Hành tinh đôi quái dị hiện hình từ hư không, giới thiên văn sốc

Xuất hiện trước mắt thần của siêu kính viễn vọng James Webb, các hành tinh mới gây bối rối khi hoàn toàn không có sao mẹ, đi lang thang theo từng cặp và to lớn gần bằng Sao Mộc.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai nhà thiên văn Samuel Pearson và Mark MacCaughrean từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện hàng chục vật thể giống hành tinh vô cùng kỳ lạ đang trôi nổi giữa tinh vân Orion.

Theo Science Alert, trong cụm hình thang của tinh vân, các vật thể dị biệt có khối lượng gần bằng Sao Mộc này không bị ràng buộc với bất kỳ ngôi sao nào, trôi dạt trong thiên hà theo từng cặp liên kết với nhau bằng một lực hấp dẫn.

Hanh tinh doi quai di hien hinh tu hu khong, gioi thien van soc

"Trái tim" của tinh vân Orion dưới ống kính của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Để một hành tinh ra đời, nó cần một ngôi sao mẹ sở hữu một đĩa khí bụi, nơi vật chất kết tụ thành hành tinh.

Hiếm hoi hơn, trong một loại "hành tinh từ hư không" khác gọi là sao lùn nâu, khí bụi giữa các vì sao đã tự kết tụ lại như quá trình hình thành sao, nhưng lại tạo thành thứ quá nhỏ để duy trì phản ứng nhiệt hạch nên trở thành dạng nửa hành tinh, nửa sao.

Nhưng sao lùn nâu ít nhất phải to gấp 13 lần Sao Mộc. Một thứ quá nhỏ như hành tinh được cho là không thể tự hình thành.

Vì vậy, có thể nói không có bất kỳ cơ chế hình thành nào có thể giải thích cho các cặp vật thể giống hành tinh kỳ lạ mà nhóm nghiên cứu ESA vừa tìm thấy.

Họ gọi chúng là JuMBO, khoảng 1 triệu năm tuổi, với nhiệt độ bề mặt khoảng 700 độ C, quay quanh nhau với khoảng cách từ 25-390 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời.

Phân tích ánh sáng mờ nhạt cho thấy các "hành tinh" này có hơn nước, carbon monoxide, methane, giống với các hành tinh khổng lồ khí kiểu Sao Mộc. 

Công bố phát hiện trên tạp chí Nature, các tác giả đưa ra một số giả thuyết.

Trong đó, giả thuyết hàng đầu cho rằng chúng đúng là hành tinh, nhưng là hành tinh "chạy trốn".

Orion là một tinh vân dày đặc sao. Khi các ngôi sao quá gần nhau, chúng có thể tương tác bất lợi và phá vỡ hệ hành tinh của nhau, khiến vài cái văng ra ngoài. Có thể chúng đã kết đôi và đi lang thang sau biến cố.

Ngoài ra, chúng cũng có thể đại diện cho một lớp hành tinh hoặc vật thể giống hành tinh được hình thành theo một cách riêng biệt mà nhân loại chưa biết tới. Đã từng có các vật thể lang thang đơn lẻ, nhỏ hơn Sao Mộc khác từng được phát hiện bên trong Orion.

"Vật lý nói rằng không thể tự hình thành những vật thể nhỏ như vậy. Chúng tôi muốn xem liệu chúng ta có thể phá vỡ các nguyên tắc vật lý không? Và tôi nghĩ chúng ta đã làm được, điều đó thật tốt" - TS McCaughrean nói.

"Sự sống hoàng hôn" đang ngự trị ở hành tinh hai mặt?

Một thiết kế hành tinh hoàn toàn khác với Trái Đất - dạng hành tinh nhãn cầu cực đoan - vẫn có thể nuôi dưỡng sự sống theo cách bất ngờ.

Theo Science Alert, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Ana Lobo từ Trường Đại học California Irvine (UCI - Mỹ) đã để cử thứ mà họ gọi là "hành tinh nhãn cầu" vào danh sách các thế giới nên được nghiên cứu sâu trong các cuộc tìm kiếm "miền đất hứa" của sự sống.

Các kính viễn vọng của NASA đã tìm ra khoảng 5.300 ngoại hành tinh, tức các hành tinh thuộc các hệ sao khác. Để tìm hiểu toàn bộ chúng là một công việc khổng lồ nên các nhà khoa học luôn cố tìm ra các "bộ lọc" phù hợp để xác định những loại nào có khả năng sinh sống cao nhất.

Nóng: Phát hiện tín hiệu “lạ”, nghi tồn tại sự sống ngoài hành tinh

Các nhà thiên văn Mỹ mới thông báo về việc phát hiện một ngoại hành tinh cách Trái đất 12 năm ánh sáng. Hành tinh này có thể phát ra tín hiệu vô tuyến khiến họ nghi ngờ đây có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh.

Nong: Phat hien tin hieu “la”, nghi ton tai su song ngoai hanh tinh
 Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà vật lý thiên văn thông báo đã tìm thấy hành tinh YZ Ceti làm chệch hướng các tín hiệu vô tuyến lặp lại từ ngôi sao mà nó quay quanh. Hành tinh YZ Ceti cách Trái đất 12 năm ánh sáng và được cho có thể có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh.