hổng trong hang động làm tán xạ nước thành màu xanh đẹp mắt.
Ngoài làn nước trong suốt, nước ở hồ luôn giữ ở 24 độ C, nhiệt độ rất phù hợp để du khách thoả thích khám phá đáy hồ. Nhiều du khách đã đến đây chụp ảnh và trải nghiệm ngâm mình trong làn nước trong vắt này. Tuy nhiên, du khách cũng được khuyến cáo là nên ghé thăm hồ nước từ tháng 4 đến tháng 9
Ho nuoc 'tang hinh' voi do trong suot 100%-Hinh-2
Du khách đến đây cũng cần tuân thủ những quy định khắt khe của chính quyền để đảm bảo không phá hỏng cảnh quan. Cụ thể, du khách chỉ được đi theo nhóm nhỏ, không chen lấn đông người vào cùng lúc.
Không chỉ hồ nước trong vắt, hang động Poco Azul cũng là nơi khảo cổ nghiên cứu về các hóa thạch thời tiền sử. Năm 1990, nhà làm phim kiêm thợ lặn hang động Tulio Sharfel đã tìm thấy một khúc xương khổng lồ ở bên dưới lớp trầm tích dưới đáy hồ trong hang động Poco Azul. Sau khi phân tích, các nhà khảo cổ đã xác định được đây là xương của loài lười khổng lồ đã tuyệt chủng trong kỷ Pleistocen cách đây 11.000 năm. Loài lười này có kích thước rất "khủng", chúng nặng tới 5 tấn.

Rối não 4 bí ẩn chưa thể giải mã về kim tự tháp Giza

Kim tự tháp Giza vẫn sừng sững sau mọi biến thiên và 4 bí ẩn lớn liên quan tới địa điểm đặc biệt này vẫn chưa từng được sáng tỏ.

Roi nao 4 bi an chua the giai ma ve kim tu thap Giza

1. Nằm ở trung tâm lục địa Trái đất: Nhiều người coi Đại kim tự tháp Giza là một trong những "tượng đài khoa học" lâu đời nhất, vĩ đại nhất và hoàn hảo nhất trên Trái đất, được tạo ra từ hàng nghìn năm trước.

TP.HCM tiếp nhận tê tê Java: Động vật rừng nguy cấp!

Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã tiếp nhận một con tê tê Java do người dân tự nguyện giao nộp. Tê tê Java thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.

TP.HCM tiep nhan te te Java: Dong vat rung nguy cap!
 Vào ngày 4/10, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thông tin đơn vị này mới tiếp nhận một cá thể tê tê Java cái nặng khoảng 1 kg do ông Lưu Văn Hiềng (40 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) tự nguyện giao nộp. Ông Hiềng cho hay đã mua cá thể tê tê Java này từ một người bán dạo vào cuối tháng 9/2022.