Hầm chỉ huy hạt nhân mới của Nga được chính ông Putin hé lộ

Nga đã có hai boongke rất lớn được xây dựng bên dưới những ngọn núi, trong đó có một boongke bảo đảm hệ thống chỉ huy hạt nhân quan trọng trong trường hợp xảy ra ngày tận thế.

Mới đây, trong cuộc họp tại Điện Kremlin vào ngày 11/11 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các quan chức quốc phòng cấp cao, các quan chức chính phủ, đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã nhắc đến việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các hầm chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của nước này.

Tổng thống Putin tiết lộ rằng công việc xây dựng hệ thống chỉ huy chiến lược mới (có thể là một boongke ngầm được chôn vùi sâu) sắp hoàn thành.

Tổng thống Nga đã lưu ý những cải tiến đối với nhiều "hệ thống chỉ huy cố định và di động" đang được sử dụng trên khắp đất nước. "Khả năng phân tích và hoạt động đã được mở rộng, bao gồm hỗ trợ thông tin, giám sát và phân tích tình hình".

"Tất cả thiết bị, phần cứng và hệ thống liên lạc của hệ thống điều khiển lực lượng hạt nhân thường xuyên được nâng cấp nhưng vẫn đơn giản và đáng tin cậy như một khẩu súng trường Kalashnikov", Tổng thống Nga nói, hàm ý nhắc đến khẩu súng trường tấn công AK-47 nổi tiếng về độ tin cậy và có thể sử dụng ở các điều kiện khắc nghiệt nhất.

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các mối quân tâm hàng đầu là khả năng sẵn sàng chiến đấu của cơ sở hạt nhân và năng lực chỉ huy đáng tin cậy, ông Putin nhấn mạnh cần xây dựng các hầm chỉ huy hạt nhân vững chắc có thể chống lại bất kỳ mối đe dọa nào, đảm bảo Nga có thể tung ra đòn trả đũa, nếu cần, "ngay cả trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân."

Cần lưu ý rằng không có cơ sở nào trên trái đất có thể sống sót hoàn toàn khi đối mặt với các cuộc tấn công của vũ khí hạt nhân hiện đại, nhưng các cơ sở sâu dưới lòng đất có thể cung cấp khả năng phòng thủ tốt nhất. Vì thế ông Putin cũng kêu gọi nỗ lực hiện đại hóa kiến trúc chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của đất nước.

Năm 2016, cũng có báo cáo cho rằng Nga đang xây dựng "hàng chục" boongke mới dưới Điện Kremlin và các nơi khác để hỗ trợ cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của nước này.

Không rõ hầm chỉ huy hạt nhân sắp được hoàn thành mà ông Putin nhắc tới nằm ở đâu. Tuy nhiên truyền thông đã tiết lộ có ít nhất 4 hầm chỉ huy hạt nhân mà Nga đang sở hữu.

Cuối những năm 1970, Nga đã xây dựng 2 hầm chỉ huy hạt nhân sâu dưới lòng đất, một tại Kosvinsky Kamen trên dãy núi Bắc Ural và một địa điểm khác nằm dưới núi Yamantau ở dãy núi Nam Ural.

Ham chi huy hat nhan moi cua Nga duoc chinh ong Putin he lo

Kosvinsky Kamen khi nhìn từ xa.

Hầm chỉ huy hạt nhân tại Kosvinsky Kamen, nằm sâu dưới lớp đá granit rắn cao khoảng 1.000 feet. Nơi đây sở hữu hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân bán tự động được phát triển lần đầu tiên dưới thời Liên Xô. Hệ thống này từ lâu đã được mô tả như một cỗ máy ngày tận thế, có thể thực hiện một vụ phóng trả đũa hoàn toàn tự động đối với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có đầu đạn hạt nhân trong trường hợp Nga bị tấn công.

Hệ thống kiểm soát chính của nó nằm trong "một boongke sâu dưới lòng đất cứng, hình cầu, rất sâu và rất cứng, có lẽ là nơi an toàn nhất mọi thời đại trong Chiến tranh Lạnh", theo nhà báo David Hoffman.

Ham chi huy hat nhan moi cua Nga duoc chinh ong Putin he lo-Hinh-2

Núi Yamantau.

Hầm chỉ huy hạt nhân tại Yamantau được cho là nằm một phần dưới khoảng 3.000 feet đá thạch anh. Hầm có diện tích khổng lồ, khoảng 400 dặm vuông. Khu phức hợp bên trong được mô tả như một thị trấn khép kín, nơi chỉ những cá nhân được ủy quyền mới được phép sống và làm việc.

Cơ sở này được cho là nơi dành cho lãnh đạo cấp cao nhất của Nga chuyển đến trong bất kỳ cuộc khủng hoảng lớn nào. “Đó là một nơi trú ẩn hơn là một trạm chỉ huy, bởi vì các liên kết thông tin liên lạc của cơ sở tương đối mỏng manh, thạch anh đã cản trở các tín hiệu vô tuyến phát từ bên trong núi”. Người Nga đã rất kín tiếng về khu phức hợp này.

Ngoài ra, có ít nhất hai khu phức hợp boongke ngầm ở Moscow, một bên dưới Điện Kremlin và một khu khác gần đó, nhưng chúng không được chôn sâu như những cái ở Kosvinsky Kamen và núi Yamantau.

Những sai lầm lớn "có thể tránh được" của Armenia trong cuộc chiến Karabakh

Cuộc giao tranh tại Nagorno-Karabakh đã dẫn đến thất bại nặng nề của quân đội Armenia trước Azerbaijan, nhưng theo các chuyên gia quân sự thì lý do không chỉ nằm ở sự vượt trội về sức mạnh của đối phương.

Nhung sai lam lon
Trên thực tế, kết quả của cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh mà chúng ta thấy trong những ngày gần đây có thể đã được dự đoán tương đối chính xác vào thời điểm mùa hè năm 2020. 

Xem bộ binh chủ lực thực hành chiến đấu ở địa hình trung du

Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 3 (còn gọi là Đoàn Sao Vàng) - Quân khu 1 vừa có đợt diễn tập thực binh dài ngày với 4 giai đoạn.

Xem bo binh chu luc thuc hanh chien dau o dia hinh trung du
 Theo đó, từ ngày 1 đến 9/11, Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 tổ chức diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên 2 cấp ngoài thực địa với Trung đoàn 2 thực binh, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 2) bắn đạn thật.

Su-34 Nga ném bom phản lực BETAB-500 "ác mộng" của phiến quân Syria

Truyền thông Nga vừa công bố những hình ảnh về vụ thử nghiệm BETAB-500 - loại bom đang là cơn ác mộng với phiến quân tại Syria.

Su-34 Nga nem bom phan luc BETAB-500
Tham gia cuộc thử nghiệm và cường kích Su-34 mang theo 4 quả bom BETAB-500. Theo hình ảnh được công bố, sau khi được thả từ máy bay, tất cả số bom này đã đánh trúng mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối.