Hà Nội: Người nhái khẳng định có bom dưới chân cầu Long Biên

(Kiến Thức) - Sáng 26/11, Bộ tư lệnh Công binh đã cử lực lượng người nhái lặn xuống dòng sông Hồng ở khu vực chân cầu Long Biên và xác định vật thể lạ chính là bom.

Liên quan đến thông tin về chướng ngại vật nghi là bom cách trụ P13 cầu Long Biên (TP Hà Nội) khoảng 5m, sáng ngày 26/11, Bộ tư lệnh Công binh đã cử lực lượng người nhái lặn xuống dòng sông Hồng ở khu vực chân cầu Long Biên để xác minh.
Sau khi kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng, đơn vị này cho biết đó chính xác là quả bom còn sót lại từ thời chiến tranh chống Mỹ.
Ha Noi: Nguoi nhai khang dinh co bom duoi chan cau Long Bien
 Cầu Long Biên.
Trước đó, ngày 16/11, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc đã nhận được tin báo của người dân phát hiện vật thể lạ nghi là bom. Ngay sau đó, Chi cục đã phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra hiện trường khu vực luồng (Tứ Liên - Trung Hà) nơi có vật chướng ngại gần trụ P13 cầu Long Biên - sông Hồng.
Ông Nguyễn Văn Bán - Phó Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa - cho biết, địa điểm phát hiện vật chướng ngại là Km183+000 sông Hồng, luồng bên phải, cách trụ P13 cầu Long Biên khoảng 5m, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội. Vật chướng ngại có đường kính từ 0.5 - 0.6m, chiều dài hơn 2m, cao trình -4.0m.
Thông tin với PV Kiến Thức, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam – ông Hoàng Hồng Giang cho biết, vật thể lạ có hình dáng giống bom nhưng nằm ngoài luồng tàu chạy, trong hành lang bảo vệ cầu Long Biên. Do khu vực này không thuộc phạm vi quản lý của cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã có văn bản thông báo đến địa phương để xử lý.
Chiều ngày 26/11, lãnh đạo của Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, sáng cùng ngày, Bộ tư lệnh Công binh đã cử lực lượng người nhái lặn xuống dòng sông Hồng ở khu vực trên để giám định và xác là đây là quả bom.
"Công tác đo đạc ở dưới nước chưa được chính xác lắm, nhưng quả bom này có chiều dài từ 2-2,25m, đường kính khoảng 55-60cm. Quả bom này nằm sâu khoảng 6m tính từ mặt nước xuống. Hiện các đơn vị chức năng cũng đang tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương và xin ý kiến của Bộ Quốc phòng để xử lý quả bom này" - vị lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên cho biết.
Cũng theo vị lãnh đạo trên, hiện lực lượng chức năng đã khoanh vùng, phối hợp với đơn vị quản lý đường sông để hướng dẫn tàu thuyền đi lại qua khu vực này một cách an toàn.

Phát hiện bom còn nguyên ngòi nổ tại khu dân cư

Tìm vị trí để đào giếng nước, người dân tỉnh Kon Tum phát hiện một quả bom lớn vẫn còn nguyên ngòi nổ.

Ngày 30/3/2016, trong quá trình khảo sát, tìm vị trí để đào giếng nước, người dân tại thôn 4 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Đrai, tỉnh Kon Tum) phát hiện một quả bom lớn vẫn còn nguyên ngòi nổ.

Phát hiện hàng trăm quả bom bi dưới ruộng lúa ở Nghệ An

Trong lúc lội ruộng, một người dân ở Nghệ An phát hiện quả "bom bi mẹ" đã tách vỏ cùng 240 quả "bom bi con" chưa nổ.

Sáng 27/7, trong lúc lội ruộng, ông Nguyễn Đăng Huân (trú ở xóm 15, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) phát hiện một vật thể nghi là bom nên đã trình báo chính quyền.
Ngay sau đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Nghi Lộc đã có mặt tại hiện trường và nhanh chóng xác định đây là quả "bom bi mẹ" của Mỹ còn sót lại sau chiến tranh.

Tác giả “Tiếq Việt kiểu mới”, “Luật záo zụk“: Tôi mới nghiên cứu xong một nửa

Vừa qua, PGS.TS. Bùi Hiền đã có bài viết “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế”, trong đó đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31.

Vừa qua, PGS.TS. Bùi Hiền đã gây bão mạng xã hội với bài viết “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” trong đó đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31.
Tac gia “Tieq Viet kieu moi”, “Luat zao zuk“: Toi moi nghien cuu xong mot nua
 PGS-TS Bùi Hiền.
Cụ thể, tác giả này cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, chữ quốc ngữ mà chúng ta dùng đã không còn hợp lý nữa, gây khó khăn cho người dùng khi những quy định chưa thống nhất nên quá trình giải nghĩa gặp những bất cập khác nhau.
Hiện nay, chúng ta dùng rất nhiều chữ để diễn đạt âm vị cũng như cách đọc: Việc dùng các phụ âm đứng đầu như: S-X (sôi, xôi); Tr-Ch (tre, che); C-K-Q (cuốc, quốc, ca, kali), …hay việc chúng ta dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng/Ngh, Nh.
Từ những bất cập và khó khăn trên, tác giả Bùi Hiển đã đề xuất tiến tới phương án tối ưu, giảm thiểu những phức tạp trên bằng cách chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Cụ thể, chúng ta sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z. Cùng với đó, chúng ta sẽ tiến hành thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên.
Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Như vậy, với đề xuất này, chúng ta sẽ giảm được những khó khăn cho người dùng, không gây lẫn lộn và bất cập. Theo đó, bộ chữ cái tiếng Việt chỉ còn 31 ký tự thay cho 38 ký tự như hiện nay.
Tac gia “Tieq Viet kieu moi”, “Luat zao zuk“: Toi moi nghien cuu xong mot nua-Hinh-2
 Một ví dụ về chữ viết hiện tại và chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền (Ảnh: M.Q)