Hai người chết thảm ở Sài Gòn vì tai họa trên trời rơi xuống

(Kiến Thức) - Một người đang đi tập thể dục, người khác đang làm việc trong nhà bất ngờ tai hoạ từ "trên trời rơi xuống” khiến các nạn nhân tử vong tức tưởi.

Ngày 30/8, các đơn vị nghiệp vụ liên quan ở TP HCM vẫn đang làm rõ nguyên nhân hai vụ tai nạn nghiêm trọng làm bà Trương Thị Ngọc Mai (60 tuổi, ngụ quận 1) và anh Từ Minh Khải (25 tuổi, quê Kon Tum) tử vong.
Cả hai nạn nhân nói trên gặp nạn từ "trên trời rơi xuống" vì bị cây xanh bật gốc, gãy nhánh rơi trúng.
Hiện trường cây xanh bật gốc đè tử vong anh Khải trên đường An Dương Vương, quận 5 chiều 28/8.
 Hiện trường cây xanh bật gốc đè tử vong anh Khải trên đường An Dương Vương, quận 5 chiều 28/8.
Trước đó, sáng 26/8, bà Mai đi bộ tập thể dục trong Công viên Tao Đàn (quận 1) thì bất ngờ bị một nhánh cây gãy rơi xuống trúng người. Những người xung quanh đã giải cứu và đưa bà vào Bệnh viện Nguyễn Trãi cấp cứu. Sau đó, nạn nhân được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.
Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng nên bà Mai đã tử vong tại bệnh viện.
Tiếp đó, chiều 28/8, trong cơn mưa lớn kèm dông gió mạnh, anh Từ Minh Khải đang ngồi làm việc trong tiệm kinh doanh phụ tùng ô tô trên đường An Dương Vương, phường 3, quận 5 thì bất ngờ cây dầu cổ thụ bật gốc đổ xuống đè trúng anh Khải khiến nạn nhân tử vong. Cây ngã còn đè bẹp 8 xe máy, 1 chiếc ô tô và gây hư hỏng 3 nhà dân xung quanh.
Cây xanh bật gốc tại giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP HCM cướp đi sinh mạng chị Nguyễn Thị Dung.
 Cây xanh bật gốc tại giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP HCM cướp đi sinh mạng chị Nguyễn Thị Dung.
Tương tự, mùa mưa năm 2014, một vụ cây xanh bật gốc trong mưa dông xảy ra tại giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP HCM cũng đã cướp đi sinh mạng chị Nguyễn Thị Dung (36 tuổi, ngụ quận 10), trong lúc nạn nhân cùng chồng đón con đi học về.

Những mối nguy tiềm ẩn trong thịt lợn

Vào dịp cuối năm, người dân ở các làng quê thường có thói quen tập hợp vài ba hộ gia đình “đụng” chung một con lợn để bó giò, gói bánh chưng. Nhưng mỗi lần "đụng" lợn thì không thể thiếu món khoái khẩu là tiết canh, lòng lợn, cháo lòng… ngả ra nhậu nhẹt với nhau ngày tất niên. 

