Doanh nghiệp Nhà nước phải phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các DNNN tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Thủ tướng vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/2/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các DNNN tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế.

Các DNNN cần ưu tiên tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy; nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Doanh nghiep Nha nuoc phai phat huy vai tro mo duong, dan dat

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc.

Với các DNNN đang thực hiện đầu tư, thi công kết cấu hạ tầng, công trình giao thông trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn, góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội XIII của Đảng phấn đấu hoàn thành trên 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 và trên 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030; đẩy nhanh tiến độ các dự án: Vành đai 4 Vùng thủ đô, Vành đai 3 TPHCM…

Tập đoàn Viettel, VNPT, Mobifone tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số; đồng thời đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi (chip bán dẫn...).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường dây 500 KV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), phấn đấu đưa vào khai thác trong tháng 6/2024.

EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và đơn vị trực thuộc triển khai kịp thời, hiệu quả Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII) theo quy định, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cùng các DNNN là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, tăng khả năng dự báo diễn biến giá thị trường thế giới, chủ động phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho nền kinh tế và giảm thiểu bất lợi do biến động về giá xăng dầu thế giới.

Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam chủ động, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

https://tienphong.vn/thu-tuong-ra-yeu-cau-doanh-nghiep-nha-nuoc-sap-xep-tinh-gon-bo-may-post1614269.tpo

Chốt chi hơn 85 tỷ đồng làm đường vành đai 4 Hà Nội

Sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội với mức đầu tư hơn 85 tỷ đồng.

Sáng 16/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội với 474/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,18%).
Chot chi hon 85 ty dong lam duong vanh dai 4 Ha Noi
 Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH.

Cả nhà làm cán bộ xã ở Lào Cai: Không lạ vì đầy “cả họ làm quan” ở Việt Nam?

(Kiến Thức) - Câu chuyện nhiều cán bộ xã tại xã Nậm Xé đều là anh em ruột trong cùng một gia đình không có gì lạ lẫm bởi trước đây đã từng xảy ra nhiều vụ “cả nhà làm quan” ở các tỉnh thành trên cả nước.

1. Câu chuyện nhiều cán bộ xã là anh em ruột tại xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Dân Việt đưa tin, tại xã Nậm Xé đang có một chuyện lạ đời là ông Vàng A Tớ - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Nậm Xé có em trai ruột là ông Vàng A Ly giữ chức Trưởng Công an xã; em gái ruột là bà Vàng Thị Phái làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Bên cạnh đó, ông Tớ còn có 2 chị ruột đang công tác tại Trạm y tế xã là bà Vàng Thị Khái và bà Vàng Thị Trái.

Thủ tướng: Khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của DNNN

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, hoàn thiện Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025, theo đúng chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, quy định của pháp luật và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng trước ngày 31/5.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty thực hiện nghiêm túc các kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng xử lý nghiêm các trường hợp làm chậm, vi phạm quy định.

Đồng thời, tổng kết tình hình thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, định kỳ báo cáo Thủ tướng; rà soát, kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và các cơ chế, chính sách liên quan để thúc đẩy mạnh mẽ công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Với Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025, đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; phát huy vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác phát triển; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Tài chính, tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cùng các nghị định và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.

Trên cơ sở phương án đề xuất của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành kịp thời phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của các doanh nghiệp cấp I thuộc Trung ương quản lý và nhà, đất của doanh nghiệp cấp I thuộc địa phương quản lý trên địa bàn khác theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Thủ tướng cũng yêu cầu đôn đốc các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý và doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác theo quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, nghiên cứu, sửa đổi các quy định về đất đai trong cổ phần hóa, thoái vốn để có hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng cũng đặt ra hàng loạt yêu cầu với các cơ quan đại diện chủ sở hữu, trong đó có việc xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân liên quan...