HBS bổ nhiệm Tân Chủ tịch liên quan đến bà Nguyễn Thị Loan

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HBS) đã có Nghị quyết bổ nhiệm ông Lê Xuân Tùng làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật cho các năm còn lại của nhiệm kỳ 2018-2023.
 

Ông Lê Xuân Tùng mới được bầu vào HĐQT của HBS từ tháng 4/2022. Đáng chú ý, ông Tùng là người có liên quan tới bà Nguyễn Thị Loan - cựu Chủ tịch HĐQT của HBS.
Việc bổ nhiệm ông Tùng nhằm thay thế vị trí Chủ tịch HĐQT khi ông Trần Kiên Cường có đơn từ nhiệm ngày 3/8. Ông Cường chỉ mới được bổ nhiệm chức vụ này 3 tháng trước đó, từ ngày 10/5.
HBS gần đây chứng kiến nhiều biến động về mặt nhân sự. Hồi tháng 6, Công ty đã bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý và giám sát các vấn đề liên quan đến công tác kế toán - hành chính - nhân sự. Đầu tháng 6, Công ty cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Dung giữ chực Kế toán trưởng thay bà Nguyễn Ngọc Dung.
Gần đây nhất, ngày 3/8, HBS đã bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Bình vào vị trí Phó Tổng Giám đốc.
HBS bo nhiem Tan Chu tich lien quan den ba Nguyen Thi Loan
Chủ tịch HBS từ nhiệm.
Những biến động nhân sự của HBS diễn ra sau sự kiện bà Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch của Công ty bị bắt và khởi tố ngày 9/11 vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai. Bước đầu, Công an Tp. Hà Nội cho biết thiệt hại trong hoạt động bán đấu giá tài sản hơn 200 tỷ đồng.
Căn cứ theo quyết định của ĐHĐCĐ thường niên 2022, bà Loan cũng bị miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và ông Trần Kiên Cường được bầu thay thế.
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này không mấy tích cực khi báo lỗ gần 13 tỷ. Mảng tự doanh ghi nhận khoản lỗ hơn 9,3 tỷ so với mức 100 triệu đồng đạt được hồi quý 2/2021; thu từ hoạt động cho vay và môi giới đạt lần lượt 980 triệu và 1,1 tỷ đồng.
Tính chung cả năm 2022, Chứng khoán Hòa Bình ghi nhận tổng doanh thu gần 12,6 tỷ đồng - tăng 38% YoY, lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng song vẫn nhỉnh hơn mức 1,9 tỷ đồng mức bán niên 2021.

Số phận Vimedimex và HBS ra sao khi Chủ tịch Nguyễn Thị Loan bị bắt?

(Vietnamdaily) - Vimedimex và Chứng khoán Hòa Bình dù làm ăn không mấy ấn tượng song cổ phiếu lại "phi" cực kỳ lạ lùng.

Dìm giá trị khu đất 5 ha từ 500 tỷ xuống còn 300 tỷ

Tối ngày 9/11, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố, tạm giam 8 bị can trong đó có Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT CTCP Y dược Vimedimex (HoSE: VMD) đồng thời là Chủ tịch của CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HNX: HBS) về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản".

Theo điều tra ban đầu, Công ty thẩm định giá thông đồng với cán bộ Ban quản lý dự án để can thiệp điều chỉnh giá trên chứng thư thẩm định. Các công ty đấu giá thì thông đồng dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.

Kết quả điều tra ban đầu xác định tháng 8/2020, Ban quản lý dự án huyện Đông Anh tổ chức đấu giá khu đất rộng 5 ha ở xã Cổ Dương. Ban đầu Công ty thẩm định giá và đầu tư Hà Nội xác định khu đất này có giá trị bán đấu giá khoảng 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bị can Loan đã thông đồng với cán bộ của Ban quản lý cùng với các bị can thuộc công ty thẩm định giá can thiệp để điều chỉnh trị giá khu đất xuống thấp hơn giá trị thực, còn 300 tỷ đồng. Hội đồng thẩm định giá đất đã duyệt mức giá sàn là hơn 18 triệu đồng/m2 để tổ chức đấu giá khu đất trên.

Bà Loan đã lập nhiều công ty vệ tinh tham gia đấu giá khu đất trên. Một công ty do bà Loan nắm quyền chi phối đã trúng đấu giá khu đất với mức hơn 20 triệu đồng/m2.

Kết quả điều tra xác định, chỉ 1 tháng sau khi được bàn giao đất, bà Loan đã bán với khu đất trên với giá từ 80 triệu đến cả trăm triệu một mét vuông tùy vị trí.

Cơ quan điều tra xác định hành vi của các bị can đã gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 200 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Loan là ai?

Theo giới thiệu trên website Vimedimex, bà Loan sinh năm 1970, là tiến sĩ kinh tế. Bà từng là Kế toán trưởng Công ty TNHH Thịnh Phát; Trưởng phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank, VAB); Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex (Vimedimex Group), CTCP Y Dược phẩm Vimedimex, CTCP Dược phẩm Vimedimex 2, Chứng khoán Hòa Bình.

So phan Vimedimex va HBS ra sao khi Chu tich Nguyen Thi Loan bi bat?
 Mối quan hệ của Vimedimex với các bên liên quan

Trong đó, riêng Vimedimex có vốn điều lệ 154 tỷ đồng, tại thời điểm cuối năm 2020, cổ đông lớn nhất là Vimedimex 2 (45,34%) và Tổng Công ty Dược Việt Nam (10,23%). Ngoài ra còn có loạt cá nhân khác như ông Trần Kiên Cường, ông Lê Xuân Tùng (con bà Loan) và bà Trần Thị Đoan Trang. 

Lãnh đạo 'tháo chạy' khi Chứng khoán Hòa Bình báo lỗ

(Vietnamdaily) - Những biến động nhân sự của HBS diễn ra sau sự kiện bà Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch của Công ty bị bắt và khởi tố ngày 9/11 vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai.

CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HBS) vừa thông báo về đơn từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT Trần Kiên Cường (sinh năm 1978). Trong đơn, ông Cường nêu lý do cá nhân đồng thời mong muốn công ty tìm nhân sự thay thế tại vị trí Thành viên kiêm Chủ tịch HĐQT HBS.

Ông Cường có quá trình làm việc tại HBS từ năm 2008 tới nay. Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch, ông là Ủy viên HĐQT tại HBS nhiệm kỳ 2018-2023.

Vốn âm 366 tỷ và đang mở thủ tục phá sản, Beton 6 của ông Trịnh Thanh Huy phải huỷ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

(Vietnamdaily) - Ngày 9/9 tới, CTCP Beton 6 (BT6) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 để thông qua loạt vấn đề quan trọng, trong đó có việc hủy phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ.

Định hướng năm 2022, Beton 6 đặt mục tiêu doanh thu đạt 40 tỷ đồng. Tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, tái cấu trúc các khoản nợ phải trả hiện có bằng hình thức mua nợ. Hợp tác kinh doanh (cho thuê nhà kho, trung tâm thương mại, khu phức hợp...); quy hoạch lại nhà máy với từng mục địch khác nhau...

Nhìn lại năm 2021, Beton 6 cho biết, trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, tình hình kinh tế tài chính của Beton 6 đã khó khăn nay lại càng sa sút trầm trọng hơn. Beton 6 đã trượt dài trên con dốc thua lỗ nhiều năm, rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, vốn chủ sở hữu bị âm, doanh thu sụt giảm, số nợ phải trả tăng cao hơn tổng tài sản, thiếu hụt nguồn vốn. 

Trước tình hình đó, năm 2020, Ban lãnh đạo Beton 6 buộc phải mở thủ tục phá sản. Trong giai đoạn thực hiện thủ tục phá sản, công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, năm 2021 doanh thu vỏn vẹn hơn 46 tỷ đồng, giảm 48% so năm 2021. Kinh doanh dưới giá vốn nên Beton 6 lỗ gộp 5,6 tỷ đồng.