Hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân 10 tỷ ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Tập đoàn CRi-KHNP sẽ chuyển giao hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân trị giá 500.000 USD cho Trường Đại học Đà Lạt vào ngày 26/11 tới.

Trường Đại học Đà Lạt và Tập đoàn thủy điện-điện hạt nhân Hàn Quốc (CRi-KHNP) đã đạt được một thỏa thuận trị giá 2 triệu USD thực hiện trong vòng 2 năm tới về lĩnh vực điện hạt nhân. 
Theo đó, ngày 26/11 tới, Tập đoàn CRi-KHNP sẽ chính thức chuyển giao hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân trị giá 500.000 USD cho Trường Đại học Đà Lạt. Hệ thống này được đặt tại Khu liên hợp thí nghiệm (A11) của Trường Đại học Đà Lạt để phục vụ vận hành nghiên cứu; cung cấp thông tin nền công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc; huấn luyện cán bộ và hỗ trợ đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường Đại học Đà Lạt.
Khu liên hợp thí nghiệm của Đại học Đà Lạt
 Khu liên hợp thí nghiệm của Đại học Đà Lạt 
Hiện nay, phía Hàn Quốc đã cử 2 giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực hạt nhân sang Trường Đại học Đà Lạt để tập huấn, chuyển giao công nghệ vận hành. Trường Đại học Đà Lạt cũng đã cử 6 cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực hạt nhân qua Hàn Quốc để học tập.
GS. TS Kim Si Hwan đến từ Trường Đại học Han Yang, nguyên Chủ tịch Hiệp hội hạt nhân Hàn Quốc, cho biết: “Từ chỗ ban đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc chỉ có tỷ lệ nội địa hóa 8% nay đã đạt 95%, vì vậy, bằng kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ giúp Đại học Đà Lạt đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện hạt nhân đạt được trình độ công nghệ này”.
Trường Đại học Đà Lạt-nơi có hệ thống mô phỏng lò hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
 Trường Đại học Đà Lạt-nơi có hệ thống mô phỏng lò hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. 
PGS. TS Nguyễn Đức Hòa, hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt nhấn mạnh, Kỹ thuật hạt nhân được xác định là ngành mũi nhọn của nhà trường, ông đang cố gắng hết mình để biến Đại học Đà Lạt thành một Trung tâm huấn luyện vận hành lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam với sự giúp đỡ của các đối tác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA) và Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt…
Hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân mà Tập đoàn Cri-KHNP hỗ trợ cho Trường Đại học Đà Lạt là hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

“Ninh Thuận-1” sẽ giống nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc

Nhà thiết kế của Nga cho hay nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đặt ở tỉnh Ninh Thuận sẽ giống mô hình nhà máy Điền Loan, Trung Quốc.

Tập đoàn " E4 Group" đã trình bày cho phía Việt Nam cơ sở kỹ thuật-kinh tế công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân "Ninh Thuận -1". Theo thông tin sơ bộ, thiết kế tối ưu cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam đầu tiên là phương án “AES-91 "của Viện VNIPIET (St Petersburg), người đứng đầu Viện nghiên cứu Đông Âu và thiết kế công nghệ năng lượng cho biết hôm thứ Tư.

Nhà máy điện Điền Loan được cho là lớn nhất Trung Quốc.
Nhà máy điện Điền Loan được cho là lớn nhất Trung Quốc. 

Lật lại hồ sơ bom chống ngầm của Liên Xô (1)

(Kiến Thức) - Để đi tới sự thành công bom chống ngầm RGB-60 (hệ thống RBU-6000), Liên Xô phải trải qua hàng chục năm phát triển với nhiều thiết kế.