Hà Tĩnh: Xã thu cả phí đuôi chuột của dân, còn dọa kiện báo

Liên quan tới thông tin thôn Phù Ích, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thu các khoản phí bất hợp lý, lại còn tính lãi suất, Chủ tịch xã này phủ nhận.

Thời gian gần đây, trên một số thông tin đại chúng phản ánh về việc “lạm thu” các khoản phí bất hợp lý thôn Phù Ích, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến người dân bất bình. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ làm việc với ông Nguyễn Xuân Quân – Chủ tịch UBND xã Ích Hậu, ông Quân phản ánh gay gắt và cho rằng: “Báo chí viết rờ rờ, viết nhắm mắt”.
Ha Tinh: Xa thu ca phi duoi chuot cua dan, con doa kien bao
Gần đây, phóng viên cũng nhận được một số phản ánh của người dân về việc thôn Phù Ích đặt ra các khoản thu hàng năm cao. Đặc biệt là nếu chậm nộp phí sẽ tính lãi 1% theo từng mùa vụ, cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con. 
"Tận thu" mọi thứ, mọi lứa tuổi
Phóng viên đã về xã Ích Hậu để làm rõ vấn đề này. Nói về việc ban cán sự thôn Phù Ích đặt ra nội quy chậm nộp các khoản phí sẽ bị tính lãi 1% theo từng mùa vụ, ông Nguyễn Ngọc Oánh (60 tuổi, xóm Phù Ích) bức xúc: “Đi họp xóm thì đa phần người già đi họp, còn mấy người trẻ họ đang đi làm. Khi họp các cụ đã giơ tay rồi nên các ông cứ tính quá bán là viết vào văn bản xem như cả xóm ai cũng đồng tình. Chứ bản thân tôi, tôi thấy việc bà con chậm nộp tiền phải chịu thêm tiền lãi là tôi không đồng tình, nhưng cũng không biết kêu ai”.
Chị Nguyễn Thị Dung (43 tuổi) bức xúc: “Nộp chậm phải chịu tiền lãi, nhà tôi thuộc diện khó khăn nhưng hết mùa lại phải lo xoay xở để đóng đủ tiền, khổ lắm. Nhưng họ nói là phải đóng để ban cán sự thôn có tiền trả tiền cho tổ thủy lợi dẫn nước vào ruộng nên cũng phải cắn răng xoay tiền nạp”.
Ha Tinh: Xa thu ca phi duoi chuot cua dan, con doa kien bao-Hinh-2
Hồ Phúc Tiến trao đổi với PV. 
Đến hẹn lại lên, khi mùa vụ kết thúc cũng là lúc gia đình ông Hồ Phúc Tiến nhận được giấy thông báo của thôn về các khoản thu phí dịch vụ mà gia đình ông phải đóng nộp trong năm nay. Thế nhưng, ông Tiến choáng váng với tổng số tiền phải nộp lên đến gần 5 triệu đồng, trong đó tiền dịch vụ năm 2017 là 169.000 đồng, tiền thiếu đuôi chuột là 20.000 đồng, tiền thu nợ các khoản thu từ năm 2016 về trước là 3.802.000 đồng, đáng chú ý là có thêm khoản lãi 228.000 đồng (1%).
Nói về khoản nợ từ năm 2016 về trước, ông Tiến bức xúc: “Vợ trước của tôi mất năm 2012, đến năm 2014 tôi đi lấy vợ mới quê ở xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc). Do một vài lý do nên bà nhà tôi cứ đi đi về về chứ chưa chuyển hẳn về thôn Phù Ích ở và cũng chưa nhập khẩu về xã Ích Hậu. Vì chủ yếu đang sinh hoạt ở xã Thuần Thiện nên vợ tôi đã đóng nộp đầy đủ các khoản phí dịch vụ bên đó, có hóa đơn và có giấy xác nhận của UBND xã Thuần Thiện. Thế nhưng, thôn Phù Ích vẫn truy thu các khoản thu đó tại đây. Tôi thấy việc này quá vô lý nên không nộp mà không nộp thì cán bộ thôn tính lãi 1% theo từng mùa vụ và không kí bất cứ một giấy tờ gì cho tôi”.
Theo đó, ngoài các khoản mà UBND xã Ích Hậu đã thống nhất để bà con đóng nạp hàng năm, người dân thôn Phù Ích còn phải đóng thêm các khoản dịch vụ của xóm như: Thu đổ xô bồ đường Đồng Mắn; thu tiền điện sáng nông thôn; thu tiền dịch vụ năm 2017; thu thủy lợi đầu canh nộp cho xã; thu đổ xô bồ đường nội đồng; thu khẩu cơ đê; thu đất mượn đập táng; thu thiếu đuôi chuột...Trong các khoản thu trên thì người dân đều có chung một thắc mắc về các khoản thu như: thu tiền dịch vụ 2017 (cụ thể là thu để phục vụ việc gì?); thu tiền Đồng Mắn; thu khẩu cơ đê cụ thể là thu như thế nào, phục vụ việc gì, các khoản thu này đã hợp lý chưa.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xập xệ, ông Tiến bức xúc: “Ngoài các khoản mà xã thu hàng năm, chúng tôi còn phải đóng các khoản của thôn thu như: Đổ xô bồ đường, thu thủy lợi đầu canh nộp cho xã, thu thiếu đuôi chuột…Nhưng điều làm chúng tôi bất bình không phải đóng các khoản phí mà việc nộp chậm sẽ bị thôn tính lãi suất”.
Chưa hết theo phản ánh của người dân ngoài việc nộp tiền chậm sẽ phải “gánh” thêm tiền lãi thì ở đây trưởng thôn sẽ không kí xác nhận để cá nhân được hưởng quyền lợi, điều này đã làm không ít hộ dân rơi vào cảnh dở khóc, dở cười.
“Năm 2015, Chính phủ có nghị định 62, trợ cấp đối với bộ đội biên giới hải đảo. Tôi từng đi bộ đội ở biên giới Cao Bằng-Lạng Sơn, sau này xuất ngũ về địa phương nhà nước cho làm hồ sơ hưởng chế độ, tôi làm xong hồ sơ đến trưởng thôn xin xác nhận thì ông này không ký vì tôi chưa nộp đủ tiền thuế nông nghiệp. Chỉ vì một chữ kí này mà tôi mất đi quyền lợi của mình”-ông Hồ Phúc Tiến bức xúc.
Còn ông Nguyễn Xuân Đức, con cái đi làm ăn xa gia đình thuộc diện chính sách, hai anh trai là liệt sỹ, mẹ được truy tặng mẹ Việt Nam anh hùng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Bản thân ông mắc bệnh thần kinh nhẹ, thêm vào đó vừa vừa bị tai nạn gãy chân. Mặc dù đã đề xuất với xóm nhiều lần hi vọng được miễn giảm một phần các khoản phí nhưng vẫn không được thôn đồng ý.
Bà Dương Thị Lan bức xúc: “Không có tiền cũng phải lo vay mượn mà nạp không lại phải đóng thêm tiền lãi thì khổ”.
Theo thông báo của thôn Phù Ích lãi suất mà thôn đưa ra áp dụng tính với những hộ nộp chậm là 1%/mùa. Điều đáng nói là kiểu tính lãi suất này không phải xảy ra ngày một ngày hai mà tình trạng này đã xảy ra ở thôn này từ năm 2015 lại nay.
Lãnh đạo thôn, xã "trốn" báo chí
Để rõ hơn về việc này PV đến gặp Trưởng thôn Phù Ích-Hồ Viết Thắng (lúc này ông Thắng đang ở nhà văn hóa thôn phát đi thông báo trên loa phát thanh: Hôm nay là ngày cuối cùng bà con đóng các khoản phí, nếu bà con ai không đóng đầy đủ thì xóm sẽ từ chối kí các giấy tờ liên quan, đồng thời các quyền lợi liên quan sẽ không được hưởng). Khi giới thiệu là PV muốn tìm hiểu các khoản thu tại thôn liền bị ông Thắng từ chối thẳng thừng với lý do đưa ra muốn làm việc với trưởng thôn phải có giấy giới thiệu từ UBND xã gửi xuống.
Chúng tôi đã hai lần liên hệ làm việc với ông Hồ Ngọc Thắng-Trưởng thôn Phù Ích nhưng ông này từ chối tiếp phóng viên bởi lý do phóng viên không được xã “giới thiệu”.
Chúng tôi tiếp tục liên hệ làm việc với ông Nguyễn Xuân Quân-Chủ tịch UBND xã Ích Hậu gần cả buổi chiều thế nhưng ông Quân lấy lý do bận đi họp.
Chiều muộn ngày 12.7.2017, chúng tôi tiếp tục gọi điện qua điện thoại, vừa nghe phóng viên giới thiệu, ông Quân phản ứng gay gắt:“Báo chí viết rờ rờ (linh tinh - phóng viên), viết nhắm mắt. Làm gì có việc lạm thu tại thôn Phù Ích, chúng tôi sẽ làm đơn kiện báo nào viết thế”.
Tuy nhiên, bức xúc xong ông Nguyễn Xuân Quân thừa nhận: “Việc thôn Phù Ích thu thêm tiền lãi nếu người dân chậm nộp phí về nguyên tắc là sai”.
Chủ tịch huyện: Nếu thu sai, phải trả lại dân ngay
Trao đổi với PV Dân Việt xung quanh vấn đề lạm thu tại thôn Phù Ích xã Ích Hậu ông Lê Trung Phước-Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: “Sau khi nhận được thông tin về việc địa phương này đưa ra các khoản thu phí bất hợp lý huyện đã giao cho Phòng Tài chính huyện về xã Ích Hậu kiểm tra làm rõ các khoản thu mà người dân phản ánh trên. Nếu có việc địa phương lạm thu và đặc biệt là thu lãi đối với người dân sai quy định thì huyện sẽ chỉ đạo địa phương trả lại ngay. Tới đây, sau khi kiểm tra sẽ sớm có kết quả huyện sẽ thông tin rõ tới báo chí đúng sai như thế nào”.

