Hai nhóm điểm mới có tác động lớn nhất của Luật Đất đai

ĐBQH Phan Đức Hiếu cho hay, Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới, trong đó có 2 nhóm chính sách tác động lớn nhất đối với người dân và doanh nghiệp.

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, phát huy nguồn lực đất đai. PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trò chuyện với đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) về những điểm mới nổi bật, có tác động lớn tới người dân, doanh nghiệp trong Luật này.
Hai nhom diem moi co tac dong lon nhat cua Luat Dat dai
 Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) trao đổi với PV về những điểm mới nổi bật trong  Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.
5 điểm mới nổi bật trong hàng trăm điểm mới
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đỏi) là dự thảo luật đầu tiên được xem xét, chỉnh sửa, hoàn thiện trong 4 kỳ họp của Quốc hội. Những điểm mới nổi bật nhất của Luật Đất đai sửa đổi là gì, thưa đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu?
Luật Đất đai (sửa đổi) có 260 điều với nội dung rất đồ sộ. Xét về những điểm mới một cách cụ thể thì Luật Đất đai (sửa đổi) có hàng trăm điểm mới. Tuy nhiên, nhìn vào bản chất của luật thì có 5 điểm mới nổi bật.
Điểm mới thứ nhất, đó nhóm chính sách về nâng cao mức độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, người sử dụng đất. Luật có các quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền hợp pháp của người dân.
Nhóm này có rất nhiều quy định, có nội dung được thảo luận nhiều như mở rộng quyền sử dụng đất với đối tượng là công dân Việt Nam, kể cả định cư, sinh sống ở nước ngoài; Chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số; Quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất, thực hiện quy hoạch sử dụng đất; Thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận cho người dân, doanh nghiệp, như nhận chuyển nhượng dự án bất động sản, tự động gia hạn đối với đất nông nghiệp...
Điểm mới thứ 2, liên quan đến việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp và người dân, có nhiều quy định ở điều 79 được thiết kế cho việc thu hồi đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh quốc phòng; quỹ đất, quỹ đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là với lĩnh vực có tính chất xã hội - y tế, giáo dục, văn hoá … ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường. Các quy định rất cụ thể, chi tiết.
Nhóm thứ ba, rất quan trọng, đó là nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Bởi vì đất đai không chỉ là nơi sinh sống mà còn là một nguồn lực đầu vào, tư liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh việc đầu cơ và sử dụng đất lãng phí là một nội dung rất quan trọng.
Luật có quy định đất kết hợp sử dụng đa mục đích, chuyển đổi đất nông nghiệp góp phần tích tụ đất đai cho sản xuất; quyền cho thuê, liên doanh liên kết đối với đơn vị sự nghiệp công lập; nhận chuyển nhượng đất trồng lúa đối với đối tượng không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; mở rộng trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất…
Thứ tư, là nhóm vấn đề về tài chính, định giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí liên quan đến sử dụng đất. Luật có một số chính sách để ổn định tiền thuê đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất; quy định về giá đất, tách bạch giá đất và chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất…
Thứ năm, liên quan đến nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với đất đai, cắt giảm thủ tục hành chính, hướng tới tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dữ liệu đất đai để phục vụ cho đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ chế giải quyết tranh chấp, vai trò trọng tài thương mại; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trong một số trường hợp chưa có giấy về đất.
Có thể nói, đây là 5 nhóm nội dung mới nổi bật của Luật Đất đai lần này và chúng ta kỳ vọng các quy định mới sẽ phát huy tác động trên thực tế. Việc Quốc hội bấm nút thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã khiến nhiều người dân, cử tri rất vui mừng. Họ kỳ vọng đạo luật sẽ phát huy tích cực trong đời sống.
2 chính sách tác động lớn nhất tới người dân, doanh nghiệp
