Hé lộ “nhóm quân sư” cho TT Putin trong việc sáp nhập Crimea

(Kiến Thức) - Nhóm “hội đồng thời chiến”, từng là những cựu đặc vụ KGB từ những năm 1970-1980, là những quân sư cho Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea.

Khi được báo giới hỏi, Tổng thống Nga Putin luôn khẳng định, mình không hề có ý định sáp nhập Crimea từ trước. Tuy nhiên, hai tuần trước cuộc trưng cầu dân ý, cuộc họp của “hội đồng thời chiến” đã diễn ra. Tại sự kiện này, Tổng thống Vladimir Putin quyết định “sử dụng vũ lực quân sự để sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga”.
Các nhà quan sát tin rằng, ông Putin đã triệu tập cuộc họp bí mật trên vào tối ngày 25 hay 26/2. Ở đó, ngay cả Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cũng không được phép tham gia. Trước đó một ngày, mọi người còn trông thấy sự hiện diện của ông trong buổi lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông 2014.
Ba nhân vật gồm Nikolai Patrushev, Sergei Ivanov và Alexander Bortnikov (từ trái sang)...
Ba nhân vật gồm Nikolai Patrushev, Sergei Ivanov và Alexander Bortnikov (từ trái sang)...
Theo tờ New York Times, tại cuộc họp quan trọng đó, Tổng thống Putin, Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nikolai Patrushev và Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov đều nhất trí rằng, Nga sẽ khôi phục quyền kiểm soát trên bán đảo tự trị Crimea.
Đặc biệt, ba quan chức Ivanov, Patrushev và Bortnikov là thành viên trong “hội đồng thời chiến” của ông Putin. Trong những năm 1970-1980, họ và ông Putin là những đặc vụ KGB hoạt động ở St Petersburg, quê hương của ông Putin.
“Cũng giống với bản thân ông Putin, tất cả bọn họ đều là những cựu điệp viên thuộc cơ quan an ninh Liên Xô và mong muốn phục hồi vị thế của Liên Xô dưới một hình thức nào đó”, Giám đốc chương trình Nga thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế Andrew Kuchins cho biết.
... là những quân sư của Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea.
... là những quân sư của Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea.
Trong một bài viết trên tờ Politico, ông Kuchins nhận xét: “Họ cũng rất giống với nhóm bộ tứ thời Liên Xô, những người đã ra quyết định xâm chiếm Afghanistan năm 1979”.
Quyết định trọng đại trên của nhóm bộ tứ do ông Putin khởi xướng đã được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Ukraine Yanukovych chạy khỏi văn phòng làm việc ở thủ đô Kiev và xung quanh thời điểm Quốc hội Ukraine thành lập nội các lâm thời. Tuy nhiên, một tuần sau đó, ông Putin vẫn khẳng định công khai rằng, Nga không có ý định sáp nhập Crimea.
Thực tế, ông Putin đã khởi động những “bánh xe” của mình. Sau khi chính quyền mới Ukraine được công bố, Moscow đã lệnh cho 15.000 binh sĩ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Điều này khiến Washington buộc phải ra lời cảnh báo Moscow không nên đem quân can thiệp vào Ukraine.

Ukraine chuẩn bị rút quân khỏi bán đảo Crimea

(Kiến Thức) - Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine khẳng định, Kiev đang xây dựng kế hoạch rút quân, đồng thời đưa họ và gia đình rời khỏi bán đảo Crimea.

Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy tuyên bố, họ muốn rút quân “một cách nhanh chóng và hiệu quả” về Ukraine.

Mỹ lợi dụng Crimea, biến Phương Tây thành tốt... chống Nga

(Kiến Thức) - Hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Nga-EU và G8, phương Tây tỏ ra cương quyết cắt đứt quan hệ với Nga. Liệu họ sẽ đạt được mục đích hay sẽ phải trả giá đắt cho việc này?

Theo gót Mỹ, cuối tuần qua, phương Tây chính thức áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mới nhắm vào các chính trị gia và doanh nhân Nga song song với việc hủy bỏ các hội nghị thượng đỉnh quan trọng đã được lên kế hoạch trước đó với Moscow.

9 câu nói bất hủ của TT Putin trong bài diễn văn lịch sử

(Kiến Thức) - Bài diễn văn của Tổng thống Putin về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga hôm 18/2 đã đi vào lịch sử như là diễn văn quan trọng nhất thời hậu Xô Viết.

1. Khi Tổng thống Putin mỉa mai phương Tây về khái niệm luật pháp quốc tế, ông nhấn mạnh: “Khi họ cáo buộc chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế, thật may, họ vẫn nhớ tới sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Muộn vẫn còn hơn không”.
2. Khi Tổng thống Putin “chê” phương Tây hành động vụng về, long ngóng trong cuộc khủng hoảng Ukraine dù họ chỉ việc rập khuôn công thức cũ: “Họ không ngừng dồn chúng tôi vào chân tường vì chúng tôi luôn giữ vững quan điểm độc lập. Chúng tôi không có thói đạo đức giả. Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Đối với Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng tôi đã vượt quá giới hạn, hành động vô trách nhiệm và trái đạo đức”.