Bêu tên học sinh trước cờ vì chưa nộp tiền

Vào mỗi sáng thứ hai, trường THCS Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại bêu tên học sinh chưa nộp tiền trước cờ.

Hàng chục phụ huynh bức xúc về việc hiệu trưởng trường THCS Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đặt ra chi chít những khoản thu vô lý “trên trời rơi xuống”, ép buộc phụ huynh đóng tiền ngoại tuyến. Vào mỗi buổi sáng thứ hai thì trường lại bêu tên học sinh trước cờ vì chưa nộp tiền.
“Họ xúc phạm con tôi quá, một trường trọng điểm quốc gia mà cư xử thô bạo, nhục mạ học sinh. Con tôi bị đọc tên lên loa của trường mỗi buổi chào cờ, nó về nhà không ngủ được, ấm ức, khóc lóc đau đớn lắm…”, một phụ huynh kể lại.

Đưa toàn bộ xe khách tuyến Hà Nội - Ninh Bình về bến Giáp Bát

UBND TP Hà Nội vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chuyển, sắp xếp lại luồng tuyến xe khách liên tỉnh tuyến đi tỉnh Ninh Bình.

Căn cứ tình hình thực tế cũng như theo định hướng Quy hoạch mạng lưới tuyến xe khách liên tỉnh tại Quyết định 2288/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP Hà Nội đề xuất phương án đưa toàn bộ 50 "nốt" xe khách liên tỉnh trên tuyến Hà Nội - Ninh Bình, đi theo Quốc lộ 1A về Bến xe Giáp Bát.

Trường có gần 30 khoản thu, phụ huynh kêu cứu

Trường THCS Thọ Vực (Triệu Sơn, Thanh Hóa) “đẻ” ra hàng chục khoản thu, trong đó có nhiều khoản thu sai, khiến nhiều phụ huynh kêu cứu.

Đủ các thể loại lý do để thu tiền

Trong đơn gửi báo chí, nhiều phụ huynh kêu cứu, phản ánh về tình trạng lạm thu tại trường THSC Thọ Vực (Triệu Sơn, Thanh Hóa) năm học 2015-2016.

Theo đó, trong danh sách tổng hợp các khoản thu dự kiến năm học 2015 - 2016, trường THCS Thọ Vực “đẻ” tới gần 30 khoản thu phục vụ công tác dạy và học tại nhà trường.

Nói là bàn bạc, song trên thực tế, qua phản ánh của nhiều bậc phụ huynh, hầu hết các khoản thu mà nhà trường đưa ra đều đã được “chốt hạ” từ trước.

Nhiệm vụ của giáo viên chỉ là đưa danh sách các khoản thu tới phụ huynh, đề nghị họ ký với danh nghĩa... tự nguyện.

Gần 30 khoản thu được ấn định thu tại trường THCS Thọ Vực với tổng số tiền 120 triệu đồng (Triệu Sơn).
 Gần 30 khoản thu được ấn định thu tại trường THCS Thọ Vực với tổng số tiền 120 triệu đồng (Triệu Sơn).

Bên cạnh các khoản thu bắt buộc theo quy định, nhà trường còn đưa ra hàng chục khoản thu để tu sửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, như: Sửa bàn, ghế học sinh, bóng tuýp, quạt trần, sửa chữa máy in, máy bơm ở đài phun nước... Các khoản thu này đều ấn định mức thu.

Cũng trong danh sách thu năm học 2015 - 2016, có những công trình xây dựng đã thực hiện xong từ năm học 2014 - 2015 nhưng còn “nợ” chưa có tiền thanh toán, phải chờ tiền đóng góp của học sinh.

Cụ thể các khoản thu: Mua và sửa chữa bàn ghế, làm hệ thống dẫn nước khu mới, mua dụng cụ văn phòng, sửa chữa nội thất các phòng, hỗ trợ làm chuẩn…

Điều đáng nói ở đây là tất cả các khoản thu đều được hợp thức hóa dưới danh nghĩa đề xuất của đại diện Hội cha mẹ học sinh.

“Không chỉ riêng tôi mà nhiều phụ huynh học sinh khác đều cảm thấy hoa mắt khi trường đưa ra một loạt các khoản đã thu, dự thu với đủ loại tiền, từ tiền nước, tiền vệ sinh, tiền thuê bảo vệ…

Quá choáng ngợp với nội dung các khoản thu tôi đứng lên có ý kiến, nhưng giáo viên trong trường không cho phát biểu với lý do con tôi mới đầu cấp (lên lớp 6) nên không được quyền phát biểu", một phụ huynh bức xúc.

Nhà trường không liên quan?

Cũng liên quan tới những khoản thu kéo dài từ năm 2014 - 2015 đến nay, ngày 22/8/2014 Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã ban hành văn bản số 1521/SGDĐT – KHTC về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách.

Nội dung văn bản chỉ rõ, các đơn vị trường học, tuyệt đối không được thu các khoản kinh phí để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định như: phí công tác dạy, học, điện sáng, nước sinh hoạt, khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tiền bảo vệ trường.

Đối với các khoản thu theo hình thức tự nguyện (mua sắm trang thiết bị cho các trường học), phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, không ép buộc, không bình quân hóa mức đóng góp...

Như vậy, việc đưa danh sách, nhiều khoản đã thu theo phản ánh của phụ huynh (tiền điện, bảo vệ, khuyến học...) và các khoản thu theo hình thức tự nguyện nhưng đều mang tính ép buộc, ấn định mức thu là trái với quy định.

Trường THCS Thọ Vực (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
 Trường THCS Thọ Vực (Triệu Sơn, Thanh Hóa).

Trao đổi với phóng viên hôm 18/9 về những nội dung phản ánh của phụ huynh học sinh bà Lê Thị Huyền, hiệu trưởng Trường THCS Thọ Vực khẳng định: “Đây là những khoản dự kiến thu để xin ý kiến của lãnh đạo, nhà trường chưa thu đồng nào cả".

Trên thực tế nhiều khoản thu bất hợp lý kéo dài từ năm 2014 - 2015 đến nay (một số khoản thu vẫn chưa thu xong) tiếp tục được nhà trường ấn định mức thu trong năm học mới.

Theo đó, đến nay nhà trường đã thực hiện được 8 nội dung công việc (mua sắm, sửa chữa với tổng kinh phí lên đến hơn 80 triệu đồng.

Số tiền này vẫn còn đang nợ và chờ học sinh đóng góp trong năm học 2015 - 2016.

Sự việc gây bất bình trong dư luận, cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.