Hành trình AP phanh phui nạn nô lệ đánh cá ở Đông Nam Á

 Cuộc điều tra công phu, gian khổ của bốn nhà báo AP về nạn nô lệ trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á đã mang lại tự do cho hơn 2.000 nạn nhân.

Loạt bài phóng sự điều tra của hãng tin AP (Mỹ) về nạn nô lệ trong nghề đánh cáĐông Nam Á được trao giải Pulitzer về phục vụ cộng đồng vào hôm 18/4. Tác phẩm này ra đời từ nỗ lực điều tra nghiêm túc và vất vả của 4 phóng viên – những người đã thu thập tài liệu về những sự đối xử khắc nghiệt đối với các ngư dân bị giữ làm con tin ở một hòn đảo xa và về quá trình đưa sản phẩm do họ làm ra tới các siêu thị và nhà hàng ở Mỹ.
Hanh trinh AP phanh phui nan no le danh ca o Dong Nam A
Các nô lệ trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á. Ảnh: EJF. 
Loạt bài này có kèm thêm ảnh và video cho thấy cảnh các nam giới bị nhốt trong cũi và một người đàn ông khóc nức nở khi được đoàn tụ với gia đình mà ông đã không được gặp trong suốt 22 năm. Loạt bài đã giúp giải cứu hơn 2.000 ngư dân và các lao động khác bị ép làm nô lệ thời hiện đại.
Quá trình tác nghiệp đặc biệt
Để có được tác phẩm này, các nhà báo AP đã phải đối mặt với nhiều hiểm nguy thực sự. Các nhà báo cũng gặp phải một vấn đề hóc búa là làm thế nào để vạch trần tội ác này mà không gây nguy hiểm cho các con tin.
Loạt bài “Hải sản đến từ các nô lệ” bao gồm nội dung đưa tin từ 4 nước, do các nhà báo AP là Margie Mason, Robin McDowell, Martha Mendoza và Esther Htusan thực hiện.
Nhóm tác giả sử dụng các bài phóng sự trước đó về nạn lao động cưỡng bức trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á, đồng thời tác nghiệp thêm một năm nữa để nghiên cứu sâu về quá trình đánh bắt và chế biến tôm cùng các loại hải sản được bán ở Mỹ và nơi khác.
Tại trụ sở của AP ở New York, Chủ tịch hãng này Gary Pruitt và Quản lý biên tập Kathleen Carroll đã ca ngợi sức lực và quá trình lao động cật lực của nhóm nhằm thu thập tư liệu chi tiết về nạn nô lệ và chỉ rõ quá trình cung cấp thực phẩm cho các bàn ăn của người Mỹ dựa trên sức lao động đó.
Người phụ trách tin bài quốc tế của AP John Daniszewski nói: “Đây là một thành tựu báo chí, và tôi cho rằng điều đáng nói về các nhà báo là họ đã quyết tâm không dừng lại cho đến khi phơi bày chi tiết mọi thứ”.
Đây là tác phẩm đoạt giải Pulitzer đầu tiên của AP cho nội dung công ích.
McDowell và Htusan đã tới đảo Benjina của Indonesia, cách thủ đô nước này hơn 3.000km.
Các phóng viên đã tìm thấy và nói chuyện với các nam giới bị nhốt trong cũi và phỏng vấn những người lao động khác bị bắt làm nô lệ tại cảng của thị trấn này.
Lợi dùng màn đêm, họ đưa một chiếc thuyền vào để ghi hình các con tin miêu tả cảnh ngộ của mình. Sau đó một gã bảo vệ phát hiện ra. Gã này tức giận lấy thuyền đâm vào thuyền của các phóng viên (nhưng không thành công).
