Hàng loạt nhà sụt xuống sông ở Sài Gòn, dân tháo chạy tán loạn

(Kiến Thức) - Vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại huyện Nhà Bè, TP HCM khiến 5 căn nhà của người dân cùng nhiều tài sản bị cuốn xuống sông Rạch Giồng – Kinh Lộ.

Mời độc giả xem video clip: Phút kinh hoàng "hà bá" kéo sập nhà dân ven sông:
Đến sáng nay (27/6), hiện trường 5 nhà dân bị sụt xuống sông ở ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM vẫn đang được cơ quan chức năng phong toả để đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng đã bố trí cho gần 30 người trong các căn nhà gặp sự cố nơi ở tạm để ổn định cuộc sống.
Trước đó, giữa đêm 26, rạng sáng 27/6, nhiều người dân sống sát mép sông Rạch Giồng – Kinh Lộ đang say ngủ bỗng bừng tỉnh giấc khi nghe nhiều tiếng động phía sau nhà. Ngay lập tức, tất cả hô hoán người thân rồi đồng loạt tháo chạy ra khỏi nhà trước khi phần sau của 5 căn nhà cùng nhiều đồ đạc bị cuốn trôi, mái tôn sập xuống mép sông.
Hang loat nha sut xuong song o Sai Gon, dan thao chay tan loan
Một vụ sạt lở cuốn nhiều nhà dân xuống sông xảy ra trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP HCM. 
“Khi nghe tiếng động, nghĩ ngay là sạt lở, tôi đã chủ động kêu la rồi chỉ kịp dắt chiếc xe máy ra ngoài, còn tất cả tài sản bị nhấn chìm xuống lòng sông”, chị Tống Thị Mộng Trinh - một hộ dân bị thiệt hại kể lại.
Các hộ gia đình bị thiệt hại khác cũng chỉ đưa được người thân ra ngoài an toàn, còn lại tài sản, vật dụng trong gia đình bị chìm dưới dòng nước chảy siết trong đêm tối. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo UBND, Công an xã Hiệp Phước đã nhanh chóng có mặt, ổn định tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.
Ông Đỗ Minh Toàn, Chủ tịch xã Hiệp Phước cho biết, vụ sạt lở không thiệt hại về người. “Nhận tin báo, chúng tôi đã cử các lực lượng đến hỗ trợ người dân di dời tài sản. Có 5 hộ dân với tổng 27 nhân khẩu bị ảnh hưởng và phần lớn các hộ mất nửa nhà. Ước tính thiệt hại ban đầu là 208 triệu đồng”, ông Toàn thông tin. Theo ông Toàn, sau khi sự cố xảy ra, chính quyền đi khảo sát thì phát hiện thêm 3 căn nhà có nguy cơ bị sạt lở.
“Tất cả các hộ này chúng tôi đều đã di dời người, tài sản ra khu vực an toàn. Có 6 hộ về ở tạm nhà người thân, 2 hộ còn lại chúng tôi bố trí nhà trọ ở tạm. Về phương án lâu dài, chúng tôi khảo sát khu đất để người dân tái định cư ở ấp 1”, Chủ tịch xã Hiệp Phước, thông tin.
Cũng theo ông Toàn, hiện trên địa bàn xã Hiệp Phước có 6 điểm có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến 215 hộ dân. Khu vực 4 nhà dân sụp xuống sông là một trong 6 điểm trên và nằm trong dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở của UBND TP HCM.

Dân tháo chạy khi hàng loạt căn nhà sụp xuống sông ở miền Tây

Ngày 22/4, UBND tỉnh An Giang cùng các cơ quan chuyên môn họp khẩn để bàn giải pháp khắc phục sự cố sạt lở tại xã Mỹ Hội Đông.

Theo người dân, vụ sạt lở bắt đầu xảy ra vào chiều hai hôm trước (20/4). Sau đó, các vết nứt tiếp tục mở rộng với chiều dài trên 160 m, ăn sâu vào bờ khoảng 50 m.
Dan thao chay khi hang loat can nha sup xuong song o mien Tay
Hiện trường vụ sạt lở sáng 22/4. Ảnh: Minh Anh. 
"Lúc đó, tôi đang ở trong nhà thì nghe tiếng ầm ầm, nền nhà trôi tuột xuống sông nên tháo chạy ra ngoài. Những căn nhà kế bên cũng bị ảnh hưởng", một người dân bị ảnh hưởng do sạt lở kể lại.
Vụ việc cũng khiến 2 căn nhà của ông Tư Đâu bị sụp xuống sông. Của cải tích cóp hơn 30 năm của gia đình ông giờ đã mất hết. Cả nhà 4 người, giờ phải tạm lánh trong trường học.
"Cả nhà nghe tiếng động lớn đã hoảng loạn chạy ra ngoài thoát nạn. Đồ đạc bên trong trị giá trên 300 triệu đồng cũng chìm theo dòng nước", ông Tư Đâu ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (An Giang) nói.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng giúp người dân sơ tán, di dời tài sản đến nơi an toàn và ổn định chỗ ở tạm.
Dan thao chay khi hang loat can nha sup xuong song o mien Tay-Hinh-2
Người dân di dời tài sản đến chỗ an toàn. Ảnh: Minh Anh. 
Theo lãnh đạo huyện Chợ Mới, ngày 21/4, chỉ 19 hộ nằm trong diện sạt lở phải di dời khẩn cấp. Hôm nay, 22/4, con số này đã lên 40 hộ với 176 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Hàng chục hộ dân liền kề cũng buộc phải di dời.
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang báo cáo, cách bờ 180 m xuất hiện một hố sâu dài 380 m, rộng 120 m, độ sâu là 40 – 42 m. Đây là khu vực hợp lưu giữa sông Vàm Nao và sông Hậu tạo nên các dòng chảy và có thể là nguyên nhân dẫn đến sạt lở.
Sau khi xảy ra sạt lở, UBND tỉnh An Giang đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực sạt lở sông Vàm Nao và đang khẩn trương khắc phục, hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.
Dan thao chay khi hang loat can nha sup xuong song o mien Tay-Hinh-3
Sạt lở ăn sâu vào bờ, chia cắt tuyến giao thông liên xã. Ảnh: Minh Anh. 

Ảnh: Phố đi bộ Bùi Viện trước ngày được thay “áo mới“

Hàng chục công nhân ngày đêm hối hả lắp đặt hệ thống đèn, gạch vỉa hè, mở rộng đường, ... để chuẩn bị khai trương Phố đi bộ Bùi Viện vào ngày 15/7. 

Anh: Pho di bo Bui Vien truoc ngay duoc thay “ao moi“
 Khoảng 50 công nhân làm việc suốt chiều dài 1.400 m đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) từ đầu tháng 6 để tiến hành nâng cấp, sửa chữa con phố.
Anh: Pho di bo Bui Vien truoc ngay duoc thay “ao moi“-Hinh-2
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, phố tây Bùi Viện sẽ chuyển thành phố đi bộ, phục vụ khách tham quan, du lịch từ ngày 15/7. Để kịp thời gian khai trương, nhiều đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện cải tạo, nâng cấp, làm mới lại tuyến đường từ vỉa hè, lòng đường đến hệ thống đèn chiếu sáng, nước sạch...