Hàng loạt phi công Vietnam Airlines lại xin nghỉ việc, gửi đơn cầu cứu

Cho rằng Vietnam Airlines gây khó không cho nghỉ việc, nếu nghỉ phải bồi thường số tiền lớn, một nhóm phi công đã gửi đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng.

Trong đơn kiến nghị với 16 chữ ký trực tiếp gửi đến Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, các phi công của Vietnam Airlines (VNA) nói rằng hãng hàng không quốc gia đang vi phạm Luật Lao động, môi trường làm việc không đảm bảo. Cùng với đó là các bất cập đang tồn tại ở VNA và khẳng định đã nhiều lần đối thoại với doanh nghiệp trong nhiều năm, nhưng không nhận được hợp tác.
“Trong 3 năm qua chúng tôi đã đối thoại với VNA rất nhiều nhưng không nhận được sự hợp tác. Môi trường làm việc không được đảm bảo, gây bức xúc trong công việc cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của các phi công. Lương phi công cũng quá thấp so với mặt bằng chung của ngành hàng không...”, nội dung đơn nêu.
Phi công Vietnam Airlines cho rằng họ nhận mức lương thấp hơn mặt bằng chung. Ảnh: Anh Tuấn.
 Phi công Vietnam Airlines cho rằng họ nhận mức lương thấp hơn mặt bằng chung. Ảnh: Anh Tuấn.
Các phi công cũng cho rằng Thông tư 41 của Bộ Giao thông Vận tải với những quy định liên quan đến ngành hàng không, lao động trong lĩnh vực hàng không trái với Luật Lao động, từ đó gây khó dễ cho những người muốn xin nghỉ việc.
Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải ra thông tư 41/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều trong phần 12 và 14 của Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. Tại phần 14.169 có nội dung quy định “nhân viên hàng không trình độ cao” muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày.
Ngoài ra khi chuyển đổi nhà khai thác phải “đã chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (nếu có) đối với người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay hiện tại theo quy định…”.
Tiếp đó, Thông tư 21/2017 cũng đã đưa những nội dung trên vào “Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay”.
Các phi công nói những điều quy định trong các thông tư của Bộ Giao thông Vận tải trái với điều 35 của Hiến pháp và Luật Lao động. Những nội dung trong các thông tư nêu trên không tuân thủ một số vấn đề như việc chấm dứt hợp đồng lao động và bồi hoàn chi phí đào tạo không đúng với quy định.
Tại điều 37 khoản 3 Bộ Luật Lao động quy định: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.
Phi công cho rằng VNA đang căn cứ vào các thông tư trái luật của Bộ Giao thông Vận tải để gây khó dễ khi phi công muốn nghỉ việc. Ảnh: Hoàng Hà.
 Phi công cho rằng VNA đang căn cứ vào các thông tư trái luật của Bộ Giao thông Vận tải để gây khó dễ khi phi công muốn nghỉ việc. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong khi đó, thông tư của Bộ Giao thông Vận tải quy định các phi công khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất 120 ngày. VNA đã dựa vào đó đưa ra các quy định vô lý khi phi công nghỉ việc.
Ngoài ra, theo phi công, tại điều 62 khoản 3 Bộ luật Lao động quy định: “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chỉ có chứng chỉ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học…”.
Tuy nhiên, hãng hàng không quốc gia đã bắt buộc các phi công bồi hoàn chi phí 2-3,5 tỷ đồng nhưng không có những hóa đơn hợp lệ để chứng minh.
Các phi công của VNA còn cho rằng dựa vào thông tư, Cục Hàng không Việt Nam không cấp bằng cũng như chấp nhận cho các phi công chuyển nhà khai thác khác, buộc họ phải làm việc cho VNA với chế độ đãi ngộ thấp hơn mặt bằng chung của phi công, đẩy họ lâm vào cảnh phải bồi hoàn cho VNA số tiền phi lý để chuyển sang nhà khai thác khác hoặc phải chịu cảnh thất nghiệp.
Hiện Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải chuyển phản ánh, kiến nghị của một nhóm phi công người Việt đang công tác tại đoàn bay 919 thuộc VNA, để bộ này xem xét, giải quyết.
Trước đó, ngày 11/5, Vietnam Airlines cũng đã gửi báo cáo về việc 7 phi công của hãng xin thôi việc tới Cục Hàng không và đề nghị cục xem xét giải quyết tránh gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Năm 2015, nhiều phi công của VNA cũng xin thôi việc vì chê mức lương mà hãng chi trả thấp. Lúc đó, Bộ Giao thông đã có công văn hỏa tốc gửi Cục Hàng không và VNA, yêu cầu tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác với lực lượng lao động kỹ thuật cao của Vietnam Airlines. Với công văn này, phi công nào đang muốn xin chuyển từ Vietnam Airlines sang hãng khác bị từ chối.
Trong báo cáo công bố giữa năm 2017, mức lương bình quân các phi công của VNA năm 2016 đã tăng gần 5% so với 2015, lên 115,3 triệu đồng mỗi tháng, xấp xỉ 1,4 tỷ đồng/năm.
Năm 2015, lương bình quân mỗi phi công của hãng này nhận là hơn 110 triệu đồng/tháng, tương đương 1,32 tỷ đồng năm.
Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng lương chung của các vị trí công tác khác tại hãng thì mức tăng lương phi công tương đối thấp.
Cụ thể, trong khi lương bình quân phi công năm 2016 chỉ tăng gần 5% thì tốc độ tăng lương của vị trí tiếp viên hàng không VNA lên tới 11%. Lương bình quân cán bộ, nhân viên (trừ Hội đồng quản trị và Ban giám đốc) cũng tăng gần 13%.

