Hết khó, Hàn Quốc tậu thêm 100 xe tăng K2 “Black Panther“

(Kiến Thức) - Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, nước này sẽ đưa vào sản xuất thêm ít nhất 106 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) K2 Black Panther cho quân đội nước này. Được biết, số xe tăng nói trên do công ty Huyndai Rotem chịu trách nhiệm sản xuất.
 

Trang Army Recognition dẫn nguồn tin cho biết, Hàn Quốc sẽ sản xuất thêm 106 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực K2 "Black Panther" cho quân đội nước này. Theo kế hoạch ban đầu, quá trình chế tạo 100 chiếc xe tăng chủ lực loại này dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, đơn hàng đã bị trì hoãn do vấn đề kỹ thuật liên quan đến hộp số tự động do công ty S&T Dynamics sản xuất.
Do vậy, ở biến thể mới nhất, K2 sẽ được trang bị hộp số mới do công ty Renk của Đức sản xuất, cùng với đó là động cơ diesel MTU 883 cũng do các đối tác Đức cung cấp.
Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 tại triển lãm quốc phòng ở Hàn Quốc. Ảnh: Army Recognition.
 Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 tại triển lãm quốc phòng ở Hàn Quốc. Ảnh: Army Recognition.
Xe tăng K2 bắt đầu được chế tạo vào năm 1995. Nguyên mẫu đầu tiên của K2 được tiết lộ vào năm 2007 và ra mắt công chúng trong buổi triển lãm quốc phòng ADEX tại sân bay Seoul vào tháng 10/2009.
Mời độc giả xem thêm video: Phiến quân HTS phá hủy xe tăng của quân đội Syria (Nguồn: AMN)
Chiếc xe tăng mang biệt danh "Báo đen" này chính thức được biên chế vào quân đội Hàn Quốc trong năm 2016. Hiện tại, quân đội nước này đang sở hữu 100 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther.
Vũ khí chính của K2 là một pháo nòng trơn 120mm L-55 do Đức sản xuất. Mẫu pháo cũng được trang bị bộ nạp tự động đảm bảo việc nạp đạn ngay cả khi xe di chuyển trên địa hình không bằng phẳng.
Giáp bảo vệ của K2 được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp và một hệ thống phòng thủ tích cực. Ngoài ra, K2 được trang bị hệ thống chống các thiết bị cảnh báo và gây nhiễu radar. Hệ thống ăng-ten sử dụng công nghệ băng tần Milimeter gắn trên tháp pháo đóng vai trò như một Hệ thống cảnh báo tên lửa tiếp cận (MAWS).

Phận thảm của cỗ xe tăng hạng nặng số một nước Pháp trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Được coi là cỗ xe tăng hạng nặng chủ lực của Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai, thế nhưng Char B1 đã không hoàn thành nổi một phần xứ mệnh của mình khi đã bị tiêu diệt quá nhanh.

Ra đời từ năm 1936, xe tăng Char B1 từng được coi là loại xe tăng chủ lực của Quân đội Cộng hòa Pháp trong cuộc chiến chống lại đoàn xe cơ giới của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Archiv.
 Ra đời từ năm 1936, xe tăng Char B1 từng được coi là loại xe tăng chủ lực của Quân đội Cộng hòa Pháp trong cuộc chiến chống lại đoàn xe cơ giới của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Archiv.

Khó tin: Ấn Độ dùng Kilo “tóm sống” tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Liệu một tàu ngầm chạy bằng diesel lớp Kilo do Nga chế tạo có thể đánh chìm một tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles của Mỹ hay không? Ấn Độ tuyên bố rằng họ đã làm được điều này trước đây.

Theo tạp chí National Interest, tàu ngầm lớp Kilo mang tên INS Sindhudhvaj của Hải quân Ấn Độ đã “tiêu diệt” tàu USS City of Corpus Christi của Mỹ trong một cuộc diễn tập ngoài vịnh Bengal được tổ chức thường niên giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, diễn ra vào năm 2015.
Phía Ấn Độ cho biết, các tàu ngầm tham gia cuộc diễn tập được giao nhiệm vụ lần tìm vị trí của nhau dưới lòng biển. “Tàu Sindhudhvaj đã ghi nhận được tiếng ồn dưới biển của tàu ngầm hạt nhân, và đã xác định được vị trí tàu trước khi đưa vào hệ thống ngắm bắn. Do đây là một cuộc diễn tập, chúng tôi đã không khai hỏa”, một sĩ quan hải quân Ấn Độ cho biết. Điều này đồng nghĩa với việc tàu Mỹ có thể sẽ bị đánh chìm trong tình huống tác chiến thực tế.