Hàng trăm trường học tại Anh bị đe dọa đánh bom

Hơn 400 trường học tại Anh đã nhận được thư điện tử đe dọa cho nổ bom trong khuôn viên trường nếu không nộp khoản tiền chuộc tương đương 5.000 USD trong vòng 3 tiếng đồng hồ. 

Ngày 19/3, hơn 400 trường học tại Anh đã nhận được thư điện tử đe dọa cho nổ bom trong khuôn viên trường nếu không nộp khoản tiền chuộc tương đương 5.000 USD trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Một số trường đã phải đóng cửa hoặc sơ tán học sinh sau khi nhận được những thư đe dọa đánh bom này.
Một số trường đã phải đóng cửa hoặc sơ tán học sinh sau khi nhận được những thư đe dọa này. Ảnh:mirror.co.uk
 Một số trường đã phải đóng cửa hoặc sơ tán học sinh sau khi nhận được những thư đe dọa này. Ảnh:mirror.co.uk
Theo phóng viên TTXVN tại London, nhiều trường học tại thủ đô và các địa phương khác như Manchester, Northumbria và Bắc Yorkshire đã nhận được thư đe dọa. Các lực lượng cảnh sát tại một loạt những khu vực thuộc xứ England của Anh như Cumbria, Cambridgeshire, Humberside, Hertfordshire, Lincolnshire, Derbyshire, Avon và Somerset cũng báo cáo về tình trạng một số trường phổ thông và đại học trong khu vực của mình nhận được những email tương tự. Riêng tại vùng Humberside, ít nhất 19 trường học đã báo cáo về việc nhận được đe dọa đánh bom.
Cảnh sát địa phương và các cơ quan chống khủng bố của Anh cùng ngày đã ra thông báo rằng những bức thư đe dọa này là “không đáng tin”. Phó Chỉ huy Cảnh sát vùng Humberside Tony Cockerill cho biết cảnh sát đã liên lạc với các trường học bị đe dọa. Cảnh sát vùng Manchester thông báo đang tiến hành điều tra kỹ lưỡng các email trên, tuy nhiên cũng trấn an các trường học và phụ huynh học sinh rằng hiện tại chưa có “mối đe dọa trực tiếp” nào. Tuyên bố của cảnh sát vùng Bắc Yorkshire miêu tả lời đe dọa là “giả mạo” và khẳng định các chuyên gia tội phạm mạng với sự hỗ trợ của cảnh sát địa phương đã xem xét những bức email này và “tin tưởng không có mối đe dọa thực sự nào.”
Mặc dù vậy, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Anh đã ra khuyến cáo đề nghị các trường tăng cường cảnh giác và thông báo ngay lập tức với cảnh sát địa phương nếu nhận được email đe dọa đánh bom.

TNK chiếm thành phố Afrin, người Kurd “bỏ của chạy lấy người”

(Kiến Thức) - Sau gần 2 tháng phát động chiến dịch Nhành Ôliu tại vùng Afrin, Aleppo (Syria), Thổ Nhĩ Kỳ mới đây tuyên bố đã giành quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Afrin và các tay súng người Kurd đã phải tháo chạy khỏi khu vực này.

Theo RT, ngày 18/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thông báo quân đội nước này và lực lượng đồng minh đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Afrin (Syria) từ tay người Kurd. Ảnh: Reuters.
 Theo RT, ngày 18/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thông báo quân đội nước này và lực lượng đồng minh đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Afrin (Syria) từ tay người Kurd. Ảnh: Reuters.

“Các lực lượng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào trung tâm thành phố Afrin mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào từ phía các chiến binh người Kurd do họ đã tháo chạy khỏi khu vực này trước đó. Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết đã thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ cư dân Afrin”, NTV đưa tin. Ảnh: Reuters.
“Các lực lượng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào trung tâm thành phố Afrin mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào từ phía các chiến binh người Kurd do họ đã tháo chạy khỏi khu vực này trước đó. Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết đã thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ cư dân Afrin”, NTV đưa tin. Ảnh: Reuters. 

Như vậy, sau gần hai tháng kể từ khi phát động chiến dịch Nhành Ôliu nhằm vào người Kurd tại Afrin (Syria) hôm 20/1, Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm phiến quân do Ankara hậu thuẫn đã chiếm được khu vực này. Ảnh: Reuters.
 Như vậy, sau gần hai tháng kể từ khi phát động chiến dịch Nhành Ôliu nhằm vào người Kurd tại Afrin (Syria) hôm 20/1, Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm phiến quân do Ankara hậu thuẫn đã chiếm được khu vực này. Ảnh: Reuters.

Quân đội Syria Tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kéo hạ bức tượng của người Kurd ở trung tâm Afrin ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
 Quân đội Syria Tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kéo hạ bức tượng của người Kurd ở trung tâm Afrin ngày 18/3. Ảnh: Reuters.

Người phụ nữ đi bộ gần một chốt kiểm soát của FSA ở Afrin, Syria, ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
 Người phụ nữ đi bộ gần một chốt kiểm soát của FSA ở Afrin, Syria, ngày 18/3. Ảnh: Reuters.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được kho vũ khí, đạn dược mà người Kurd bỏ lại ở Afrin. Ảnh: Twitter.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được kho vũ khí, đạn dược mà người Kurd bỏ lại ở Afrin. Ảnh: Twitter.

Các thành viên của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và FSA giương cờ tại Afrin, Syria, ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
 Các thành viên của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và FSA giương cờ tại Afrin, Syria, ngày 18/3. Ảnh: Reuters.

Lực lượng FSA ăn mừng chiến thắng tại thành phố Afrin sau khi chiếm quyền kiểm soát thành phố này. Ảnh: Reuters.
 Lực lượng FSA ăn mừng chiến thắng tại thành phố Afrin sau khi chiếm quyền kiểm soát thành phố này. Ảnh: Reuters.

Người dân đi bộ trên đường phố Afrin sau khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tới khu vực này. Ảnh: Reuters.
Người dân đi bộ trên đường phố Afrin sau khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tới khu vực này. Ảnh: Reuters. 

Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chụp ảnh “tự sướng” tại Afrin ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
 Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chụp ảnh “tự sướng” tại Afrin ngày 18/3. Ảnh: Reuters.

Người đàn ông vẫy cờ trắng sau khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tới khu vực này hôm 18/3. Ảnh: Reuters.
 Người đàn ông vẫy cờ trắng sau khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tới khu vực này hôm 18/3. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng FSA tuần tra trên đường phố Afrin ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
 Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng FSA tuần tra trên đường phố Afrin ngày 18/3. Ảnh: Reuters.

Lực lượng FSA phá dỡ một bức tượng người Kurd ở trung tâm Afrin. Ảnh: Reuters.
 Lực lượng FSA phá dỡ một bức tượng người Kurd ở trung tâm Afrin. Ảnh: Reuters.

Xe quân sự của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trên đường phố Afrin. Ảnh: Reuters.
 Xe quân sự của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trên đường phố Afrin. Ảnh: Reuters.

Lực lượng FSA do Ankara hậu thuẫn trên đường tiến về phía bắc Afrin hôm 17/3. Ảnh: Reuters.
 Lực lượng FSA do Ankara hậu thuẫn trên đường tiến về phía bắc Afrin hôm 17/3. Ảnh: Reuters.

Một chiến binh FSA cầm vũ khí và nhành Ôliu ở phía bắc Afrin ngày 17/3. Ảnh: Reuters.
 Một chiến binh FSA cầm vũ khí và nhành Ôliu ở phía bắc Afrin ngày 17/3. Ảnh: Reuters.

Những điều ít người biết về nữ hoàng vĩ đại nhất nước Anh

(Kiến Thức) - Victoria là Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland từ ngày 20/6/1837 cho đến khi bà qua đời. Nữ hoàng Victoria là thành viên Hoàng gia Anh đầu tiên đi du lịch bằng tàu hỏa và từng trải qua 6 vụ ám sát hụt.

Theo ATI, Victoria là tên đệm của Nữ hoàng, tên thật của bà là Alexandrina. (Nguồn ảnh: ATI)
 Theo ATI, Victoria là tên đệm của Nữ hoàng, tên thật của bà là Alexandrina. (Nguồn ảnh: ATI)

Nữ hoàng Victoria được nuôi dưỡng theo quy tắc “Kensington System”, có nghĩa là bà gần như bị cô lập hoàn toàn khiến bà phụ thuộc vào cha mẹ.
Nữ hoàng Victoria được nuôi dưỡng theo quy tắc “Kensington System”, có nghĩa là bà gần như bị cô lập hoàn toàn khiến bà phụ thuộc vào cha mẹ. 

Bà trở thành Nữ hoàng Anh khi mới 18 tuổi.
Bà trở thành Nữ hoàng Anh khi mới 18 tuổi.  

Sau đó, Nữ hoàng Victoria chuyển vào Cung điện Buckingham và trở thành vị hoàng đế đầu tiên sống trong cung điện này.
 Sau đó, Nữ hoàng Victoria chuyển vào Cung điện Buckingham và trở thành vị hoàng đế đầu tiên sống trong cung điện này.

Victoria đã cầu hôn người anh họ của bà, Hoàng thân Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha. Sở dĩ Vương thân Albert không thể chủ động cầu hôn Victoria là vì khi đó bà đã trở thành Nữ hoàng.
 Victoria đã cầu hôn người anh họ của bà, Hoàng thân Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha. Sở dĩ Vương thân Albert không thể chủ động cầu hôn Victoria là vì khi đó bà đã trở thành Nữ hoàng.

Sau khi Hoàng thân Albert qua đời ở tuổi 42 vì bệnh sốt thương hàn (hoặc một chứng bệnh kinh niên khác) vào năm 1861, Nữ hoàng Victoria đã thông qua một số nghi thức tang lễ đặc biệt.
Sau khi Hoàng thân Albert qua đời ở tuổi 42 vì bệnh sốt thương hàn (hoặc một chứng bệnh kinh niên khác) vào năm 1861, Nữ hoàng Victoria đã thông qua một số nghi thức tang lễ đặc biệt. 
Nữ hoàng Victoria thông thạo nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Pháp, tiếng Italy và tiếng Hindustan.
 Nữ hoàng Victoria thông thạo nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Pháp, tiếng Italy và tiếng Hindustan.

Bà học tiếng Hindustan từ một người hầu Ấn Độ có tên Abdul Karim. Nữ hoàng Victoria coi Karim là người bạn chân thành và đáng tin cậy nhất.
Bà học tiếng Hindustan từ một người hầu Ấn Độ có tên Abdul Karim. Nữ hoàng Victoria coi Karim là người bạn chân thành và đáng tin cậy nhất. 

Tuy nhiên, gia đình Nữ hoàng Victoria không thích sự hiện diện của Karim cũng như việc Karim thân thiết với Nữ hoàng. Sau khi Nữ hoàng Victoria qua đời, gia đình bà đã trục xuất người này về Ấn Độ.
 Tuy nhiên, gia đình Nữ hoàng Victoria không thích sự hiện diện của Karim cũng như việc Karim thân thiết với Nữ hoàng. Sau khi Nữ hoàng Victoria qua đời, gia đình bà đã trục xuất người này về Ấn Độ.
Nữ hoàng Victoria được biết đến là người đầu tiên mang căn bệnh Hemophilia (máu khó đông) hay còn được gọi là “bệnh hoàng gia”.
  Nữ hoàng Victoria được biết đến là người đầu tiên mang căn bệnh Hemophilia (máu khó đông) hay còn được gọi là “bệnh hoàng gia”.

Khuôn mặt của Nữ hoàng Victoria xuất hiện trên con tem đầu tiên, Penny Black (Đồng xu đen). Con tem này được phát hành ở Anh vào ngày 1/5/1840.
 Khuôn mặt của Nữ hoàng Victoria xuất hiện trên con tem đầu tiên, Penny Black (Đồng xu đen). Con tem này được phát hành ở Anh vào ngày 1/5/1840.

Một trong những cuốn sách yêu thích của Nữ hoàng Victoria là The Strange Case of Dr.Jekyll and Mr.Hyde (Bác sĩ Jekyll và ông Hyde).
Một trong những cuốn sách yêu thích của Nữ hoàng Victoria là The Strange Case of Dr.Jekyll and Mr.Hyde (Bác sĩ Jekyll và ông Hyde).

Năm 1880, Nữ hoàng Victoria đã cho người lấy gỗ từ con tàu HMS Resolute nghỉ hưu để làm một chiếc bàn làm việc tặng cho Tổng thống Mỹ khi đó là ông Rutherford Hayes.
 Năm 1880, Nữ hoàng Victoria đã cho người lấy gỗ từ con tàu HMS Resolute nghỉ hưu để làm một chiếc bàn làm việc tặng cho Tổng thống Mỹ khi đó là ông Rutherford Hayes.

Từ ngày 1/5/1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ, dù chưa từng đặt chân đến đất nước này.
 Từ ngày 1/5/1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ, dù chưa từng đặt chân đến đất nước này.

Nữ hoàng Victoria là thành viên Hoàng gia Anh đầu tiên đi du lịch bằng tàu hỏa.
 Nữ hoàng Victoria là thành viên Hoàng gia Anh đầu tiên đi du lịch bằng tàu hỏa.

Nữ hoàng Victoria từng trải qua 6 vụ ám sát hụt. Bà qua đời ngày 22/1/1901.
 Nữ hoàng Victoria từng trải qua 6 vụ ám sát hụt. Bà qua đời ngày 22/1/1901.