Hai tổng thống Mỹ từng tính chuyện tấn công hạt nhân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên tính chuyện tấn công hạt nhân Triều Triên vì trước đó cả Lyndon B. Johnson lẫn Richard Nixon đều đã xem xét phương án này.

Hai Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và Richard Nixon đều đã xem xét phương án tấn công hạt nhân Triều Tiên do những vụ khiêu khích trước đó trong thời Chiến tranh Lạnh.
Hai tong thong My tung tinh chuyen tan cong hat nhan Trieu Tien
Tổng thống Johnson đã tính chuyện tấn công hạt nhân – bên cạnh nhiều phương án khác - để trả đũa vụ CHDCND Triều Tiên bắt giữ tàu tuần tra USS Pueblo ở vùng biển quốc tế. Ảnh: The Washington Times
Tổng thống Johnson đã tính chuyện tấn công hạt nhân – bên cạnh nhiều phương án khác - để trả đũa vụ CHDCND Triều Tiên bắt giữ tàu USS Pueblo vào ngày 23 tháng 1 năm 1968. Triều Tiên đã bắt giữ tàu tuần tra USS Pueblo của Mỹ, giết chết một thủy thủ và giam giữ 83 người khác. Những thủy thủ này đã bị Triều Tiên giữ làm con tin gần một năm.
Trong năm 2014, hai nhà nghiên cứu John Prados và Jack Cheevers, làm việc tại Thư viện An ninh Quốc gia của Đại học George Washington, đã viết: "Các tài liệu đã được giải mật của Thư viện An ninh Quốc gia mô tả phản ứng của Mỹ đối với vụ bắt giữ (tàu tuần tra USS) Pueblo, bao gồm các cuộc thảo luận về chính trị-quân sự cấp cao về việc phản ứng như thế nào, trong bối cảnh đầy rẫy nguy cơ của một cuộc xung đột siêu cường. Những kế hoạch khẩn cấp của quân đội Mỹ mà Tổng thống Lyndon Johnson cuối cùng đã bác bỏ bao gồm một cuộc phong tỏa hải quân, các cuộc không kích lớn và thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Bắc Triều Tiên".
Quả thực, các tài liệu thu thập được từ các kho lưu trữ cho thấy mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ đang đàm phán, Lầu Năm Góc đã chuẩn bị phương án tấn công phủ đầu, trong đó có việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hai nhà nghiên cứu John Prados và Jack Cheevers cho biết tiếp: "Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với Bắc Triều Tiên nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch giải quyết các tình huống bất ngờ bao gồm một cuộc tấn công phủ đầu có thể xảy ra của Bắc Triều Tiên chống lại Hàn Quốc. Tài liệu được sửa đổi một phần này đã phác thảo kế hoạch của Đô đốc Ulysses S. Grant Sharp, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó các máy bay chiến đấu Mỹ và Hàn Quốc sẽ cố gắng tiêu diệt toàn bộ không quân Bắc Triều Tiên. Máy bay chiến đấu của Mỹ và máy bay ném bom chiến lược B-52, cùng với các chiến đấu cơ phản lực của Hàn Quốc, sẽ tấn công vào các căn cứ 'cộng sản hấp dẫn nhất' suốt ngày đêm cho đến khi bầu trời sạch bóng chiến đấu cơ của Bình Nhưỡng”.
Trong vụ khiêu khích ngày 15/4/1969, khi các máy bay chiến đấu của Bình Nhưỡng bắn rơi chiếc máy bay do thám Lockheed EC-121 của Hải quân Mỹ giết chết 31 thành viên phi hành đoàn, Tổng thống Nixon cũng xem xét cuộc tấn công hạt nhân trả đũa CHDCND Triều Tiên.
Hai tong thong My tung tinh chuyen tan cong hat nhan Trieu Tien-Hinh-2
Tổng thống Nixon cũng xem xét cuộc tấn công hạt nhân trả đũa vụ CHDCND Triều Tiên bắn rơi máy bay do thám Lockheed EC-121 của Hải quân Mỹ giết chết 31 thành viên phi hành đoàn. Ảnh: Business Insider
Robert Wampler, một nhà sử học thuộc Thư viện An ninh Quốc gia, cho biết: "Quân đội Mỹ đã đưa ra nhiều lựa chọn, tăng cường lực lượng quân đội cho một cuộc chiến tranh toàn diện và sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Một phi công của Không lực Mỹ lái chiến đấu cơ F-4 Phantom II tên là Bruce Charles đã kể lại cảnh đang ngồi chờ lệnh xuất kích để tấn công một căn cứ không quân Triều Tiên bằng một quả bom nhiệt hạch 330KT B61.
Cuối cùng, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã chọn công cụ kiềm chế Triều Tiên thay vì tấn công hạt nhân. Ông Nixon biết rằng bắt đầu một cuộc chiến tranh có thể là dễ dàng, nhưng các sự kiện có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Do đó, Tổng thống Nixon đã khôn khéo rút lại phương án sử dụng vũ khí hạt nhân.
Người ta chỉ có thể hy vọng rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ theo gương của hai vị tổng thống trước đây là Johnson và Nixon để không làm cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên trở nên tồi tệ hơn nữa.