Nữ hành khách bất ngờ nhận quà 8/3 lãng mạn tại sân bay

Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines cũng gửi đến các bà, các mẹ và các chị em là hành khách đang có mặt tại sân bay Nội Bài những món quà 8/3 thú vị.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2017, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines phối hợp tổ chức chuỗi các hoạt động nhằm tri ân khách hàng nữ và tôn vinh những đóng góp to lớn của người phụ nữ đối với công tác xã hội.
Nu hanh khach bat ngo nhan qua 8/3 lang man tai san bay
Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại sân bay chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 
Điểm nhấn của sự kiện là triển lãm ảnh với chủ đề “Nữ giới có thể làm được”, tập trung giới thiệu nữ phi công Ly Hương – Nữ cơ trưởng đầu tiên của Vietnam Airlines. Đây là những bức ảnh nằm trong bộ ảnh cùng chủ đề do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với báo Sinh viên Việt Nam thực hiện.
Nu hanh khach bat ngo nhan qua 8/3 lang man tai san bay-Hinh-2
Hoạt động vẽ tranh nhận được sự hưởng ứng của nhiều hành khách nữ. 
Bên cạnh đó, triển lãm lần này cũng giới thiệu bộ ảnh của cơ phó Lê Thị Bích Hồng – nữ phi công duy nhất của Jetstar Pacific. Với thông điệp “phụ nữ có thể làm và làm tốt những công việc vốn được coi là dành cho nam giới”, triển lãm lần này giới thiệu muốn gửi gắm sự trân trọng những nỗ lực vượt bậc cũng như đóng góp to lớn đối với xã hội của các nữ phi công nói riêng và của chị em phụ nữ nói chung.
Chị Nguyễn Ly Hương chia sẻ: “Phụ nữ làm phi công thì thời gian dành cho gia đình sẽ bị ảnh hưởng, nhất là những bạn phi công đã có gia đình và con cái. Hương đã cố gắng thích nghi và điều tiết thời gian của mình dành cho công việc, cho gia đình phù hợp nhất. Và Hương rất may mắn vì có gia đình giúp đỡ nên cuộc sống cũng không bị ảnh hưởng nhiều”.
Nu hanh khach bat ngo nhan qua 8/3 lang man tai san bay-Hinh-3
Hành khách nữ thích thú với các hình vẽ ngộ nghĩnh. 
Đồng tình với quan điểm của chị Hương, chị Lê Thị Bích Hồng cho biết: “Nghề phi công được mặc định xem là một nghề không dành cho nữ giới, vì hạn chế về sức khỏe, vì giờ giấc không ổn định gây nhiều khó khăn trong việc chăm sóc gia đình. Thật may mắn khi Hồng cũng nhận được sự hỗ trợ hết lòng từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp để có thể theo đuổi đam mê của mình. Được bay trên bầu trời của quê hương Việt Nam, nghiêng cánh chào quê cha Hà Tĩnh có ngã ba Đồng Lộc anh hùng, nơi quê mẹ Quảng Bình đứng đầu tuyến lửa, thật không có hạnh phúc nào bằng”.
Nu hanh khach bat ngo nhan qua 8/3 lang man tai san bay-Hinh-4
Quà tặng cho các nữ hành khách qua sân bay Nội Bài là những bức chân dung nghệ thuật do các họa sỹ trẻ thực hiện. 

Cách “đòi” vứt rác kiểu tận diệt của nhà máy nhiệt điện

Còn nhớ tháng 7/2017, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin đổ chất thải gồm 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét xây dựng nhà máy xuống biển nhưng vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân, các nhà khoa học.

Chưa đầy 1 năm sau, đơn vị này lại tiếp tục có văn bản đề xuất được nhận chìm khối lượng chất thải trên xuống biển Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận).