Hàng loạt sai phạm không thể chấp nhận tại cầu Chu Va 6

(Kiến Thức) - Ròng rọc nằm xô lệch, trục đỡ ròng rọc bị hàn cẩu thả, trụ bêtông cổng chào xây ẩu, trụ tháp neo độn gạch, chế tạo ắc neo tăng đơ sai thiết kế, quy trình kỹ thuật...

Vụ sập cầu treo Chu Va 6 đã gây ra hậu quả vô cùng tang thương cho người dân xã Sơn Bình (Lai Châu) khi cướp đi sinh mạng của 9 người dân vô tội và 36 người bị thương, nguy kịch vì đa chấn thương. Vì những hậu quả đau lòng này mà báo chí, dư luận, một số cơ quan liên quan như Bộ GTVT đã quyết vào cuộc điều tra nguyên nhân thực sự dẫn đến sự cố này là gì. Và càng đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, người ta càng tá hỏa khi phát hiện ra hàng loạt sai phạm không thể chấp nhận được của cây cầu này. 
Cầu Chu Va 6 sau vụ tai nạn.
Cầu Chu Va 6 sau vụ tai nạn.  
Cái mà bất cứ một người nào đi qua cầu Chu Va 6 đều nhìn thấy là trên đỉnh trụ cổng chào - là giá đỡ cho trục ròng rọc có dây neo (dây chằng) vắt qua - có mặt bích là những tấm sắt hình vuông cắm vào trụ bêtông đã nghiêng ngả, thậm chí có tấm đã bị lún xuống nên ròng rọc không còn nằm ở giữa hai mặt bích mà bị lệch về một phía, vì thế dây chằng không còn vắt thẳng qua ròng rọc. Việc xô lệch như thế có thể làm dây neo bật ra khỏi ròng rọc bất cứ lúc nào khi dây neo chịu tải khi có người đi qua, dẫn đến tai nạn.
Theo TS vật lý Nguyễn Văn Khải – người đã đến hiện trường cầu Chu Va 6 khảo sát thực tế, trục đỡ ròng rọc là một thanh sắt tròn, hai đầu có hai đoạn sắt xoắn đường kính khoảng 26cm được hàn vào một cách cẩu thả và đã hoen gỉ. Vậy không thể hiểu ròng rọc có khả năng lăn được hay không mỗi khi trọng lượng trên mặt cầu thay đổi. “Nếu ròng rọc không lăn được thì đây là điều vô cùng nguy hiểm, vì khi đó xác suất đổ hai cổng chào về phía lòng suối sẽ lớn hơn 0; kèm theo việc trụ bêtông cổng chào được xây rất ẩu”, TS Khải khẳng định.
Một điểm đáng chú ý khác nữa đó là trụ bêtông cổng chào được thi công rất cẩu thả. Mặt bêtông không phẳng như quy định về chất lượng, mà có nhiều lỗ rỗ sâu, có chỗ sùi lên...
Dù chưa đo đạc các thông số của ốc neo bằng máy móc, nhưng khi vừa nhìn thấy ốc neo, TS Khải đã cho hay: “Bình thường thì 4 ốc neo của cầu Chu Va có thể chịu được trọng tải của cầu và hàng trăm người đi qua, nếu khoảng cách giữa hai mặt bích ép ốc neo vào giữa không quá rộng như hiện tại - chỉ được phép trong khoảng 0,5-1cm - và đường kính trong của ốc neo chỉ lớn hơn đường kính của đinh ốc đỡ 0,2-0,5mm”.
Theo TS Khải, vật liệu chế tạo ốc neo phải có tính chống ăn mòn và chịu va đập cao. Chính vì yêu cầu kỹ thuật này không được thực hiện nên ốc neo đã liên tục bị cọ xát, mài mòn mỗi khi có người và phương tiện đi qua cầu. Chính sự mài mòn nêu trên là nguyên nhân dẫn đến lúc ốc neo không đủ sức chịu tải đã vỡ tách làm đôi, gây nên tuột dây neo dẫn đến tai nạn.
Trụ tháp neo của cầu Chu Va được độn gạch bao quanh, điều này không có trong bản thiết kế.
 Trụ tháp neo của cầu Chu Va được độn gạch bao quanh, điều này không có trong bản thiết kế. 
Điều này cho thấy, có thể công tác bảo duỡng và chăm sóc cầu treo Chu Va 6 đã không được thực hiện, nên lỗi kỹ thuật nêu trên đã không được phát hiện kịp thời, gây ra hậu quả khôn lường.
Một người dân ở xã Sơn Bình, ông Hạ A Tùng (70 tuổi, nhà ở ngay đầu cầu treo Chu Va 6, có con trai cả chết trong vụ lật cầu vừa qua) cũng đã khẳng định điều trên: “Từ khi làm xong cây cầu đến nay, tôi không hề thấy có thợ đến bảo dưỡng, sửa chữa cho các trục ròng rọc và ốc neo”.
Những sai phạm, thiếu sót trong việc xây dựng và bảo trì cầu treo Chu Va 6 trên mới chỉ là những thứ có thể trực tiếp nhìn thấy ngay được. Bên cạnh những sai phạm này, sau một quá trình điều tra, mới đây tổ công tác của Bộ GTVT đã công bố thêm một số sai phạm nghiêm trọng khác.
Cụ thể, theo Bộ GTVT, nguyên nhân sự cố sập cầu treo Chu Va 6 được khẳng định là do việc chế tạo ắc neo tăng đơ có 2 sai sót lớn là không đúng thiết kế và không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Theo đó, tiết diện ắc neo thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2 chỉ bằng khoảng 50% tiết diện chịu lực thiết kế. Bề mặt lỗ ắc neo tăng đơ lồi lõm biểu hiện không được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng khi chế tạo đã sử dụng biện pháp gia nhiệt thổi thủng chiều dày, sai chỉ dẫn kỹ thuật.
Những lỗi kỹ thuật lộ rõ ở trụ cầu treo Chu Va 6.
Những lỗi kỹ thuật lộ rõ ở trụ cầu treo Chu Va 6.
Điều này sai với chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thuyết minh thiết kế số 03-12/BC-KTKT ngày 15/5/2012 do Tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn công nghiệp Lào Cai lập, tại trang 6: “Các lỗ luồn bu lông phải được chế tạo bằng cách khoan hoặc đột; tuyệt đối không được tạo lỗ bằng cách dùng que hàn để “thổi”. Việc gia nhiệt không đúng qui trình sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu thép. Vết đứt ắc neo tăng đơ tại hiện trường thể hiện rõ việc phá hoại đột ngột do vật liệu hóa giòn. Theo nhận định của Tổ công tác, đây là nguyên nhân trực tiếp gây sự cố sập cầu.
Một sai phạm khác cũng được người dân địa phương và báo chí phản ánh trước đó, nay đã được Bộ GTVT xác nhận lại, đó là trụ tháp neo được thi công không đúng yêu cầu kỹ thuật. Việc ốp gạch, trát phủ ngoài trụ tháp không có trong hồ sơ thiết kế và không đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành.
Sáng 24/2, hàng chục người dân ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu đi bộ đưa tang vượt qua cây cầu treo thì dây cáp đứt. Nhiều người rơi xuống suối từ độ cao 9m. Vụ sập cầu khiến kết quả cuối cùng là 9 người thiệt mạng (7 người chết tại hiện trường và trên đường cấp cứu, 2 người tử vong tại bệnh viện). 36 người bị thương nặng, hoặc nguy kịch vì đa chấn thương.
Vụ sập cầu ở Lai Châu đã gây nên những hậu quả thật tang thương cho những người dân vô tội. Thế nhưng cho đến nay, dù Bộ GTVT đã đưa ra kết luận về nguyên nhân làm sập cầu treo là do nhà thầu thi công không đúng với hồ sơ thiết kế, và đã đề nghị xem xét, khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan đến sự cố. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu các đơn vị liên quan sẽ phải chịu tội như thế nào, và có cá nhân cụ thể nào phải chịu trách nhiệm hình sự cho vụ tai nạn tang thương này?
Kiến Thức sẽ thông tin về việc này trong bài tới.

