Hành trình bí ẩn sau hiện vật quý hiếm triệu năm tuổi

(Kiến Thức) - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hiện lưu giữ hàng ngàn hiện vật quý hiếm như sừng tê giác, voi, hổ... có tuổi đời hàng triệu năm.

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hiện lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị. Từ những mảnh cúc đá cách đây hàng triệu năm cho đến các hiện vật quý hiếm như sừng tê giác, voi, hổ... đều được bảo tàng sưu tập về phục vụ mục đích nghiên cứu và tuyên truyền. Thế nhưng, đằng sau những hiện vật đó là hành trình đầy khổ cực của các nhà khoa học từ khâu phát hiện, tìm kiếm cho đến khôi phục nguyên trạng các hiện vật mà không phải ai cũng biết.
Trong khuôn viên Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam có một căn phòng đặc biệt thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, là nơi làm việc của các cán bộ xử lý, chế tác mẫu vật với nhiều xác động vật bốc mùi hôi hám, xú uế và hóa chất...
Một bộ xương hổ được trưng bày ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Một bộ xương hổ được trưng bày ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 
Gom xác động vật chết
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được thành lập năm 2006, là tổ chức sự nghiệp văn hóa - khoa học có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu giữ bảo quản, tổ chức trưng bày, giới thiệu các sưu tập vật mẫu và tư liệu về thiên nhiên Việt Nam, phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch... với rất nhiều mẫu vật cổ sinh quý hiếm cho đến mẫu vật là xác động thực vật bị thối rữa, phân hủy...
Theo ông Phạm Văn Lực, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thì Bảo tàng đã sưu tầm được trên 30.000 hiện vật khác nhau với rất nhiều chủng loại từ xác voi, sư tử, hổ, báo, gấu cho đến các hóa thạch cổ sinh vật... Bộ sưu tập này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với địa chất, cổ sinh vật thì được các nhà khoa học trực tiếp tìm kiếm, phát hiện rồi tổ chức khai quật, thu thập đem về Bảo tàng. 
Đối với các mẫu hiện vật là các tiêu bản động vật hoang dã, quý hiếm thì do các lực lượng kiểm lâm, công an, hải quan, tòa án, thi hành án các địa phương trong cả nước chuyển giao, đưa về sau mỗi vụ án. Các mẫu vật khác do các nhà khoa học của Bảo tàng thu thập. Nếu là hiện vật do người dân phát hiện thì Bảo tàng mua lại để bảo quản và xử lý.
Anh Trần Thanh Tá hoàn thiện một tiêu bản sóc tại Bảo tàng Thiên nhiên.
Anh Trần Thanh Tá hoàn thiện một tiêu bản sóc tại Bảo tàng Thiên nhiên. 
Có nhiều hiện vật là động vật sau khi bị cơ quan chức năng bắt giữ như hổ, báo, rắn, voi... khi đưa về Bảo tàng đang trong tình trạng phân hủy, hôi thối nồng nặc. Những xác động vật này sau đó được chuyển cho các bộ phận chuyên môn để xử lý thành tiêu bản để trưng bày tại Bảo tàng giới thiệu với người dân.
Ông Lực cho biết: "Trước đây, có một số cơ quan sưu tập các mẫu cổ sinh hoặc xác động vật chết như Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Hải dương học Đồ Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới Bảo tàng Địa chất và các Liên đoàn địa chất. Tuy nhiên, việc xử lý này chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa có hệ thống. Đến năm 2006, Chính phủ chỉ đạo thành lập Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thì việc xử lý xác động thực vật chết mới được tổ chức có quy củ và chặt chẽ".
Một đôi chân voi đã được ngâm và tiêm phoóc môn 10%.
Một đôi chân voi đã được ngâm và tiêm phoóc môn 10%.  
Xử lý xác động vật phải qua hàng chục công đoạn
