Hải Dương: Ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh trong ăn uống

Ngày 8/8, Tổ Công tác đặc biệt tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện ngay một số biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 trong ăn uống.

Trước thực tế những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các ca bệnh COVID-19 có liên quan đến các quán kinh doanh hàng ăn, trong đó một số ổ dịch được phát hiện từ các quán chó, mèo có nguồn cung cấp từ miền Nam, Tổ Công tác đặc biệt của tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, yêu cầu nhân dân địa phương không tụ tập tổ chức ăn uống đông người trong đời sống hàng ngày khi dịch bệnh đang phức tạp.
Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo các lực lượng công an trên địa bàn rà soát, lập danh sách và yêu cầu dừng tất cả các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ, kinh doanh, giết mổ, chế biến thức ăn liên quan đến chó, mèo có nguồn gốc từ miền Nam.
Hai Duong: Ngan chan, day lui nguy co lay lan dich benh trong an uong
Ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương 
Trên cơ sở số liệu rà soát của ngành công an, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cấp huyện tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả những người liên quan đến các trường hợp nêu trên (trong thời gian từ ngày 26/7/2021 đến nay).
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có tổ chức nhà ăn, bếp ăn, nhà ăn ca (gọi tắt là nhà ăn) cho người lao động phải đảm bảo các yêu cầu: Nhà ăn thông thoáng, sạch sẽ; bố trí bàn ăn cho lao động ăn ca đủ giãn cách phòng dịch (tối thiểu 01m) và có vách ngăn đảm bảo yêu cầu; Bố trí giãn cách thành nhiều đợt ăn ca để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng dịch cho người ăn ca.
Từ yêu cầu giãn cách nêu trên và số đợt ăn ca để bố trí số lượng người lao động cho phù hợp; Tổ chức bộ máy, lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát người lao động đảm bảo trật tự và khoảng cách khi đi rửa tay, sát khuẩn, vào nhà ăn ca...(không chen lấn, tụ tập đông người). Bố trí hệ thống camera (đủ số lượng để giám sát) ngoài hành lang nhà ăn, trong nhà ăn để giám sát và trích xuất kiểm tra khi có yêu cầu.
Yêu cầu người lao động trong quá trình ăn ca không đem theo đồ dùng cá nhân (như túi xách...); không nói chuyện trong khi ăn ca. Sau mỗi đợt ăn ca phải tổ chức vệ sinh sạch sẽ, phun sát khuẩn mới bố trí đợt ăn ca tiếp theo.
Trong trường hợp nhà ăn của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất không đáp ứng được yêu cầu giãn cách thì phải cắt giảm số lượng lao động để đảm bảo yêu cầu phòng dịch; nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc tạm dừng sản xuất.
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng thực phẩm và chế biến nấu ăn: Phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng dịch theo quy định; tổ chức xét nghiệm sàng lọc thường xuyên cho những người tham gia vào hoạt động cung ứng thực phẩm và chế biến nấu ăn ít nhất 3 ngày/lần.
Các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị này hoạt động; chỉ đạo các lực lượng chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống dịch bệnh của các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị nêu trên theo quy định.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cấp huyện chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu nêu trên.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cấp huyện tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu nêu trên.
Báo cáo của CDC Hải Dương, trong ngày 8/8, toàn tỉnh có thêm 3 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó 1 ca tại Nam Sách, 1 ca tại Gia Lộc và 1 ca tại Tứ Kỳ.
Đáng chú ý, trong số 3 trường hợp mắc mới có BN T.V.Đ; sinh năm 1982; trú tại thôn Lương Gián, Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương. Bệnh nhân làm việc ở Quán thịt chó Ánh Vi (địa chỉ quán Hà Liễu, Thanh Quang, Nam Sách, Hải Dương). BN là đối tượng sàng lọc cộng đồng: Chiều ngày 6/8/2021, bệnh nhân được lấy mẫu gộp 10 xét nghiệm cộng đồng (đại diện hộ gia đình) tại phòng 3 Trường THCS Quốc Tuấn. Ngày 7/8/2021 được chỉ định lấy lại mẫu đơn, kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 8/8/2021, kết quả xét nghiệm dương tính.
Hiện toàn tỉnh Hải Dương đang còn 73 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị. Trong đó 39 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương, 9 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Hải Dương. Ngoài ra, 7 bệnh nhân đang điều trị tại TTYT huyện Nam Sách, 10 bệnh nhân điều trị tại TTYT huyện Gia Lộc, 5 bệnh nhân điều trị tại TTYT huyện Kinh Thành, 2 bệnh nhân tại TTYT huyện Tứ Kỳ, TTYT TP Chí Linh đang điều trị cho 1 bệnh nhân.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Y bác sĩ Đà Nẵng kiệt sức giữa tâm dịch Covid-19:

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.


Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Biết nữ đại gia quen với mẹ có nhiều tiền gửi tiết kiệm, Huỳnh Tấn Luật đã dụ bà làm khách của ngân hàng sau đó phù phép biến bà thành con nợ.

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKSND tối cao tiếp tục đề nghị truy tố Huỳnh Tấn Luật (sinh năm 1973, cựu cán bộ một ngân hàng thương mại) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, TAND TP.HCM từng xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Luật 20 năm tù về tội trên. Sau đó bị hại kháng cáo yêu cầu huỷ án, làm rõ vai trò giúp sức của một số người thân của Luật và thu hồi các tài sản để khắc phụ hậu quả.

TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo và huỷ án đề điều tra xét xử lại.

Kết luận điều tra xác định mẹ của Luật có mối quan hệ thân thiết với bà VTK (ngụ quận 11). Biết bà K. có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà K. gửi tiền vào các phòng giao dịch ngân hàng do Luật phụ trách để giúp con tăng doanh số huy động vốn.

De nghi truy to can bo ngan hang bien dai gia thanh con no 385 ti


Huỳnh Tấn Luật tại phiên xử trước đó. Ảnh: H.YẾN

Từ tháng 7/2010, bà K. đã đem tiền qua chỗ Luật làm gửi. Vì lượng tiền gửi của bà lớn nên từ tháng 10/2011, chi nhánh ngân hàng đồng ý cho Luật được thực hiện các giao dịch tại nhà khách.

Cũng trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 11/2012, khi có được sự tin tưởng, Luật vay hơn 239 tỉ đồng và gần 8.700 USD của bà K để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Theo đó, lãi suất Luật trả cho bà K. cao hơn lãi suất ngân hàng.

Năm 2014, bà K. liên tục đòi nợ nhưng lúc này Luật không còn khả năng trả nợ. Luật bằng thủ đoạn soạn thảo, in ghép thêm nội dung vào chín tờ giấy thể hiện đã trả hết nợ cho bà K., đồng thời làm giả biên nhận chính bản thân cho bà K. vay 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC.

Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, Luật gọi điện, nhắn tin cho bà K. đòi nợ. Không đòi được tiền từ bà K., tháng 8/2014, Luật làm đơn tố cáo bà K. chiếm đoạt của mình 82 tỉ đồng và gần 3.900 lượng vàng SJC.

Tháng 9/2014, Luật khởi kiện ra tòa án để đòi nợ nhằm chối bỏ trách nhiệm và chiếm đoạt số tiền 385 tỉ đồng (gồm gốc lẫn lãi). Tuy nhiên khi bà K. làm đơn tố cáo lại Luật vì có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản thì Luật rút đơn khởi kiện.

Quá trình điều tra, CQĐT xác định chữ ký trên chín tờ giấy thể hiện để trả nợ cho bà K. là giả. Ngoài ra Luật còn vay tiền của của 12 người khác từ năm 2006 đến 2014 tổng cộng 162 tỉ và 10.000 USD.

Luật dùng hơn 155 tỉ đồng tiền vay của bị hại K. và những người khác để mua 21 tài sản gồm bất động sản và xe ô tô nhưng để người thân đứng tên.

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai: Không để xảy ra việc xin cho, lựa chọn vắc xin

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả không để vắc xin hết hạn; tuyệt đổi không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vắc xin, lợi dụng chức trách để tiêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Chu tich tinh Dong Nai: Khong de xay ra viec xin cho, lua chon vac xin
 Ảnh minh họa.

Hà Nội thông báo khẩn tìm người đến viện Medlatec và 2 chợ

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) phát đi thông báo khẩn tìm người đến nhiều địa điểm trong đó có chợ Cống Vị, chợ Linh Lang, bệnh viện Medlatec các ngày từ 1-7/8 do liên quan đến các ca COVID-19.

Cụ thể, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Ba Đình tìm người tới 6 địa điểm trong các ngày từ 1-7/8. Cụ thể:

Từ ngày 1-7/8: Tòa nhà chung cư Liễu Giai Tower, 26 Liễu Giai, Cống Vị, Ba Đình.