Hé lộ mới về tàu sân bay Trung Quốc thứ hai

(Kiến Thức) - Mới đây xuất hiện một số hé lộ mới chi tiết về chiếc tàu sân bay Trung Quốc thứ hai đang được chế tạo ở Nhà máy đóng tàu Liêu Ninh.

Dành riêng cho đài Sputnik, chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin đã bình luận về tàu sân bay Trung Quốc thứ hai.
He lo moi ve tau san bay Trung Quoc thu hai
 Không loại trừ là người Trung Quốc đã sử dụng những dữ liệu nào đó theo mẫu chiến hạm mang máy bay Ulyanovsk của Liên Xô.
Tàu sân bay Trung Quốc thứ hai sẽ lớn hơn tàu sân bay Liêu Ninh và sẽ có khả năng chở trên boong các máy bay chống tàu ngầm và máy bay có radar cảnh báo tầm xa. Những loại máy bay này quá nặng mà công suất động cơ không đủ mạnh. Do đó, chúng không thể cất cánh nhờ “cầu bật” như chiến đấu cơ trên tàu sân bay. Có lẽ, tàu sân bay mới của Trung Quốc cần kết hợp cả hai thiết bị dành cho cất cánh: cả “cầu bật” lẫn máy phóng.
Để chế tạo tàu sân bay mới, không loại trừ là người Trung Quốc đã sử dụng những dữ liệu nào đó theo mẫu chiến hạm mang máy bay Ulyanovsk của Liên Xô. Con tàu này được bắt đầu đóng tại Nikolaev (trên lãnh thổ Ukraine ngày nay) hồi cuối năm 1988. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, con tàu đã ở giai đoạn chế tạo đầu tiên và đến năm 1995 nó bị cắt ra thành kim loại phế liệu.
Sự khác biệt lớn giữa Ulyanovsk và những tàu sân bay Liên Xô đời cũ hơn là ở chỗ nói vừa có “cầu bật” vừa có hai máy phóng hơi đẩy. Ukraine hẳn vẫn còn lưu giữ các tài liệu kỹ thuật của đề án này và rất có thể là Trung Quốc đã mua lại bộ hồ sơ tàu Ulyanovk. Có thể giả định rằng người Trung Quốc sẽ sử dụng kinh nghiệm riêng và những tài liệu thu thập được theo đề án Liên Xô, để cố gắng tạo ra tàu sân bay có khả năng mang nhiều nhóm hàng không mạnh hơn là trên tàu Liêu Ninh.
Việc khởi công đóng và đưa tàu sân bay mới vào vận hành sẽ là bước tiến mới quan trọng trong việc phát triển hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc. Công trình này sẽ cho phép thu thập kinh nghiệm sử dụng máy phóng cho chuyến cất cánh của máy bay trên boong. Tuy nhiên, mục đích chiến lược của Trung Quốc vẫn là chế tạo các tàu sân bay tấn công hạt nhân theo "hình mẫu Mỹ", tức là không có “cầu bật” mà trang bị các máy phóng điện từ.
Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Trung Quốc sẽ dùng tàu sân bay tranh chấp Biển Đông?

(Kiến Thức) - Hải quân Trung Quốc có khả năng sẽ triển khai tàu sân bay hoạt động thường xuyên ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang ráo riết tranh chấp chủ quyền.

Giáo sư Chu Shulong, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nói với IHS Jane ngày 28/1 rằng việc triển khai có thể sẽ xảy ra khi tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc hoạt động đầy đủ.
Trung Quoc dung tau san bay trong tranh chap Bien Dong?
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Giáo sư Chu Shulong giải thích: "Đối với Bắc Hải, Hoàng Hải và Biển Hoa Đông, Trung Quốc không cần đến tàu sân bay. Các máy bay Trung Quốc từ đất liền có khả năng vươn tới những nơi như quần đảo Điếu Ngư(Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản)".

CHDCND Triều Tiên hiện không còn gì để mất

(Kiến Thức) - Nghị quyết 2270 của Liên Hợp Quốc không loại bỏ được các mối đe dọa hạt nhân vì CHDCND Triều Tiên đã ở bước đường cùng, không còn gì để mất nữa.

Đó là nhận định của giáo sư Andrei Lankov, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul.
Lần thứ hai chính phủ CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) nói với thế giới rằng nước này sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Theo tuyên bố chính thức, Các lực lượng vũ trang Triều Tiên "có một kế hoạch tác chiến riêng để giải phóng miền nam Triều Tiên và tấn công lục địa Mỹ".

Italy sẵn sàng đem quân vào Libya đánh phiến quân IS

(Kiến Thức) - Tin tức báo chí cho hay Italy đã sẵn sàng đưa lực lượng đặc biệt vào Libya để chiến đấu chống lại phiến quân IS.

Theo nhật báo Corriere della Sera, một tài liệu mật về chiến dịch này được thông qua vào ngày 10/2 cho biết quân đội Italy sẽ sát cánh chiến đấu với các lực lượng đặc biệt của Mỹ, Anh và Pháp vốn hoạt động tại Libya trong mấy tuần qua.
Italy san sang dem quan vao Libya danh phien quan IS
 Binh sĩ quân đội Italy.
Báo La Repubblica viết với các đơn vị đặc nhiệm Italy đầu tiên đã sẵn sàng triển khai tới Libya trong vòng 10 ngày tới, hiện vẫn còn nhiều nghi ngờ về mục tiêu và tính hợp pháp của chiến dịch này. Báo này viết: "Có cảm giác rằng đồng hồ đếm ngược đã được khởi động cho một chiến dịch ở Địa Trung Hải. Có vẻ như cái chết bi thảm của Fausto Piano và Salvatore Failla (hai con tin người Italy bị phiến quân giết chết ở Libya) đang dẫn đến một chiến dịch quy mô lớn”.