Vì sao máy bay Nga bị bắn hạ liên tiếp ở Syria?

(Kiến Thức) - Trong vòng hơn một tháng, có đến 5 máy bay do Nga chế tạo bị bắn hạ trên chiến trường Syria. Vì đâu nên nỗi?

Ngày 12/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo “một trực thăng tấn công Mi-28N Havoc của Nga đã bị rơi gần thành phố Homs" trong đêm 11/4. Hai phi công đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này và thi thể của họ đã được lực lượng đặc biệt Nga chuyển đến căn cứ không quân Hmeimim ở miền bắc Syria. Phía Nga quả quyết "máy bay trực thăng Mi-18N Havoc đã không bị bắn hạ", nhưng nguồn tin tình báo và hàng không của debkafile nghi ngờ tuyên bố này.
Vi sao may bay Nga bi ban ha lien tiep o Syria?
Trực thăng vũ trang Mi-28N Havoc của Nga được trang bị hệ thống bảo vệ President-S. Ảnh Airliners.net
Chiếc trực thăng vũ trang Mi-28N Havoc bị rơi ở Homs là máy bay do Nga chế tạo thứ tư trong vòng 30 ngày bị tên lửa phòng không vác vai tiên tiến của Mặt trận al-Nusra, Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm phiến quân khác bắn hạ.
Những đồn đoán về việc các tổ chức khủng bố ở Syria, và cả ở Iraq, đã sở hữu loại tên lửa tiên tiến có khả năng “qua mặt” các hệ thống phòng thủ của máy bay Nga đã trở thành hiện thực khi trực thăng vũ trang Mi-28N bị bắn rơi đêm ngày 11/4. Mi-28N được trang bị hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất mang tên President-S có khả năng gây nhiễu chủ động và thụ động.
Hệ thống này, còn được gọi là L370-5, bao gồm một hệ thống cảnh báo được lắp đặt trên bốn điểm bên ngoài máy bay, radar và hệ thống chỉ huy và điều khiển có thể xác định tên lửa đang đến gần và làm cho chúng đi chệch khỏi mục tiêu nhắm bắn.
Hệ thống phòng thủ President-S có thể vô hiệu hóa các tên lửa phòng không vác vai thế hệ trước đây như Strela-2 và Strela-3. Nhưng nó vẫn bị bắn hạ bởi các loại tên lửa tiên tiến hơn và đó là lý do tại sao các phiến quân và các nhóm khủng bố đã có thể bắn hạ 5 máy bay do Nga sản xuất ở Syria.
Vào ngày 12/4, một chiếc MIG-21 của Không quân Syria đã bắn hạ bởi hai tên lửa phòng không vác vai tìm nhiệt. Phiến quân Jaysh al-Nasr hoạt động ở làng Kafr Nabudah, trong thành phố Hama, đã bắn rơi chiếc máy bay này và sau đó giết chết các phi công sau khi họ nhảy dù tiếp đất.
Một chiếc máy bay Su-22 của Không quân Syria, đã bị bắn rơi vào ngày 5/4 gần Aleppo chỉ bằng một quả tên lửa vác vai duy nhất. Rõ ràng, đây là loại tên lửa phòng không vác vai tiên tiến mà các phiến quân Mặt trận al-Nusra đang có trong tay. Một phi công đã bị hạ sát khi tiếp đất, còn phi công khác có tên là Khaled Saeed bị bắt làm tù binh.
Ngày 11/4, phiến quân IS khoe đã bắn hạ máy bay quân sự Su-22 do Nga chế tạo, khi chiếc máy bay này cất cánh từ sân bay al-Dumayr ở vùng ngoại ô phía đông thủ đô Damascus. Phiến quân IS đã sử dụng tên lửa phòng không vác vai SA-7 Strela tên lửa với đầu đạn tìm nhiệt hồng ngoại, một loại tên lửa phòng không khá lỗi thời.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cho biết ngày 14/4 đã bắn rơi một máy bay chiến đấu của quân đội chính phủ Assad gần căn cứ không quân Khilkhileh ở tỉnh Swaida, Syria.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết nói rằng máy bay trên bị rơi, nhưng viên phi công thoát nạn và đã về được khu vực do chính phủ kiểm soát ở vùng nông thôn Swaida.
Các cơ quan tình báo phương Tây hiện đang băn khoăn không hiểu vì sao mà các nhóm phiến quân ở Syria lại có trong tay tên lửa phòng không vác vai hiện đại. Không còn nghi ngờ gì nữa, tên lửa phòng không vác vai chính là loại vũ khí gây ra một mối đe dọa lớn và trực tiếp đối với ngành hàng không dân dụng của Israel và các nước khu vực Trung Đông.
Video trực thăng vũ trang K-52 Alligator của Nga không kích phiến quân IS ở Syria. (Nguồn RT):

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Lộ kế hoạch Trung Quốc xây “đảo nhân tạo” mới ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc có kế hoạch xây "đảo nhân tạo" ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, đưa tàu chiến ra sát nơi đồn trú của Hải quân Mỹ ở Biển Đông.

Các cơ quan tình báo Mỹ đã thu được chi tiết kế hoạch quân sự hóa bãi cạn Scarborough trong nhiều tháng qua. Điều này được củng cố vững chắc hơn khi một trang web quân sự của Trung Quốc trong tháng 3 đã “hứng khởi” đăng tải bản kế hoạch bồi đắp, xây dựng ở Scarborough, hiển thị cả đường băng, trạm điện, khu dân cư, cầu cảng làm nơi đậu đỗ cho tàu chiến Trung Quốc… Bãi cạn này cách bờ biển Philippines 230km và được Manila tuyên bố chủ quyền, nhưng hiện bị Trung Quốc chiếm giữ thực tế sau vụ “đối đầu” căng thẳng hồi năm 2012.
Lo ke hoach Trung Quoc xay “dao nhan tao” moi o Bien Dong
 Kế hoạch xây "đảo nhân tạo" ở Scarborough được đăng tải trên trang mạng quân sự của Trung Quốc. Ảnh: WFB

Trung Quốc chọc ngoáy Nga ở “sân sau” Trung Á

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc đề xuất một liên minh chống khủng bố ở Trung Á (không bao gồm Nga) có thể làm gia tăng căng thẳng song phương trong những thập kỷ tới.

Trong nhiều thế kỷ, Trung Á từng là khu vực “bất an chiến lược” đối với cả Trung Quốc và Nga. Vào giữa thế kỷ 18, đế quốc Nga và nhà nước phong kiến Trung Quốc đều mưu toan kiểm soát khu vực Trung Á, với kết quả Nga thâu tóm được Siberia, còn nhà Thanh kiểm soát được khu vực Tân Cương. Trong khi sự hiện diện thường trực nói trên nhằm giảm thiểu các mối đe dọa từ phía các bộ lạc địa phương, nó cũng khiến cho hai gã khổng lồ Âu-Á này cạnh tranh với nhau ở Trung Á cho đến tận ngày nay.
Trung Quoc choc ngoay Nga o “san sau” Trung A
Trung Quốc và Nga đang lao vào “cuộc chơi lớn” tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á. Ảnh nationalinterest.org