Theo chân các cán bộ Bảo tàng Thiên nhiên, chúng tôi đến ngôi nhà chứa xác động vật nằm cách khu trưng bày của Bảo tàng khoảng 500m. Vừa bước vào cửa, mùi hôi hám của xác động vật cùng với mùi của các loại hóa chất xông vào mũi khiến mỗi người lần đầu bước chân vào đây có cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Thế nhưng, hàng chục cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng vẫn ngày đêm vật lộn với những xác chết hôi thối đó.
Tạm gác lại công việc chế tạo tiêu bản, anh Trần Thanh Tú, cán bộ xử lý hiện vật tiết lộ: "Để có được những tiêu bản động vật trưng bày, hàng chục anh chị em chúng tôi phải vật lộn nhiều tháng trời, thậm chí hàng năm mới xong". 
Sở dĩ thời gian kéo dài như vậy là do việc xử lý mẫu vật phải trải qua hàng chục công đoạn khác nhau tùy vào loài. Chẳng hạn như một con hổ sau khi đưa về Bảo tàng, công đoạn đầu tiên là phải lột da, sau đó ướp da hổ trong muối ăn và phèn chua theo tỷ lệ 1/1 (tùy vào khối lượng da và độ phân hủy mẫu vật mà có sự điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp). Công đoạn ướp da kéo dài khoảng 2 tuần hoặc vài tháng cho đến khi lông hổ cứng lại mới thôi. Đối với những vị trí gốc tai, bàn chân, nách... phải tiêm phoóc môn 10% để làm cứng. Ướp da xong sẽ đến giai đoạn thuộc da, có nghĩa là cạo hết lớp mỡ dính trong da cho đến khi miếng da mỏng, mềm. 
PGS.TS Phạm Văn Lực.
PGS.TS Phạm Văn Lực. 
Tiếp đến là dựng cốt bằng sắt lưới rồi nhồi bông vào trong (hiện Bảo tàng Thiên nhiên không sử dụng công nghệ này nữa vì nó đã lạc hậu, nhưng một số cơ sở nhồi thú tư nhân thì vẫn còn sử dụng). Hiện Bảo tàng đã chuyển sang công nghệ mới là dựng cốt dựa theo dáng vóc của con vật với các tư thế khác nhau. Sau khi chế tạo được cốt thì mặc da vào, tiếp đến đưa vào tủ lạnh sâu âm 50 - 80 độ C trong vòng 48 tiếng để tiêu diệt các loại côn trùng dính trên da, lông sau đó đưa ra bảo quản ở phòng điều hòa với nhiệt độ 20 độ C". 
Sau khi xử lý da xong, bộ phận xương được đưa vào một cái nồi lớn rồi đun nóng ở nhiệt độ 60 độ C, sau đó để nguội vài ngày, thậm chí vài tuần để nồi xương ôi thiu thịt mềm rữa. Tiếp đến vớt xương ra làm sạch mỡ, thịt dính trên xương và tủy xương. Sau khi rửa xương lần thứ nhất các nhà chế tác tiếp tục ngâm xương trong nước lã để các vi sinh vật ăn hết tủy trong xương. Sau đó, ngâm xương bằng xăng trong 1 - 2 tuần để đảm bảo trong xương hết sạch mỡ, nếu không ngâm xăng thì mỡ sẽ sùi ra sau này vi sinh vật tấn công sẽ gây hại mẫu vật. 
Khi mẫu xương sạch rồi các nhà chế tác sẽ đem lắp ghép trở lại. Việc lắp ghép này được tiến hành trên một khung cố định bằng sắt không ghỉ, các đốt xương được gắn với nhau bằng thép để đảm bảo khi trưng bày, bộ xương vững chắc không bị lung lay, dịch chuyển.
Theo PGS.TS Phạm Văn Lực thì tùy mỗi mẫu vật có thời gian xử lý đối với mỗi công đoạn khác nhau, chẳng hạn như nếu ướp da hổ với muối và phèn chua chỉ mất 2 tuần thì da voi phải mất vài tháng, da chồn thì mất vài ngày... Nếu thuộc da thì hổ mất vài ngày, voi mất vài tháng... Đối với công đoạn dựng xương thì xương hổ dựng mất vài ngày, còn xương voi dựng vài tháng, có khi các cán bộ nâng - hạ bộ xương để ướm thử đã hết cả ngày chứ chưa nói đến việc lắp, ghép cố định.
(còn tiếp)
"Trong số các loài động vật được xử lý tại đây thì động vật có lông vũ làm khó nhất, bảo quản cũng rất khó bởi loài này thường bị côn trùng ăn lông, ngoài ra độ ẩm không khí cao cũng làm cho các tiêu bản bị mục nát. Trước đây, muốn bảo quản được các tiêu bản động vật nhồi bông, người ta phải đem ra nắng phơi để tiêu diệt côn trùng ăn lông và chống ẩm, mốc".
PGS.TS Phạm Văn Lực