Diện mạo mới... hoành tráng các đô thị vệ tinh TP.HCM

(Kiến Thức) - Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Nhơn Trạch... là những đô thị vệ tinh của TP.HCM đang không ngừng thay đổi diện mạo với những hoạt động xây dựng và quy hoạch.

Trong số các đô thị vệ tinh của TP.HCM, đô thị Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang là nơi nổi bật nhất trong việc thay đổi diện mạo. Tiêu biểu là sự xuất hiện của tòa nhà trung tâm hành chính tập trung của tỉnh, được xây dựng tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Dự án xây dựng thành phố mới Bình Dương rộng đến 1400 ha cũng được khởi động đem đến một diện mạo mới cho Thủ Dầu Một. Ảnh: Lao động
 Trong số các đô thị vệ tinh của TP.HCM, đô thị Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang là nơi nổi bật nhất trong việc thay đổi diện mạo. Tiêu biểu là sự xuất hiện của tòa nhà trung tâm hành chính tập trung của tỉnh, được xây dựng tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Dự án xây dựng thành phố mới Bình Dương rộng đến 1400 ha cũng được khởi động đem đến một diện mạo mới cho Thủ Dầu Một. Ảnh: Lao động
Hiện tại, Thủ Dầu Một đang tập trung vào kế hoạch đầu tư xây dựng trong giai đọn 2013 - 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I.
 Hiện tại, Thủ Dầu Một đang tập trung vào kế hoạch đầu tư xây dựng trong giai đọn 2013 - 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I. 