Các lao động khổ sai này là những nam giới nghèo đói đến từ Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan. Họ kể lại việc bị lừa đến đây, bị nhốt, bị đánh đập và ép lao động. Họ chỉ cho các nhà báo một khu mộ, nơi hơn 60 lao động đã chết và được chôn cất với những cái tên giả.
Từ Benjina, nhóm phóng viên AP đã dựa vào công nghệ vệ tinh để dò tìm một tàu thủy chở hải sản do các nô lệ đánh bắt được sang Thái Lan. Ở đây hàng được dỡ khỏi tàu, đưa bằng xe tải tới các nhà máy đông lạnh. Thông qua các cuộc phỏng vấn, theo dõi và hải trình của tàu thủy, họ đã xác định được hành trình của hải sản được chế biến gửi sang Mỹ, tới các nhà cung cấp và bán lẻ như là Wal-Mart và các chuỗi nhà hàng như là Red Lobster.
Chấp nhận đưa tin chậm để bảo đảm an toàn cho nô lệ
Các phóng viên và biên tập viên biết mình có trong tay một sản phẩm báo chí có sức lan tỏa mạnh. Nhưng họ đã kiềm chế để không phát hành sản phẩm báo chí này vì điều đó có thể khiến các con tin gặp nguy hiểm. Thay vào đó, trước tiên họ cung cấp thông tin cho giới chức và đợi tới khi các nam nô lệ này được an toàn, dù rằng các nhà báo có nguy cơ sẽ mất lợi thế đưa tin trước.
Các nỗ lực của nhóm phóng viên đã dẫn tới việc giải cứu và đem lại tự do cho hàng trăm nô lệ trên đảo và trên tàu cũng như việc trấn áp các nhà máy xử lý tôm sử dụng lao động cưỡng bức gồm cả các trẻ em mới 15 tuổi.
Mason và Htusan đã tới Myanmar để chứng kiến cảnh đoàn tụ với gia đình của một trong những nam giới được thả tự do đó sau hai thập kỷ bị giam cầm.
McDowell cho biết nhóm AP đã cố gắng phản ánh sự việc theo hướng tạo điều kiện cho những chuyển biến lớn sau này.
Bà nói: “Tôi nghĩ là điều chúng tôi muốn làm ngay từ đầu là làm cho xã hội chú ý thật nhiều đến vấn đề này, và đó là lý do để chúng tôi liên hệ vụ việc này với chiếc bàn ăn tối của người Mỹ”.
McDowell nói tiếp: “Các chính phủ có thể gây sức ép lên Thái Lan, các nhóm nhân quyền có thể gây sức ép lên các tổ chức quyền lao động, nhưng chỉ khi nào các công ty và người tiêu dùng Mỹ yêu cầu thay đổi thì bạn mới bắt đầu thấy sự thay đổi”.
Chính phủ Indonesia đã bắt đầu mở một cuộc điều tra sau khi AP xuất bản loạt bài điều tra của họ. Loạt tác phẩm này cũng đã dẫn tới vô số vụ bắt giữ và thu giữ hàng hóa trị giá hàng triệu USD.
Hanh trinh AP phanh phui nan no le danh ca o Dong Nam A-Hinh-2
 Chủ tịch hãng AP Pruitt (quay lưng vào ống kính) ôm chúc mừng phóng viên Mendoza trong nhóm tác giả loạt bài điều tra về nô lệ nghề cá. Ảnh: AP.
Giải thưởng lần này là giải thưởng thứ 2 dành cho Mendoza, người đã tham gia vào nhóm phóng viên AP được giải năm 2000 với tác phẩm “Chiếc cầu tại No Gun Ri” nói về các vụ thảm sát dân thường Hàn Quốc do quân đội Mỹ tiến hành trong Chiến tranh Triều Tiên.
Cho đến nay AP đã giành được 52 giải Pulizer, bao gồm một giải thưởng năm 2013 về các bức ảnh nội chiến Syria và một giải báo chí điều tra năm 2012 về việc Sở Cảnh sát New York theo dõi người Hồi giáo. 

Châu Á sẽ hứng siêu động đất sau loạt chấn động liên tiếp?

Những cơn địa chấn mạnh liên tiếp xảy ra chỉ trong vòng 48 giờ qua làm dấy lên lo ngại về một trận siêu động đất có thể đang hình thành.

Việc 4 cơn địa chấn mạnh liên tiếp làm rung chuyển Nam Á, Myanmar và Nhật Bản chỉ trong vòng 48 giờ làm dấy lên lo ngại rằng một trận siêu động đất thảm khốc có thể đang hình thành.
Chau A se hung sieu dong dat sau loat chan dong lien tiep?
Lở đất nghiêm trọng ở khu vực thị trấn Minamiaso, tỉnh Kumamoto, ngày 16/4. Ảnh: Reuters 
Trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra tại tỉnh Kumamoto miền Nam Nhật Bản, rạng sáng 16/4, có thể đã làm 11 người chết và nhiều người phải tìm nơi trú ẩn. Nhiều toà nhà đã đổ sập trong khi người dân vẫn bị mắc kẹt bên trong. Chỉ trước đó hơn một ngày, cơn địa chấn mạnh 6,4 độ Richter tối 14/4 cũng làm rung chuyển chính khu vực này.
Các chuyên gia nhận định hai vụ động đất có thể có mối liên kết. "Trận động đất trước đó có thể là tiền chấn cho cơn địa chấn rạng sáng nay", Shinji Toda, giáo sư Đại học Tohoku, trả lời NHK.
Nhiều trận động đất lớn khác cũng được ghi nhận trong những ngày gần đây. Cùng ngày 14/4, một trận động đất mạnh 5,9 độ Richter đã xảy ra ở khu vực đảo Mindanao, phía nam Philippines, lúc 2h20. Giới chức cho biết không có nguy cơ sóng thần và họ không nhận được báo cáo nào về thương vong hay thiệt hại.
Một cơn địa chấn mạnh 6 độ Richter cũng làm rung chuyển bờ biển ngoài khơi đảo Vanuatu ở Thái Bình Dương. Nó xảy ra ở khu vực cách thị trấn Port Orly khoảng 85 km. Vanuatu nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, một trong những khu vực hay xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
Chau A se hung sieu dong dat sau loat chan dong lien tiep?-Hinh-2
Hiện trường ngổn ngang sau động đất ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Ảnh: Reuters. 
Tối 13/4, trận động đất mạnh 7 độ Richter đã xảy ra tại khu vực tây bắc Myanmar. Rung lắc cũng có thể cảm nhận được ở Bangladesh và một phần Ấn Độ. Trước đó 3 ngày, một trận động đất làm rung chuyển nhiều khu vực ở miền bắc Ấn Độ, Pakistan và thủ đô Kabul của Afghanistan ngày 10/4. Các chấn động xảy ra liên tục và kéo dài ít nhất 5 phút.
Các nhà khoa học cho biết số lượng động đất lớn xảy ra ở khắp vùng phía nam châu Á và Thái Bình Dương kể từ đầu năm đến nay cao hơn mức trung bình. Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, 10 trận động đất đã làm rung chuyển khu vực. Mức độ gia tăng làm dấy lên những lo ngại về sự lặp lại của trận động đất Nepal năm 2015 từng khiến 8.000 người chết, hoặc thậm chí tồi tệ hơn.
"Các điều kiện hiện nay còn có thể kích hoạt ít nhất 4 trận động đất mạnh hơn 8 độ Richter. Và nếu chúng xuất hiện muộn hơn, thì sự tích tụ còn có thể gây ra hậu quả thảm khốc hơn những trận động đất lớn", Roger Bilham, nhà địa chấn học của Đại học Colorado, Mỹ, nhận định.
Chau A se hung sieu dong dat sau loat chan dong lien tiep?-Hinh-3
Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là nguyên nhân gây ra động đất. Ảnh:  USGS. 

Liệu Trung Quốc có “viện Triều chống Mỹ” như trước đây?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh khó có thể “viện Triều chống Mỹ” trong bối cảnh lại xảy ra xung đột trên Bán đảo Triều Tiên.

Các học giả Trung Quốc đại lục đã đưa ra nhận xét trên, sau khi phiên bản tiếng Anh của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đăng một bài bình luận trực tuyến đầu tháng này rằng Trung Quốc vẫn cam kết bảo vệ Triều Tiên chống lại các cuộc tấn công tiềm năng từ bên ngoài. Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên đã ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cách đây 55 năm, theo đó Bắc Kinh cam kết sẽ hỗ trợ Bình Nhưỡng trong trường hợp bị tấn công.
Lieu Trung Quoc co “vien Trieu chong My” nhu truoc day?
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un không ít lần làm mếch lòng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh dayasrioih.bid