Hãng hàng không chậm hủy chuyến, ai chịu trách nhiệm?

Cục Hàng không tổng hợp, xác định nguyên nhân chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không để đưa ra giải pháp xử lý.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các hãng hàng không về việc có giải pháp xử lý chậm, hủy chuyến và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách trong dịp cao điểm Hè.
Hang hang khong cham huy chuyen, ai chiu trach nhiem?
 Bộ GTVT yêu cầu xử nghiêm các hãng hàng không chậm, trễ chuyến bay.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ hiện nay, qua phản ánh của các phương tiện thông tin và người dân cho thấy hoạt động tại một số cảng hàng không đang quá tải, tình trạng chậm, hủy chuyến có xu hướng tăng cao, sản lượng vận chuyển vượt công suất thiết kế của nhà ga hành khách, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Điều đó gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành khách, giao thông tiếp cận nhà ga ùn tắc, gây bức xúc cho hành khách cũng như dư luận xã hội...
Để khắc phục các tình trạng nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thực hiện công tác điều phối Slot (giờ cất, hạ cánh) chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật (giám sát, quản lý sử dụng slot của các hãng hàng không, thu hồi Slot theo quy định...), đặc biệt là tại các cảng hàng không xảy ra tình trạng quá tải như Nội Bài, Tân Sơn Nhất nhằm tránh ùn tắc trong các khung giờ cao điểm.
Cục Hàng không tổng hợp, xác định nguyên nhân chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không để đưa ra giải pháp xử lý; công bố công khai định kỳ số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không.
Ngoài ra, Cục Hàng không chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực và thực hiện các giải pháp nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, chất lượng phục vụ hành khách trong dịp cao điểm Hè năm 2022; tuyên truyền, thông tin tới hành khách, người dân về chuyến bay, thời gian làm thủ tục,... một cách đầy đủ và kịp thời; khuyến khích hành khách sử dụng quầy thủ tục tự động (kios check-in) hoặc các hình thức làm thủ tục trực tuyến khác để giảm tải cho khu vực làm thủ tục tại cảng hàng không. 
Cục Hàng không khẩn trương thành lập đoàn kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách trong dịp cao điểm Hè năm 2022 tại các cảng hàng không, sân bay; đặc biệt là các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có); tổ chức giám sát chặt chẽ công tác an ninh, an toàn trong hoạt động hàng không; rà soát hệ thống đường dây nóng của Cục Hàng không, Cảng vụ hàng không khu vực đã được công bố để tiếp nhận, xử lý phản ánh của hành khách, người dân... nhanh chóng, kịp thời.
ACV rà soát, xây dựng kế hoạch khai thác, dây chuyền phục vụ hành khách phù hợp với điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất của các cảng hàng không, đáp ứng được nhu cầu khi lượng hành khách tăng; tổ chức phân luồng giao thông tiếp cận nhà ga (điểm đón/trả khách, sân đỗ ôtô,...) một cách khoa học, hợp lý để tránh tình trạng ùn ứ; phối hợp với các lực lượng đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại cảng hàng không, xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện vi phạm (nếu có); có phương án giải tỏa khi xảy ra ùn tắc.
Các hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghiêm Slot đã được xác nhận theo đúng quy định pháp luật; tăng cường xây dựng kế hoạch bay vào khung giờ thấp điểm, ban đêm; tuân thủ tuyệt đối các quy định an ninh, an toàn hoạt động vận tải hàng không.
Hãng bay thực hiện mọi giải pháp nhằm giảm tình trạng chậm, hủy chuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ; khắc phục triệt để tình trạng chậm, hủy chuyến vì lý do chủ quan; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển trong điều kiện chậm, hủy chuyến; tiếp nhận, xử lý phản ánh của hành khách, người dân về hoạt động vận chuyển của hãng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Hành trình phá án: Đang nằm ngủ bất ngờ bị 'làm nhục'

Nghe tin về người con gái có chồng đi làm ăn xa, Thông đột nhập vào nhà, khống chế cưỡng bức, cướp tài sản của nạn nhân rồi bỏ trốn. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'

Theo hồ sơ vụ án, sáng 31/10/2013, như 1 buổi sáng thường lệ bà con thôn Chung, xã thôn Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc lại tất bật với công việc đồng áng, chợ búa cho 1 ngày mới. 

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'-Hinh-2
 Một người phụ nữ đeo khẩu trang kín mặt như muốn trốn tránh ánh mắt của bà con hàng xóm vội vàng đi xe về trụ sở Công an huyện. Người phụ nữ ấy là chị Lê Thị H. xã Khương Chính, huyện Vĩnh Tường vừa khóc chị H. vừa trình báo với cơ quan Công an về việc bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cưỡng hiếp và cướp tài sản.

Diễn biến mới vụ phó giám đốc sở 'đòi' nhuận bút mới cung cấp thông tin

Tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã chấn chỉnh, rút kinh nghiệm vụ "ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT yêu cầu phóng viên phải “chia” nhuận bút cho người cung cấp, soạn thảo thông tin".