7 món dân dã tuyệt ngon từ quả trám

(Kiến Thức) - Món ăn từ trám là món ăn dân dã ở các vùng miền núi, trung du nhưng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Cá kho trám. Cá kho trám là món ăn phổ biến của nông thôn miền núi phía Bắc. Khi kho, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị chua chua, còn có vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi, ăn mãi không chán.
 Cá kho trám. Cá kho trám là món ăn phổ biến của nông thôn miền núi phía Bắc. Khi kho, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị chua chua, còn có vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi, ăn mãi không chán. 
Trám dầm mắm ớt. Trám rửa sạch, dùng dao bổ trám làm 4, bỏ phần hạt, ngâm trám vào nước muối khoảng 30 phút để trám bớt chát và không bị thâm. Ngâm trám với nước mắm, tỏi, ớt, đường, chờ ngấm gia vị là ăn luôn được. Trám non hơi chua chua chát chát, ăn xong thì có vị ngọt bùi đọng lại nơi đầu lưỡi.
Trám dầm mắm ớt. Trám rửa sạch, dùng dao bổ trám làm 4, bỏ phần hạt, ngâm trám vào nước muối khoảng 30 phút để trám bớt chát và không bị thâm. Ngâm trám với nước mắm, tỏi, ớt, đường, chờ ngấm gia vị là ăn luôn được. Trám non hơi chua chua chát chát, ăn xong thì có vị ngọt bùi đọng lại nơi đầu lưỡi. 
Trám muối. Đây là món ăn quen thuộc của đồng bào Tày Nghĩa Đô, Lào Cai. Món ăn này có thể dùng được trong tất cả các bữa ăn, kể cả bữa cỗ của người Tày. Trám muối khi ăn có vị chua nhẹ, giữ được mùi thơm, cùi trám dóc hạt nhưng vẫn có độ dai, giòn. Khi ăn trám muối sẽ có cảm nhận về vị mặn của muối hòa với vị bùi bùi, chua chua và không thiếu vị ngọt nơi đầu lưỡi.
Trám muối. Đây là món ăn quen thuộc của đồng bào Tày Nghĩa Đô, Lào Cai. Món ăn này có thể dùng được trong tất cả các bữa ăn, kể cả bữa cỗ của người Tày. Trám muối khi ăn có vị chua nhẹ, giữ được mùi thơm, cùi trám dóc hạt nhưng vẫn có độ dai, giòn. Khi ăn trám muối sẽ có cảm nhận về vị mặn của muối hòa với vị bùi bùi, chua chua và không thiếu vị ngọt nơi đầu lưỡi. 
Trám nhồi thịt. Mùa trám mà không ăn trám nhồi thịt thì sẽ vô cùng đáng tiếc. Mùi trám nhồi thịt thơm sực mũi, ăn miếng trám thấy bùi, hương vị trám đậm đà.
Trám nhồi thịt. Mùa trám mà không ăn trám nhồi thịt thì sẽ vô cùng đáng tiếc. Mùi trám nhồi thịt thơm sực mũi, ăn miếng trám thấy bùi, hương vị trám đậm đà.  
Trám dầm tương. Trám ngâm nước muối qua đêm, tách hạt lấy cùi, dùng chày cối giã dập để miếng trám mềm hơn. Dầm trám với tương bần loại ngon, lượng tương vừa đủ ngấm vì ít tương thì miếng trám khô mà nhiều tương thì lại bị mặn. Món này có thể dự trữ hộp kín, để tủ lạnh, ăn quanh năm.
Trám dầm tương. Trám ngâm nước muối qua đêm, tách hạt lấy cùi, dùng chày cối giã dập để miếng trám mềm hơn. Dầm trám với tương bần loại ngon, lượng tương vừa đủ ngấm vì ít tương thì miếng trám khô mà nhiều tương thì lại bị mặn. Món này có thể dự trữ hộp kín, để tủ lạnh, ăn quanh năm. 
Xôi nhân trám. Một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Như vậy, phải có vài rổ hạt trám mới lấy được 1kg nhân. Để chuẩn bị có một chõ xôi nhân trám phải vo gạo nếp, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong, chặt hạt trám, lấy nhân. Xôi được đơm vào đĩa, nhìn vào bạn sẽ ngỡ là chỉ có gạo nếp không vì nhân trám cũng trắng tinh. Tuy nhiên, khi ăn, ta có cảm giác sần sật, béo lại bùi lẫn trong hạt nếp.
Xôi nhân trám. Một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Như vậy, phải có vài rổ hạt trám mới lấy được 1kg nhân. Để chuẩn bị có một chõ xôi nhân trám phải vo gạo nếp, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong, chặt hạt trám, lấy nhân. Xôi được đơm vào đĩa, nhìn vào bạn sẽ ngỡ là chỉ có gạo nếp không vì nhân trám cũng trắng tinh. Tuy nhiên, khi ăn, ta có cảm giác sần sật, béo lại bùi lẫn trong hạt nếp. 
Thịt kho trám. Nếm thử một miếng trám, mà như đang ăn một miếng thịt bởi vị ngọt của thịt đã hòa quyện trong vị chan chát, bùi bùi của trám mới thấy thật là uổng phí nếu chưa từng một lần trong đời nếm thử món ngon dân dã này. Cái vị thơm bùi ấy dường như càng nhai kĩ lại càng thấy ngon. Phần nước thịt kho trám các bạn dùng để chấm rau củ luộc, đặc biệt là rau muống cũng rất "tốn cơm" đấy.
Thịt kho trám. Nếm thử một miếng trám, mà như đang ăn một miếng thịt bởi vị ngọt của thịt đã hòa quyện trong vị chan chát, bùi bùi của trám mới thấy thật là uổng phí nếu chưa từng một lần trong đời nếm thử món ngon dân dã này. Cái vị thơm bùi ấy dường như càng nhai kĩ lại càng thấy ngon. Phần nước thịt kho trám các bạn dùng để chấm rau củ luộc, đặc biệt là rau muống cũng rất "tốn cơm" đấy.