Hổ đói tấn công sếu và cái kết đắng

(Kiến Thức) - Hai con hổ đói tấn công sếu trong một công viên động vật hoang dã ở Trung Quốc nhưng bị đáp trả đích đáng.

Mời quý vị xem clip hổ đói tấn công sếu và cái kết đắng:

Đoạn video hổ đói tấn công sếu được ghi lại bằng điện thoại di động trong công viên động vật hoang dã Fuyang ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Con sếu này bị gió thổi bay vào trong chuồng hổ. Ngay lập tức, hai con hổ đói lao tới con sếu vì nghĩ rằng đó là bữa ăn nhẹ của chúng.
Số phận của chim sếu dường như đã bị định đoạt... nhưng sau vài giây bỏ chạy, sếu đã quyết định quay lại, giang cánh lao về phía đối thủ. Bị tấn công bất ngờ, hai con hổ đã bỏ chạy sau đó.
Ho doi tan cong seu va cai ket dang
Sếu chiến đấu với hai con hổ dữ.
Sau đó, hai con hổ nhiều lần cố gắng hợp sức tấn công chim sếu dũng cảm nhưng chúng đều bị đáp trả thích đáng. Cuộc chiến giữa chúng diễn ra trong vài phút trước khi nhân viên của công viên giải cứu chim sếu khỏi chuồng hổ.

Kỳ dị sinh vật nhiều chân phát sáng vì stress

(Kiến Thức) - Sinh vật nhiều chân kỳ dị, có tên khoa học là  Motyxia sequoia tiến hóa phương pháp phát sáng trong bóng tối để đối phó với căng thẳng.

Xem video: Sinh vật nhiều chân phát sáng cơ thể giải tỏa căng thẳng

Sinh vật nhiều chân kỳ dị này là một loài cuốn chiếu, có tên khoa học là Motyxia sequoia. Các nhà khoa học cho rằng loài động vật nhiều chân này đã tiến hóa biện pháp phát sáng trong bóng tối để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống khi phải sống trong một môi trường nóng, khô.
Ky di sinh vat nhieu chan phat sang vi stress
 Cuốn chiếu Motyxia sequoiae phát ra ánh sáng để đối phó với stress.
Ngoài tác dụng giải tỏa stress, ánh sáng màu xanh do cuốn chiếu Motyxia sequoiae phát ra còn có tác dụng cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có thể phun ra chất độc xyanua.

Khi ánh sáng loài cuốn chiếu này phát ra không đủ để xua đuổi mối nguy hiểm, chúng còn rỉ chất độc xyanua và mùi hôi từ các chân nhỏ của mình.

Loài cuốn chiếu này bị mù, do đó chúng không thể quyến rũ nhau bằng ánh sáng, cũng không dùng ánh sáng để thu hút con mồi. Khả năng phát sáng chỉ là một cơ chế tự vệ kỳ quặc của sinh vật.

Hổ Siberia ngã chổng kềnh khi nhảy lên đớp mồi

(Kiến Thức) - Một con hổ Siberia ngã chổng kềnh khi vồ trượt gà trong khu bảo tồn hổ Hengdaohezi ở miền bắc Trung Quốc.

Ho Siberia nga chong kenh khi nhay len dop moi
Phấn khích với bữa ăn là một con gà sống, hai con hổ Siberia lao thẳng về phía con mồi trong khu bảo tồn hổ Hengdaohezi ở miền bắc Trung Quốc.

Clip hiếm: Hổ đực tham gia chăm sóc con nhỏ

(Kiến Thức) - Hổ đực có thể đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc con nhỏ sau khi camera "chộp" cảnh tượng hiếm gặp một gia đình hổ Amur đi cùng nhau.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng hổ đực thường có xu hướng để hổ cái nuôi con một mình và hổ bố thậm chí còn tấn công và giết chết hổ con khi chúng đi theo. 
Mặc dù vậy, một bộ ảnh mới được chụp bởi camera tự động tại khu bảo tồn Sikhote-Alin Biosphere ở miền đông nước Nga cho thấy, một con hổ Amur đực dẫn đầu gia đình gồm 3 hổ con và 1 hổ mẹ đi qua khu rừng tuyết.