Sự thật bẽ bàng: Mỹ không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên

Theo chuyên gia vũ khí hạt nhân người Mỹ Joe Cirincione, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu nước này không ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, theo chuyên gia vũ khí hạt nhân người Mỹ Joe Cirincione, ông Trump không để ý tới thực tế rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Su that be bang: My khong the ban ha ten lua Trieu Tien
 Ngay cả với hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao S-M3 hiện đại, Mỹ vẫn không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Triên. Ảnh: UPI 

10 quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới

(Kiến Thức) - Wonders List liệt kê Mỹ, Nhật Bản hay Nga,...vào danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi
 Mỹ đứng đầu trong danh sách những quốc gia bất khả xâm phạm trên thế giới. Được biết, ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm lên tới 596 tỷ USD. Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu đủ vũ khí hạt nhân có thể giết bất cứ ai trên thế giới. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-2
 Nhật Bản cũng là một trong những đất nước mà các quốc gia khác khó có thể xâm lược. Từ năm 2016, Nhật Bản đã chi khoảng 60 tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự. Không quân Nhật Bản lớn thứ 5 thế giới và nước này có tới hơn 600 xe tăng. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-3
 Thụy Sĩ được bao quanh bởi các nước đồng minh Pháp, Italy, Áo và Đức. Do vậy, quốc gia nào có ý định xâm chiếm Thụy Sĩ sẽ phải chiến đấu với những nước đồng minh của Thụy Sĩ trước tiên. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-4
 Đất nước Canada giáp ranh với Mỹ - đồng minh của họ và cũng là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Ngoài ra, với điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt, Canada chắc chắn là một “mục tiêu khó nhằn” đối với những quốc gia nào có ý định xâm lược nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-5
 Israel từng trải qua 8 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948 nhưng không để thất bại trong một cuộc chiến nào. Theo Wonders List, Israel đã phát triển một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới mang tên “Iron Dome”. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-6
 Triều Tiên cũng sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với hơn 1 triệu binh sĩ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, 4.200 xe tăng và 222 trực thăng tấn công. Nước này còn được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân với tầm bắn có thể vươn tới nước Mỹ. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-7
 Nga là một trong những cường quốc trên thế giới và dĩ nhiên việc xâm lược quốc gia này gần như là điều không thể. Trong trường hợp cần thiết, Nga có thể huy động 3.500 máy bay quân sự cùng 350 tàu chiến. Ngoài ra, nước này cũng sở hữu khoảng 1.000 tên lửa hạt nhân. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-8
Australia nằm trong danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới nhờ vị trí địa lý cũng như địa hình của nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-9
 Bhutan không phải là quốc gia có quân đội hùng mạnh nhưng trong lịch sử, quốc gia Nam Á này chưa từng bị xâm lược. Ngày nay, Bhutan vẫn là một đất nước an toàn nhờ vị trí địa lý - nằm ở độ cao 300 mét so với mực nước biển – và được Ấn Độ cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-10
Đất nước Iran có biệt danh là “Pháo đài Iran” do địa hình ở nước này chủ yếu là đồi núi. Về sức mạnh quân sự, Iran có hơn 1 triệu binh sĩ, 1.658 xe tăng và có một mạng lưới căn cứ tên lửa dưới lòng đất. Nhiều quốc gia hoài nghi rằng Iran gần đây đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Được biết, Iran chưa từng bị nước nào xâm lược kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: WL.