Hai miền Triều Tiên đàm phán quân sự cấp cao sau hơn 10 năm

Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành đàm phán quân sự cấp cao, thảo luận cách thức làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc đàm phán quân sự cấp cao đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên kể từ tháng 12/2007.

Ngày 14/6, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành đàm phán quân sự cấp cao, thảo luận cách thức làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc đàm phán quân sự cấp cao đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên kể từ tháng 12/2007.
Binh sĩ Triều Tiên gác tại khu vực làng đình chiến Panmunjom, biên giới trên bộ giữa hai miền Triều Tiên.
Binh sĩ Triều Tiên gác tại khu vực làng đình chiến Panmunjom, biên giới trên bộ giữa hai miền Triều Tiên. 
Cuộc đàm phán quân sự cấp tướng được tổ chức tại làng đình chiến Panmunjom bên phía Triều Tiên. Phái đoàn Hàn Quốc gồm 5 thành viên do Thiếu tướng Kim Do-gyun dẫn đầu, trong khi Trung tướng An Ik-san dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên cũng gồm 5 thành viên.
Phát biểu với báo giới trước cuộc đàm phán, Thiếu tướng Kim Do-gyun cho biết hai bên thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có việc giảm căng thẳng quân sự, sắp xếp một cuộc họp quốc phòng cấp bộ trưởng như một phần trong nỗ lực thực thi Tuyên bố Panmunjom, đạt được sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4. Các quan chức quân sự hai miền tham gia đàm phán cũng có thể tập trung thảo luận việc khôi phục đường dây liên lạc quân sự hai miền, tổ chức đàm phán quân sự thường xuyên và thiết lập đường dây nóng giữa các lãnh đạo quân sự.
Ban đầu cuộc đàm phán này được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 5 theo Tuyên bố Panmunjeom. Tuy nhiên, cuộc đàm phán này đã bị hoãn, do Triều Tiên phản đối một cuộc tập trận không quân chung giữa Mỹ-Hàn Quốc. Hôm 1/6, hai bên đã nhất trí nối lại cuộc đàm phán này.
Theo Tuyên bố Panmunjeom, Triều Tiên và Hàn Quốc nhất trí nỗ lực làm giảm căng thẳng và "loại bỏ một cách thực tế nguy cơ chiến tranh" trên bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, hai miền cũng nhất trí tổ chức các cuộc họp thường xuyên giữa giới chức quân sự, trong đó có việc tổ chức cuộc họp giữa hai bộ trưởng quốc phòng, nhằm thảo luận và giải quyết ngay vấn đề quân sự nổi lên giữa hai nước.

KCNA: Ông Kim Jong-un mời Tổng thống Trump thăm Triều Tiên

Trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử tại Singapore ngày 12/6, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã mời Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Bình Nhưỡng và cũng đồng ý tới thăm Mỹ.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 13/6 đưa tin, trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử tại Singapore ngày 12/6, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã mời Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Bình Nhưỡng và cũng đồng ý tới thăm Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: THX/TTXVN) 
KCNA nhấn mạnh: "Ngài Kim Jong-un đã mời Tổng thống Trump thăm Bình Nhưỡng vào một thời điểm thích hợp và Tổng thống Trump đã mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm Mỹ. Hai nhà lãnh đạo đã vui vẻ nhận lời mời của nhau."

Ai hưởng lợi nhiều nhất từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Có thể nói, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là những người hưởng lợi nhất trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa qua  họ đều đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra.

Tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký văn kiện chung được đánh giá là “quan trọng và toàn diện”, trong đó Triều Tiên đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, còn Mỹ cho biết sẽ ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Nhiều vấn đề còn tồn tại, chẳng hạn như các bước đi cụ thể mà Triều Tiên sẽ thực hiện trong quá trình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, theo Washington Post, cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua có thể coi là một cơ hội lịch sử đem lại lợi ích cho nhiều người, trước hết phải kể đến hai "nhân vật chính" là Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.