Hé lộ khu vực lâu đời hơn cả kim tự tháp cổ nhất ở Ai Cập

Khu vực này có trước cả kim tự tháp lâu đời nhất của Ai Cập ở Djoser (được xây dựng vào năm 2630 BC).

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập vừa khai quật một trong những ngôi làng lâu đời nhất ở đồng bằng sông Nin, nơi tồn tại trước cả các pharaoh hàng ngàn năm, tờ The Sun đưa tin.
He lo khu vuc lau doi hon ca kim tu thap co nhat o Ai Cap
Ngôi làng có niên tại từ năm 5.000 BC. 
Ngôi làng được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm chung của Ai Cập và Pháp. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số kho chứa số lượng lớn động vật và thực vật còn sót lại cũng như dụng cụ bằng gốm và đá, Bộ cổ vật Ai Cập cho biết.
Phát hiện này cho thấy con người đã sống trong vùng đất màu mỡ Tell al-Samara, thuộc tỉnh El-Dakahlia phía bắc Ai Cập, từ thiên niên kỷ thứ năm trước Công nguyên (BC).
Điều này có nghĩa là ngôi làng cổ này có trước cả kim tự tháp lâu đời nhất của Ai Cập ở Djoser (được xây dựng vào năm 2630 BC).
Nadia Khedr, một quan chức trong Bộ cổ vật, cho biết: “Phân tích dữ liệu sinh học ở đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về những cộng đồng đầu tiên định cư ở đồng bằng sông Nin và nguồn gốc nông nghiệp và canh tác ở Ai Cập”.
Đầu năm nay, các nhà khoa học phát hiện một khoang trống khổng lồ bên trong Đại Kim tự tháp Giza, khiến nhiều người suy đoán loài người có thể chưa biết hết về bí mật của người Ai Cập cổ đại.
Vào tháng 7, các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã mở một chiếc quan tài kỳ lạ 2.000 năm tuổi giấu bên trong một ngôi mộ, bất chấp lo sợ về một lời nguyền cổ xưa. Các nhà khoa học mở chiếc quan tài bằng đá và phát hiện ba xác ướp bị phân hủy ngập trong nước thải.

Run sợ loài cá có thể đâm xuyên da thịt con người

(Kiến Thức) - Cá sư tử sở hữu vẻ bề ngoài  tuyệt đẹp. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ đẹp ấy, cá sư tử là loài cá nguy hiểm với bất kỳ sinh vật nào, kể cả con người.
 

Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi
  tử chủ yếu sinh sống ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là một loài cá biển có độc. Ảnh cacanhthaihoa.
Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi-Hinh-2
 Thân của cá sư tử có nhiều sọc với màu sắc đa dạng như màu đỏ, vàng, da cam, nâu, đen hoặc trắng. Ảnh wikipedia.
Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi-Hinh-3
 Đặc biệt, cá sư tử sở hữu bộ vây đồ sộ, sắc nhọn và có chứa chất độc. Nọc độc tập trung chủ yếu ở các gai nhọn trên vây và thường biến mất sau 24 tiếng kể từ lúc cá chết. Ảnh thiennhien.
Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi-Hinh-4
 Khi bị đe dọa, cá sư tử sẽ xòe rộng vây ngực, vây bơi và vây lưng - “công cụ” phóng chất độc. Ảnh aquanetviet.
Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi-Hinh-5
 Bộ vây của tử sắc nhọn đến mức có thể đâm xuyên da thịt con người. Ảnh aquanetviet.
Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi-Hinh-6
 Cá sư tử có tên khoa học là Dendrochirus Zebra. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các tên gọi khác như cá Thổ Nhỹ Kỳ, rồng, cá bò cạp. Ảnh staticflickr.
Run so loai ca co the dam xuyen da thit con nguoi-Hinh-7
 Mặc dù có độc nhưng cá sư tử hiện đang trở thành món ăn hấp dẫn trí tò mò của nhiều người. Ảnh blogspot

Rừng vân sam bí ẩn biến mất nghìn năm xuất hiện gây sửng sốt

Những trận động đất sóng thần xảy ra vào thế kỷ 18 đã chôn vùi "khu rừng ma" 2000 năm tuổi nhưng bây giờ nó bất ngờ xuất hiện.

Rung van sam bi an bien mat nghin nam xuat hien gay sung sot
Tại thị trấn ven biển nhỏ Neskowin ở quận Tillamook, Oregon, Mỹ vẫn còn tàn tích của khu rừng vân sam cổ đại. (Ảnh Amusingplanet).