Bộ sưu tập kỷ vật chiến tranh hàng hiếm của 8X Hà Thành

(Kiến Thức) - 5 năm trời anh Vũ Văn Duy, 34 tuổi lặn lội đi nhiều nơi để sưu tầm những kỷ vật thời chiến tranh.

"Bảo tàng" kỷ vật thời chiến
Chúng tôi tới thăm ngôi nhà của anh Duy, đồng thời cũng là quán cà phê Đó (số 79 Đặng Xuân Bảng, khu đô thị Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) - nơi trưng bày những hiện vật mà anh đã sưu tầm được. Hôm chúng tôi đến, thật trùng hợp khi anh Duy vừa mang về một số đồ kỷ vật chiến tranh của người lính thân tặng. 

Cây xanh khổng lồ trôi lềnh bềnh giữa phố Buôn Ma Thuột

Sau khi bị gãy, một cây xanh nặng hàng tấn đã bị nước cuốn trôi phăng phăng hàng trăm mét giữa đường phố khiến nhiều người đi đường hoảng loạn.

Khoảng 17h ngày 21/8, trận mưa chưa đầy 10 phút nhưng đã làm cho giao thông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, hỗn loạn. Mưa to kèm theo gió lớn đã làm cho nhiều cây xanh trên các trục đường Nguyễn Tất Thành, Ama Kê, Lê Duẩn, bị gãy đổ.
Khoảng 17h ngày 21/8, trận mưa chưa đầy 10 phút nhưng đã làm cho giao thông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, hỗn loạn. Mưa to kèm theo gió lớn đã làm cho nhiều cây xanh trên các trục đường Nguyễn Tất Thành, Ama Kê, Lê Duẩn, bị gãy đổ. 
Trong đó, một cây xanh hơn 10 năm tuổi ở ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Lý Nam Đế, nặng nhiều tấn đã bị nước cuốn trôi xuống ngã ba Nguyễn Tất Thành - Trần Hưng Đạo, cách vị trí ban đầu hơn 100 m.
 Trong đó, một cây xanh hơn 10 năm tuổi ở ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Lý Nam Đế, nặng nhiều tấn đã bị nước cuốn trôi xuống ngã ba Nguyễn Tất Thành - Trần Hưng Đạo, cách vị trí ban đầu hơn 100 m.
Anh Nguyễn Long Nhân, kể: "Lúc đó mưa lớn, nước trên đường chảy xiết nên đường khá vắng người. Tôi đang chạy chậm sát bên lề đường thì bất ngờ một cây xanh đổ ầm xuống, cách tôi khoảng 5m. Chưa kịp định thần thì cây bỗng nhiên trôi vùn vụt theo dòng nước. Tôi vừa chạy theo vừa hét những người đi trước tấp vào lề đường để không bị cây táng vào".
 Anh Nguyễn Long Nhân, kể: "Lúc đó mưa lớn, nước trên đường chảy xiết nên đường khá vắng người. Tôi đang chạy chậm sát bên lề đường thì bất ngờ một cây xanh đổ ầm xuống, cách tôi khoảng 5m. Chưa kịp định thần thì cây bỗng nhiên trôi vùn vụt theo dòng nước. Tôi vừa chạy theo vừa hét những người đi trước tấp vào lề đường để không bị cây táng vào".
Do tán của cây xanh rộng hơn 10 m nên trong lúc trôi cũng đã cuốn theo nhiều chậu hoa cảnh của người dân 2 bên đường. Một nhánh cây xanh còn mắc lại trên cột đèn đỏ.
Do tán của cây xanh rộng hơn 10 m nên trong lúc trôi cũng đã cuốn theo nhiều chậu hoa cảnh của người dân 2 bên đường. Một nhánh cây xanh còn mắc lại trên cột đèn đỏ. 
Mưa lớn cũng đã làm cho đường Nguyễn Tất Thành, trục đường nhiều xe cộ nhất TP Buôn Ma Thuộc ngập chìm trong nước. Hàng trăm xe máy bị té ngã, nước cuốn trôi, giao thông hỗn loạn. Nhiều người dân đã phải ra đẩy xe cho người đi đường và điều tiết giao thông.
Mưa lớn cũng đã làm cho đường Nguyễn Tất Thành, trục đường nhiều xe cộ nhất TP Buôn Ma Thuộc ngập chìm trong nước. Hàng trăm xe máy bị té ngã, nước cuốn trôi, giao thông hỗn loạn. Nhiều người dân đã phải ra đẩy xe cho người đi đường và điều tiết giao thông. 
Trong khi đó, đến khoảng 18h cùng ngày, lực lượng quản lý đô thị mới có mặt để dọn dẹp cây xanh, riêng lực lượng CSGT vẫn chưa có mặt. Tán cây rộng đã quét theo nhiều chậu hoa, biển báo.
 Trong khi đó, đến khoảng 18h cùng ngày, lực lượng quản lý đô thị mới có mặt để dọn dẹp cây xanh, riêng lực lượng CSGT vẫn chưa có mặt. Tán cây rộng đã quét theo nhiều chậu hoa, biển báo.
Lý giải về việc giao thông hỗn loạn cạnh trụ sở công an tỉnh 1 giờ, đại tá Võ Tin, Đội trưởng Đội CSGT TP Buôn Ma Thuột, cho biết: "Anh em vừa giao ca nên giờ mới ra hiện trường để điều tiết giao thông".
 Lý giải về việc giao thông hỗn loạn cạnh trụ sở công an tỉnh 1 giờ, đại tá Võ Tin, Đội trưởng Đội CSGT TP Buôn Ma Thuột, cho biết: "Anh em vừa giao ca nên giờ mới ra hiện trường để điều tiết giao thông".
Theo ông Trương Công Thái, Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, trận mưa lớn kèm gió lốc chiều nay đã làm nhiều cây xanh gãy cành, một số cây to bị bật gốc, nhiều nhà dân bị tốc mái bay ra đường gây cản trở giao thông... Các đơn vị của công ty đang tập trung thu dọn cây xanh và các chướng ngại vật khác để đảm bảo giao thông, chưa thống kê được mức độ thiệt hại.
Theo ông Trương Công Thái, Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, trận mưa lớn kèm gió lốc chiều nay đã làm nhiều cây xanh gãy cành, một số cây to bị bật gốc, nhiều nhà dân bị tốc mái bay ra đường gây cản trở giao thông... Các đơn vị của công ty đang tập trung thu dọn cây xanh và các chướng ngại vật khác để đảm bảo giao thông, chưa thống kê được mức độ thiệt hại.