Hà Nội sẽ giảm 5 sở sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sau khi sắp xếp, tinh gọn, Thành phố Hà Nội sẽ giảm 5 sở. Các cơ quan, tổ chức đảng của thành phố cũng được sắp xếp, tinh gọn lại.

Ha Noi se giam 5 so sau sap xep, tinh gon bo may

Ngày 13/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài ký ban hành thông báo kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.

Theo Kết luận, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất kết luận về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Thành phố như sau:

Về nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.

Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; hạn chế tổ chức trung gian.

Một số định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo nêu rõ

Đối với các cơ quan, tổ chức đảng thành phố Hà Nội 

- Thực hiện việc sáp nhập Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy.

- Kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Thành phố.

- Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương về việc tiếp tục mô hình Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Thành phố do đặc thù của thành phố là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng.

- Kết thúc hoạt động của 3 Ban cán sự đảng (Ban cán sự đảng UBND Thành phố, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân Thành phố, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân), 8 đảng đoàn (Đảng đoàn HĐND Thành phố, Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Thành phố, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động Thành phố, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đảng đoàn Hội Nông dân Thành phố, Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh Thành phố, Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thành phố, Đảng đoàn Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thành phố).

- Thành lập 2 đảng bộ theo từng khối cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, UBND, Tư pháp, gồm: Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, tư pháp Thành phố trực thuộc Thành ủy, gồm các đảng bộ (chi bộ) trong các cơ quan tham mưu, giúp việc của Thành ủy (Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Nội chính, Văn phòng Thành ủy), Báo Hà Nội mới, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, các hội quần chúng cấp thành phố do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ;

- Đảng bộ chính quyền thành phố trực thuộc Thành ủy, gồm: các đảng bộ (chi bộ) trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, một số doanh nghiệp nhà nước (tùy theo quy mô, tính chất quan trọng của đảng bộ doanh nghiệp).

- Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức lại Báo Hà Nội mới trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan báo chí của các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố (Báo Lao động Thủ đô, Báo Phụ nữ Thủ đô và Báo Tuổi trẻ Thủ đô) vào Báo Hà Nội mới.

- Rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết.

Đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội

- Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính;

- Hợp nhất Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng;

- Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ sẽ tiến hành hợp nhất; chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Sở Giáo dục và Đào tạo; chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế.

- Chuyển Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ về Ban Dân tộc, thành lập Ban Dân tộc - Tôn giáo.

Nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp đối với các cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố.

Thành phố cũng sẽ rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết.

Đối với các cơ quan của Đoàn ĐBQH thành phố; HĐND thành phố và HĐND quận, thị xã

Ban Chỉ đạo định hướng tiếp tục giữ nguyên tổ chức bộ máy như hiện nay, cấp Thành phố gồm Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố và 4 ban, cấp huyện gồm 2 ban. Việc thành lập thêm ban của HĐND các cấp theo Luật Thủ đô năm 2024 sẽ xem xét cụ thể sau khi ổn định tổ chức bộ máy thành phố.

Đối với các quận, huyện, thị xã

Ban Chỉ đạo thành phố định hướng nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, giải thể một số ban, cơ quan, ban chỉ đạo cấp ủy cấp huyện; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tương tự như ở thành phố.

Cụ thể, sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận quận, huyện, thị ủy. Thành lập 2 đảng bộ theo khối: Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp cấp huyện; đảng bộ chính quyền cấp huyện.

Hợp nhất phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và phòng Nội vụ, chuyển một số chức năng, nhiệm vụ sang phòng Giáo dục và Đào tạo và phòng Y tế. Hợp nhất phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Kinh tế. Đồng thời, rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết. 

Hội nghị giao ban giữa Đảng đoàn và Đảng ủy Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội nghị giao ban giữa Đảng đoàn và Đảng ủy để chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn và công tác xây dựng Đảng.

Hội nghị giao ban công tác giữa Đảng đoàn và Đảng uỷ VUSTA doTSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) và đồng chí Phạm Quang Thao - Bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch VUSTA chủ trì. 
Dự Hội nghị có đồng chí Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch VUSTA; đồng chí Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký VUSTA; đồng chí Phạm Hữu Duệ - Phó bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Tổ chức và chính sách VUSTA; Chánh văn phòng Đảng ủy VUSTA và các ủy viên trong Đảng ủy…

Nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 27 Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Nghị quyết nêu rõ, tổ chức bộ máy nhà nước cơ bản tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính, chí công, vô tư.

Từ đó, Trung ương yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Nghien cuu thi diem sap xep don vi hanh chinh cap tinh

Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Ảnh: Nhật Bắc

Cụ thể, Trung ương yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổ chức các bộ, các cơ quan chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực; giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Trung ương cũng yêu cầu từng bước xóa bỏ cơ chế phối hợp liên ngành, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

Cùng đó, Trung ương cũng yêu cầu giảm cấp chính quyền phù hợp ở một số địa phương; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn.

Nghị quyết đề cập đến việc tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương.

Bên cạnh đó, Trung ương cũng yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Trong đó nhấn mạnh việc tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp; bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt vai trò trung tâm của mình.

Ngoài ra, Trung ương cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo hướng nghiên cứu tăng hợp lý số kỳ họp của Quốc hội nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn.

Cùng với đó là nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội.

Nghị quyết cũng nêu rõ việc đổi mới quy trình quyết định về ngân sách nhà nước bảo đảm thực chất, đi đôi với giám sát việc thực hiện ngân sách, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách. Trung ương yêu cầu hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tư pháp; bảo đảm tính độc lập của tòa án.

Trung ương lưu ý, khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử.

Trung ương cũng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và các quyền khác của công dân.

Cùng với đó là hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hoá liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường (Nguồn: THĐT)