Những sự thật bất ngờ về loài chuyên đem điềm gở đến

(Kiến Thức) - Trí thông minh, bản tính tinh nghịch, sự chung thủy,... là những sự thật bất ngờ về loài chuyên đem điềm gở tới - quạ đen.

Những sự thật bất ngờ về loài chuyên đem điềm gở khiến chúng ta phải xem xét lại thái độ của mình với loài động vật này. Khi nói tới trí thông minh, loài quạ đen hoàn toàn có thể sánh ngang với tinh tinh và cá heo. Trong tự nhiên, quạ đã từng đẩy đá xuống người đang leo lên tổ của chúng, đánh cắp cá của ngư dân, giả chết cạnh xác hải ly để hù dọa con quạ khác rời xa bữa ăn ngon của nó.
 Những sự thật bất ngờ về loài chuyên đem điềm gở khiến chúng ta phải xem xét lại thái độ của mình với loài động vật này. Khi nói tới trí thông minh, loài quạ đen hoàn toàn có thể sánh ngang với tinh tinh và cá heo. Trong tự nhiên, quạ đã từng đẩy đá xuống người đang leo lên tổ của chúng, đánh cắp cá của ngư dân, giả chết cạnh  xác hải ly để hù dọa con quạ khác rời xa bữa ăn ngon của nó.

Sinh vật ngoài hành tinh ở Malaysia tái xuất

(Kiến Thức) - Sinh vật lạ giống như sinh vật ngoài hành tinh từng lê lết trong đồn điền cọ dầu ở Sarawak, Malaysia gây sợ hãi đã tái xuất.

Tháng 2/2015, người dân làng ở Sarawak, Malaysia đã vô cùng sợ hãi khi phát hiện ra một sinh vật quái dị có bộ dạng như sinh vật ngoài hành tinh. Con vật không đi thẳng đứng bằng chân mà bò “lê lết” xung quanh khu vực, không có đuôi, da màu nâu xám, móng vuốt sắc nhọn và tai ngắn.

Sinh vat ngoai hanh tinh o Malaysia tai xuat
Sinh vật quái dị lê lết trong đồn điền cọ dầu ở Sarawak, Malaysia. 
Một nhóm công nhân người Indonesia tại đồn điền cọ dầu ở Sarawak đã có cuộc gặp gỡ tình cờ với sinh vật lạ. Mới đầu, nguồn gốc của con vật không rõ nên nhiều người cảm thấy ớn lạnh xương sống khi nhìn thấy bộ dạng gớm ghiếc của nó.

Sau đó, nhà chức trách Malaysia cho biết sinh vật ngoài hành tinh khiến ai cũng hoang mang đó chính là con gấu chó Malaysia. Con vật bị mắc căn bệnh bí ẩn khiến lông bị trụi hết.

Sinh vat ngoai hanh tinh o Malaysia tai xuat-Hinh-2
 Thực chất, sinh vật ngoài hành tinh chính là một con gấu chó mắc bệnh lạ.
Con gấu chó được đưa đến trung tâm bảo vệ động vật hoang dã ở Malaysia để chăm sóc. Mới đây, tình hình sức khỏe của con vật đã được thông báo.

Nickson Robi, nhân viên của Tổng công ty lâm nghiệp Sarawak (SFC) cho biết: “Con gấu đang ở một nơi tốt và an toàn. Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho con vật. Nhưng nó vẫn không có lông và bị bệnh, chúng tôi đang tìm xem đó là loại bệnh gì”.

Robi nói thêm: “Chúng tôi hy vọng con gấu sẽ phục hồi nhanh chóng, sau đó, chúng tôi có thể đưa nó trở lại tự nhiên”.

Sinh vat ngoai hanh tinh o Malaysia tai xuat-Hinh-3
 Hình ảnh một con gấu chó khỏe mạnh.
Gấu chó được phân loại là loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) do nạn phá rừng làm mất môi trường sống tự nhiên của chúng và nạn săn bắt để bán thú hoang dã. Túi mật của loài này được sử dụng làm thuốc tốt, còn chân gấu chó được coi là một món ăn ngon. Việc giết hại gấu chó là bất hợp pháp, tuy nhiên luật pháp vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được.