Trong 5 nhóm nội dung mới trên, đâu là chính sách sẽ có tác động lớn nhất đến người dân, doanh nghiệp, thưa ông?
Từ góc độ người dân, doanh nghiệp, tôi thấy có 2 nhóm vấn đề. Thứ nhất, liên quan đến nâng cao mức độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, là chủ thể sử dụng đất. Đối với doanh nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất, là nguồn lực đầu vào. Luật Đất đai (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới khác biệt so với Luật Đất đai hiện hành.
Trong đó, điểm nhấn mạnh là Luật đã mở rộng quyền của người sử dụng đất đối với đối tượng sử dụng đất là người Việt Nam, công dân Việt Nam, những người định cư ở nước ngoài. Nội dung này rất phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, đối xử với công dân Việt Nam không phân biệt nơi ở, nơi cư trú. Chính sách này rất chính đáng, sẽ giúp huy động nguồn lực đầu tư về Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội.
Một điểm nữa, là Luật có rất nhiều cái mới về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thường ở những khu vực, vị trí có tính chất liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng. Việc có những cơ chế thuận lợi, thỏa đáng để hỗ trợ đồng bào thiểu số có đất ở, đất sản xuất… có tác động rất lớn. Những quy định đó mang đến sự công bằng về chính sách, là chủ trương nhân văn, nhất quán của Đảng, Nhà nước đối với mọi người dân.
Và điểm đặc biệt quan trọng mà tôi quan tâm đó là cải cách thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Điều này dự kiến sẽ tác động rất nhiều và đặc biệt là đối với doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai.
Chẳng hạn, đối với việc nhận chuyển nhượng dự án bất động sản, trước đây, với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay tổ chức trong nước thủ tục rất phức tạp. Khi nhìn vào từng luật thì phải thực hiện tuần tự rất nhiều thủ tục khác nhau, từ thủ tục chuyển nhượng, thu hồi đất, giao lại đất…
Nhưng Luật Đất đai (sửa đổi) lần này thiết kế quy định theo hướng nhìn một cách tổng thể, cắt giảm thủ tục không cần thiết, tạo thuận lợi, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Nhóm thứ hai, liên quan đến việc tiếp cận đất đai, Luật Đất đai (sửa đổi), về mặt bản chất đã thể chế hóa đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, đó là sử dụng các cơ chế thị trường trong việc tiếp cận đất đai. Khi chúng ta sử dụng nhiều hơn cơ chế thị trường sẽ giảm được cơ chế hành chính, giảm được sự không thống nhất giữa người có đất và người muốn tiếp cận đất.
Cùng với đó, chúng ta sẽ giảm được rất nhiều chi phí của việc tiếp cận đất đai thông qua các thủ tục hành chính. Đó là nội dung mà tôi kỳ vọng có tác động lớn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội và đặc biệt là cho hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta sử dụng nhiều hơn cơ chế về đấu giá, đấu thầu, cơ chế có đất được chuyển mục đích sử dụng đất, cơ chế để góp vốn, cơ chế hợp tác kinh doanh… là những cơ chế rất thị trường.
Nó tạo sự công bằng, thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai thế nào đối với daonh nghiệp, thưa ông?
Chẳng hạn, về đấu giá, chúng ta không thể mang đất ra đấu giá để phát triển y tế, vì nếu đấu giá thì người ta sẽ không phát triển y tế mà sẽ phát triển bất động sản; doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể đấu giá để cạnh tranh với doanh nghiệp lớn.
Luật Đất đai (sửa đổi) ngoài những cơ chế đã tính đến sự công bằng đối với doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực khác nhau. Luật đã có một số cơ chế để thúc đẩy hoạt động về y tế, giáo dục, đã có cơ chế thu hồi đất, giao đất để thực hiện các dự án đó. Luật cũng quy định những khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải bố trí quỹ đất nhất định dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì họ không thể tiếp cận theo cách bình thường. Đó là điểm rất tốt về tiếp cận đất đai.
Ngoài ra, Luật quy định những nguồn lực đất đai dành cho chính sách xã hội như: nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cho người lao động thu nhập thấp... Những thay đổi này sẽ tạo thuận lợi hơn, công bằng hơn trong tiếp cận, thị trường hơn cho các doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn ông!

