Hé lộ cuộc đụng độ trực tiếp duy nhất giữa Liên Xô - Mỹ

(Kiến Thức) - Vào ngày 7/11/1944, máy bay của Liên Xô và Mỹ đã xảy ra xung đột quân sự trực tiếp duy nhất trong lịch sử tại không phận Nam Tư.

Cuộc đụng độ trực tiếp duy nhất giữa Liên Xô - Mỹ ngày 7/11/1944 đã được hai bên giữ bí mật trong nhiều năm. Theo đó, vào ngày xảy ra đụng độ, một hàng dài các phương tiện quân sự Quân đoàn tự vệ số 6 Hồng quân Liên Xô di chuyển từ Nis đến Belgrade nhằm tăng cường lực lượng chiến đấu ở mặt trận Hungary.
Tuy nhiên, vào 10h sáng ngày 7/11/1944, 3 nhóm máy bay P-38 Lightning (Tia chớp) của Mỹ đã bay khoảng 400 km rồi tiến vào thành phố Nis, Nam Tư. Sau đó, một nhóm máy bay trong số đó đã bất ngờ ném bom vào bộ chỉ huy quân đoàn Liên Xô đóng tại đây. Vụ việc khiến 31 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng và 37 người khác bị thương. Trong số những người thiệt mạng đó có chỉ huy Quân đoàn tự vệ số 6 G. P. Kotov.
He lo cuoc dung do truc tiep duy nhat giua Lien Xo-My
 Cuộc không kích tại Nis, Nam Tư năm 1944 là cuộc đụng độ trực tiếp duy nhất giữa Liên Xô - Mỹ.
Khi nhóm máy bay P-38 Lightning của Mỹ chuẩn bị tấn công, chỉ huy quân đội - không quân Liên Xô đã điều 9 máy bay chiến đấu Yak ở căn cứ không quân tại Nis để bảo vệ binh sĩ nước này cũng như phản công lại cuộc tấn công của đối phương. Cuộc đụng độ giữa máy bay ném bom P-38 của Mỹ với 9 chiếc máy bay chiến đấu Yak của Liên Xô diễn ra trong 15 phút.
Kết quả cuộc đụng độ trực tiếp duy nhất giữa Liên Xô - Mỹ đó là: 7 máy bay của Mỹ trong đó có 5 máy bay P-38 và 2 máy bay B-25 bị bắn hạ, 14 phi công thiệt mạng. Phía Liên Xô tổn thất 3 máy bay trong cuộc không chiến trên.
Cho đến nay con số thiệt hại chính xác trong cuộc đụng độ lịch sử giữa Liên Xô - Mỹ chưa được tiết lộ. Cuộc chạm trán chớp nhoáng trên khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị ảnh hưởng. Sau khi xảy ra vụ việc, Mỹ đã gửi lời xin lỗi đến Liên Xô và cho hay đó là một sự nhầm lẫn.

10 trận không kích làm rung chuyển thế kỷ 20

(Kiến Thức) - Đó là những cuộc chiến có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chiến tranh trên không nói riêng và lịch sử quân sự thế giới nói chung.

Trận oanh tạc Guernica dù chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ trong nội chiến Tây Ban Nha nhưng lại là một cột mốc quan trọng trong lịch sử chiến tranh đường không. Trong trận đánh này, lực lượng không quân Đức đứng về phe nhà độc tài Franco đã tấn công thị trấn nhỏ Guernica của phe Cộng hòa ở miền Bắc Tây Ban Nha vào ngày 26/4/1937 trong vòng 3 tiếng, trút xuống 45 tấn bom, giết gần 1/3 dân cư thị trấn. Dù không có nhiều ý nghĩa về chiến lược, cuộc tấn công này là bước ngoặt về chiến thuật không quân, sau này được Đức Quốc xã phát triển thành chiến thuật ném bom rải thảm.
 Trận oanh tạc Guernica dù chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ trong nội chiến Tây Ban Nha nhưng lại là một cột mốc quan trọng trong lịch sử chiến tranh đường không. Trong trận đánh này, lực lượng không quân Đức đứng về phe nhà độc tài Franco đã tấn công thị trấn nhỏ Guernica của phe Cộng hòa ở miền Bắc Tây Ban Nha vào ngày 26/4/1937 trong vòng 3 tiếng, trút xuống 45 tấn bom, giết gần 1/3 dân cư thị trấn. Dù không có nhiều ý nghĩa về chiến lược, cuộc tấn công này là bước ngoặt về chiến thuật không quân, sau này được Đức Quốc xã phát triển thành chiến thuật ném bom rải thảm.

Sài Gòn trước 1975 qua ảnh của Henry Bechtold (2)

(Kiến Thức) - Thiếu nữ áo dài tím, người đẹp trên xế nổ tân thời... là những hình ảnh lãng mạn khó quên về Sài Gòn thập niên 1960.

Sai Gon truoc 1975 qua anh cua Henry Bechtold (2)
Đường Trịnh Minh Thế (này là đường Nguyễn Tất Thành) ở quận 4. Hình ảnh do tác giả Mỹ Henry Bechtold chụp ở Sài Gòn những năm 1967 - 1968.