Clip hiếm: Hổ đực tham gia chăm sóc con nhỏ

(Kiến Thức) - Hổ đực có thể đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc con nhỏ sau khi camera "chộp" cảnh tượng hiếm gặp một gia đình hổ Amur đi cùng nhau.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng hổ đực thường có xu hướng để hổ cái nuôi con một mình và hổ bố thậm chí còn tấn công và giết chết hổ con khi chúng đi theo. 
Mặc dù vậy, một bộ ảnh mới được chụp bởi camera tự động tại khu bảo tồn Sikhote-Alin Biosphere ở miền đông nước Nga cho thấy, một con hổ Amur đực dẫn đầu gia đình gồm 3 hổ con và 1 hổ mẹ đi qua khu rừng tuyết.
Clip hiem: Ho duc tham gia cham soc con nho
 Con hổ đực dẫn đầu, theo sau là hổ mẹ và đàn con nhỏ. 
Những bức ảnh này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn vai trò của hổ đực trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con nhỏ.
Tiến sĩ Svetlana Soutyrina, Phó giám đốc các chương trình khoa học tại khu bảo tồn Sikhote-Alin Biosphere, cho biết: “Chúng tôi đã thu thập được hàng trăm bức ảnh chụp hổ trong những năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi được cảnh tượng một gia đình hổ đi cùng nhau. Những bức hình này khẳng định rằng hổ Amur đực tham gia vào cuộc sống gia đình, ít nhất là trong trường hợp này”.
Clip hiem: Ho duc tham gia cham soc con nho-Hinh-2
Hổ đực chăm sóc con trong loạt ảnh và clip hiếm.  
Một số trường hợp hổ Bengal đực tham gia tích cực vào việc chăm sóc con nhỏ được ghi nhận trước đây, nhưng nó chưa từng được thấy ở loài hổ Amur. Năm 2011, một con hổ Bengal đực được phát hiện chăm sóc một cặp hổ con mồ côi trong khu bảo tồn hổ Ranthambore ở Rajasthan, Ấn Độ. Tuy nhiên, trường hợp như vậy vô cùng hiếm vì hổ đực thường giết con của hổ đực khác để giảm sự cạnh tranh.
Clip hiem: Ho duc tham gia cham soc con nho-Hinh-3
Đàn hổ con ngoan ngoãn đi theo bố mẹ.
Sau khi giao phối, hổ đực thường có xu hướng bỏ mặc hổ cái tự chăm sóc con, nhưng chúng sẵn sàng bảo vệ con nhỏ trong phạm vi lãnh địa của chúng. Một con hổ đực thường có vài con hổ cái trong lãnh địa của chúng.
Mời quý độc giả xem clip ghi lại được cảnh tượng hiếm gặp: Hổ đực dẫn đầu gia đình gồm 3 hổ con và 1 hổ mẹ đi qua khu rừng tuyết

Đàn bò rừng hợp sức truy đuổi hổ chạy té khói

(Kiến Thức) - Cảnh tượng 4 con bò rừng đuổi hổ chạy té khói diễn ra trong khu bảo tồn hổ Nagarahole tại bang Karnataka, Ấn Độ.

Dan bo rung hop suc truy duoi ho chay te khoi
Con hổ tiến tới gần đường ống nước, nơi một đàn bò rừng Ấn Độ đang uống nước.

Những khám phá nghe hoang đường nhưng có thực về động vật

(Kiến Thức) - Chó phát hiện được ung thư, động vật dự báo động đất, gấu túi có vân tay giống người… là những điều khó tin nhưng có thực của động vật.

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat
Chó có khả năng phát hiện ung thư. Bệnh ung thư làm cho cơ thể bệnh nhân giải phóng một loại chất hữu cơ đặc biệt, và loài chó cảm nhận được mùi thông qua chiếc mũi có 220 triệu tế bào khứu giác của nó. Con chó có thể đánh hơi được nhiều căn bệnh ung thư khác nhau. 

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-2
Động vật có thể dự báo động đất. Giác quan nhạy bén của động vật có thể giúp chúng dự đoán thiên tai sắp xảy ra như động đất, bão lớn. Sau nhiều kết quả khảo sát, các nhà khoa học tin rằng động vật có khả năng phát hiện các chấn động nhỏ hay những thay đổi trong khí quyển khi các trận động đất sắp xảy ra. 

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-3
Voi có trí nhớ siêu phàm. Voi là loài động vật có vú có bộ não lớn nhất. Nghiên cứu cho thấy những con voi vẫn nhớ khuôn mặt bạn bè của nó cho dù đến hàng thập kỷ nó không gặp lại nhau. 

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-4
Cá sấu có thể khóc như một đứa trẻ. Khi một ai đó giả vờ cảm thấy hối hận và chảy nước mắt, chúng ta thường ví đó như “nước mắt cá sấu”. Câu nói này có nguồn gốc từ một giai thoại rằng loài bò sát khóc khi chúng ăn thịt người. Hiện tượng cá sấu nhỏ nước mắt trong khi chúng đang ăn là có thật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đó là do khi cá sấu nhai, không khí được đẩy vào xoang hòa lẫn với nước mắt ở trong tuyến lệ của loài, làm cho toàn bộ lượng nước trong đó đổ hết vào mắt, và tạo nên hiện tượng cá sấu khóc. 

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-5
Gà có thể thay đổi giới tính. Gà mái có một buồng trứng hoạt động ở bên trái và một tuyến sinh dục không hoạt động ở bên phải. Nếu con gà phát triển một khối u hoặc u nang, hoạt động của buồng trứng trái có thể thoái hóa và không hoạt động. Đáp lại, các tuyến sinh dục vốn không hoạt động có thể trở nên tích cực và thay đổi giới tính thành gà trống. 

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-6
Gấu túi có dấu vân tay giống con người. Dấu vân tay của gấu túi giống con người tới mức kính hiển vi điện tử quét SEM cũng khó có thể phân biệt được. Trong khi đó họ hàng gần của gấu túi như chuột túi hay kangaroo đều không có dấu vân tay. Cách giải thích tốt nhất cho nguồn gốc của dấu vân tay là sự thích ứng về mặt cơ sinh học để cầm nắm đồ vật của loài này, nhưng giải đáp này vẫn gặp phải nhiều tranh cãi. 

Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-7
Kiến “zombie” thực sự có tồn tại. “Zombie” là các xác chết sống lại, không còn bất cứ suy nghĩ gì ngoài mong muốn tấn công người sống để ăn thịt, nhưng đừng lo lắng, kiến “zombie” không đáng sợ đến nỗi vậy, thực chất nó là do một loại nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps đã xâm nhập và điều khiển chức năng thần kinh biến kiến thành zombie. Những chú kiến zombie sẽ bị sai khiến, đi lang thang khắp nơi và sẵn sàng cắn xé bất cứ loài vật nào mà nấm ra lệnh.