Sáng 1/7, trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long Trương Thành Dãnh cho biết, đã họp chấn chỉnh vụ “ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở này yêu cầu phóng viên phải “chia” nhuận bút cho người cung cấp, soạn thảo thông tin".

Ông Trương Thành Dãnh cho biết, hàng tuần, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đều cung cấp thông tin cho báo chí.

“Đối với nhuận bút chỉ có ở những bài lớn mà các báo đặt hàng. Nói là đặt hàng nhưng viết phải đạt thì mới được trả nhuận bút. Còn Sở đều cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí, chứ đâu có vấn đề tiền bạc. Đối với anh Huệ, tôi đã trao đổi lại. Tôi đã góp ý, yêu cầu anh Huệ rút kinh nghiệm”, ông Trương Thành Dãnh nói.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm, ông Huệ đòi nhuận bút không phải cho ông ấy.

"Anh Huệ đòi là cho cấp dưới. Tuy nhiên, theo Luật Báo chí và quy định của UBND tỉnh, việc cung cấp thông tin cho báo chí là trách nhiệm của các sở, ngành", ông Trương Thành Dãnh nói thêm.

Dien bien moi vu pho giam doc so 'doi' nhuan but moi cung cap thong tin

Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: C.T

Cùng ngày, ông Văn Hữu Huệ cho biết, việc báo chí dùng từ “đòi chia nhuận bút” là hơi quá. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long giải thích, khi phóng viên phỏng vấn, đưa câu hỏi, ông phải đưa xuống bộ phận chuyên môn soạn câu trả lời, mất cả buổi.

"Sau đó, bộ phận chuyên môn đưa lên tôi duyệt. Tôi duyệt phải cắt bớt, biên tập lại. Anh em ở dưới soạn câu trả lời cho báo chí rất vất vả. Nhiều khi soạn không ra câu trả lời. Vì vậy, anh em ở bên dưới phản ánh với tôi “phóng viên có nhuận bút nhưng không chia sẻ lại”. Tôi chỉ phản ánh vấn đề đó cho anh em cấp dưới thôi, chứ tôi không cần tiền. Trách nhiệm của tôi là phát ngôn với báo chí”, ông Văn Hữu Huệ nói.

Ông Huệ khẳng định, việc đấu tranh đòi tiền nhuận bút là cho cấp dưới của mình. Ông Huệ cũng thừa nhận việc phản ánh tiền nhuận bút, chính sách, chế độ với phóng viên là “chưa đúng chỗ”. Theo ông, phản ánh đúng chỗ là với Sở Thông tin và Truyền thông.

Cùng ngày, lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Long, cho biết, năm 2017, UBND tỉnh ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Quy chế này: “Không có quy định về việc nhận nhuận bút khi cung cấp thông tin cho báo chí”.

Đối với ý kiến của ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long yêu cầu một phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh phải có nhuận bút cho người cung cấp thông tin chỉ là mang tính cá nhân.

Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Long đã đề nghị Sở NN&PTNT cung cấp thông tin theo phản ánh của báo chí để đơn vị tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Như VietNamNet đưa tin, phóng viên một tờ báo Trung ương thường trú tại tỉnh Vĩnh Long phản ánh, ông Văn Hữu Huệ, "đòi" chia tiền nhuận bút cho nhân viên cấp dưới của ông.

Phóng viên tờ báo Trung ương nói trên cho biết, anh liên hệ Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long để thực hiện bài viết tuyên truyền về xây dựng thương hiệu cho hợp tác xã trong tỉnh.

Ngày 30/6, trao đổi qua điện thoại với phóng viên nói trên, ông Huệ yêu cầu phải có nhuận bút cho người soạn thảo câu trả lời.

Theo đó, ông Huệ hỏi, phóng viên làm một tin nhuận bút được bao nhiêu tiền. Và, trong cơ cấu nhuận bút, có tiền cho người soạn câu trả lời cung cấp cho báo chí không. Theo ông Huệ, nếu không nhuận bút thì cấp dưới của vị này không soạn thảo câu trả lời. Vì việc này mất rất nhiều thời gian.

Làm rõ thông tin mạng xã hội liên quan tới diễn viên Hồng Đăng

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đang yêu cầu Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội báo cáo thông tin liên quan đến diễn viên Hồng Đăng đi châu Âu và có liên quan hay không đến vụ việc "lùm xùm" đang gây xôn xao.

Chiều 1/7, tại buổi họp báo của UBND TP Hà Nội, báo chí đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội làm rõ những thông tin trên mạng xã hội liên quan đến việc diễn viên Hồng Đăng (thuộc biên chế Nhà hát kịch Hà Nội) đang đi du lịch ở châu Âu và vướng vào một vụ việc đang được lực lượng chức năng ở Tây Ban Nha làm rõ.