Vẫn chưa thấy vật lạ nghi của máy bay Malaysia ở Thổ Chu

(Kiến Thức) - Tới 5h sáng 10/3, hai tàu của Việt nam tiếp cận vật lạ tại tọa độ mà thủy phi cơ xác định nhưng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ manh mối nào.

Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km và triển khai tìm kiếm mảnh vỡ tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.

Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.
Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.

Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia (DCA) cũng cho biết: Đội tìm kiếm của Singapore đã phát hiện được mảnh vỡ ở địa điểm cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100 km về phía tây nam. Tuy nhiên, mảnh vỡ này không phải là của chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách đang mất tích. 

Ngoài ra, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho biết, dù vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận liệu có phải của chiếc máy bay mất tích hay không.

“Vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh xem liệu vết dầu này có phải của chiếc máy bay mất tích hay không. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận”, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman tuyên bố.

Vết dầu loang lớn được Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) phát hiện sáng nay cách Tok Bali, Kelantan khoảng 100 hải lý.

Theo ông Azharuddin, tại thời điểm này, 9 quốc gia đang tham gia tìm kiếm cứu nạn với 40 tàu và 34 máy bay. Tuy nhiên, đang tiếc các đội tìm kiếm không tìm thấy bất cứ dấu hiệu cụ thể nào liên quan đến chiếc máy bay mất tích.

Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.
Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.

Sau khi không tìm thấy vật thể lạ theo thông tin từ phía Singapore, vào 18h50, thủy phi cơ DHC6 mang số hiệu VNT – 777 của cảnh sát biển Việt Nam bay ở tầm thấp, đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích, ở tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km.

Thủy phi cơ DHC6 xuất kích... tìm được luôn vật lạ

Cũng tại tọa độ này, chiều nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện vật lạ màu vàng. Ngoài ra, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn cho biết, còn có một thanh ngang giống với thanh thăng bằng của đuôi máy bay. Dự kiến, tối nay, tàu cứu hộ sẽ được điều ra trục vớt hiện vật khả nghi.

Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong
 Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong

Trong một diễn biến mới, Cơ quan hàng không Malaysia vừa cho biết, máy bay Boeing B777-200 bị rơi trên hải phận nước này, cách ranh giới biển giữa Việt Nam - Malaysia 25 hải lý. Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng cục Cứu hộ, Cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng khẳng định thông tin này.

Vào 18h30, máy bay An26 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất kết thúc ngày thứ 2 tìm kiếm cùng nhiều phương tiện máy bay, tàu chiến trong nước và các quốc gia khác.

Trong suốt thời gian bay cùng tổ tìm kiếm trên máy bay An26 thuộc Lữ đoàn 918 Quân chủng Phòng không Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Tuyến, trưởng phòng cứu hộ cứu nạn yêu cầu: "Máy bay đang ở độ cao 1200m và yêu cầu tất cả mọi người trên máy bay tập trung quan sát dưới biển. Nếu phát hiện bất cứ vật gì đều báo cáo ngay cho tổ cứu hộ cứu nạn".

PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, có rất nhiều tàu của các nước tham gia tìm kiếm tại vùng biển này. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ tìm kiếm, bằng mắt thường, tất cả cũng chỉ ghi nhận được có nhiều vết loang (chưa xác định có phải dầu hay không) kéo dài cả một vùng rộng lớn trên biển.

Khoảng 18h, các máy bay tìm kiếm gần như đã trở về đất liền. Việt Nam còn 01 An26, Mỹ - 01 máy bay và Malaysia là 2 chiếc.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
17h chiều nay, tại văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bắt đầu chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Cùng thời điểm này, lực lượng tìm kiếm của Mỹ thông tin rằng, sau khi nhận được thông tin về vật lạ từ phía Singapore, máy bay Mỹ đã hạ thấp độ cao, tiếp cận hiện trường và xác minh vật thể khả nghi không liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.
Vào khoảng 16h, báo New Straits Times của Malaysia đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm ở ngoài khơi Kelantan, nơi máy bay Malaysia xuất hiện lần cuối, lực lượng cứu hộ hàng hải nước này đã tìm thấy mẩu vải bạt - được cho là áo phao. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định vật thể này có liên quan tới Boeing B777-200 chở 239 hành khách bặt tin từ rạng sáng qua.