Một điểm mà ông Phan Đức Hiếu đánh giá cao trong Luật Đất đai (sửa đổi) đó là việc mở rộng quỹ đất về phía biển. Hiện nay, kinh tế biển là một hoạt động có nhiều tiềm năng, vì vậy, luật đã bổ sung quy định về các dự án đầu tư có hoạt động lấn biển sẽ tạo cơ chế để có thể phát huy lợi thế, phát triển kinh tế.

Mời quý độc giả xem video Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) trao đổi với PV về điểm mới trong Luật Đất đai (sửa đổi). Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Nhiều điểm “vênh” giữa Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và Luật Lâm nghiệp

TS. Ngô Văn Hồng, Trung tâm CEGORN đã chỉ ra một số nội dung chưa thống nhất giữa Luật Lâm nghiệp 2017 và Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), TS. Ngô Văn Hồng, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) cho biết, đất, rừng vừa là tài nguyên thiên nhiên vừa là yếu tố sản xuất quan trọng đối với trong ngành lâm nghiệp.
Nhieu diem “venh” giua Du thao Luat dat dai (sua doi) va Luat Lam nghiep
Hội nghị Lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp tổ chức. 

Kỳ họp bất thường lần 5: Hoàn thành nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, với việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu.

Sáng 18/1, Quốc hội đã tổ chức họp báo về Kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV (sáng 18/01.
Ky hop bat thuong lan 5: Hoan thanh nhiem vu lap phap quan trong hang dau
 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tại buổi họp báo. Ảnh: Phạm Thắng.

Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được chỉnh lý

Ngày 20/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được chỉnh lý”.

Gop y cho Du thao Luat Dat dai (sua doi) duoc chinh ly
Toàn cảnh hội thảo. 
Trong phát biểu khai mạc, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban KHCN & MT Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 29/5/2023 sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa và trình Quốc hội trong kỳ họp thứ V Quốc Hội khóa XV đã có sự tiếp thu, chọn lọc và hoàn chỉnh tương đối nhiều các nội dung trên cơ sở ý kiến góp ý của đông đảo giới nghiên cứu, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân.
Gop y cho Du thao Luat Dat dai (sua doi) duoc chinh ly-Hinh-2
 Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban KHCN & MT Liên hiệp Hội Việt Nam.
Để đảm bảo tính nhất quán, thống nhất, đồng bộ, phù hợp và khả thi của Dự thảo Luật, hội thảo là dịp để các nhà khoa học, chuyên gia tiếp tục góp ý về một số vấn đề như: Quyền sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất do các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng… Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Luật Đất đai là dự án luật có tầm quan trọng lớn, đối tượng tác động rất rộng. Ngày 21-6, Quốc hội sẽ dành hẳn một ngày để thảo luận về dự án luật này.
Gop y cho Du thao Luat Dat dai (sua doi) duoc chinh ly-Hinh-3
Ông Trần Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. 
Ông Trần Vũ Thanh nhấn mạnh, qua quá trình nghiên cứu dự thảo luật, nổi lên một số nội dung quan trọng cần xin ý kiến của các đại biểu đó là: Về quyền lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất của đơn vị sự nghiệp công lập; về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa; về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Theo ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi, việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 nhằm tăng cường tiếp cận và hưởng dụng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả. Khả năng tiếp cận và hưởng dụng đất, rừng được xem là một yếu tố có vai trò quyết định đối với sinh kế, văn hóa và môi trường sống của người dân tộc thiểu số (đất đai đóng góp khoảng 28-40% vào các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình dân tộc thiểu số).
Gop y cho Du thao Luat Dat dai (sua doi) duoc chinh ly-Hinh-4
 Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến tại hội thảo
Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung các quy định để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo quỹ đất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất ở, đất sản xuất, như: Bổ sung "dự án tạo quỹ đất để bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất" vào danh mục các dự án được thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; có quy định cụ thể về nguyên tắc, quy trình phù hợp để giao/cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số trong các trường hợp mà hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, hoặc các trường hợp có chồng lấn, tranh chấp. Bên cạnh đó, Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhằm giải quyết dứt điểm việc chậm trễ tiến độ giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, theo ông Trương Quốc Cần.
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, dự thảo luật lần này đã có tiếp thu chọn lọc các góp ý và đã hoàn thiện với 16 chương, 263 điều. Tuy nhiên, về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cần được xem xét với tính độc lập, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội và đô thị hóa nhanh trong giai đoạn tới. Vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cấp có liên quan đến đất đai cần được khẳng định không chỉ là tham gia cuộc họp như khoản 5, điều 161 đã nêu.
Gop y cho Du thao Luat Dat dai (sua doi) duoc chinh ly-Hinh-5
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam. 
Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, trong dự thảo luật lần này (điều 214 về đất xây dựng công trình ngầm) quy định về cấp giấy chứng nhận đối với đất xây dựng công trình ngầm còn chưa hợp lý, chung chung không thể áp dụng cho các loại công trình ngầm, nhất là với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo tuyến. Do vậy, cần rà soát lại để tránh tạo nên "điểm nghẽn" mới cho quản lý công trình trên mặt đất.