Hà Nội nghiên cứu làm thêm 14 làn đường ưu tiên cho xe buýt

Ngoài việc tiếp tục duy trì làn đường ưu tiên tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa, Hà Nội nghiên cứu tổ chức 14 làn ưu tiên cho xe buýt giai đoạn từ nay đến 2030.

Trả lời cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND TP Hà Nội (dự kiến đầu tháng 12 tới), UBND TP thông tin, giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội nghiên cứu tổ chức 9 làn đường ưu tiên cho xe buýt, gồm: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông); Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt; Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự; Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm; Hoàng Quốc Việt; Trần Duy Hưng; Xã Đàn; Võ Chí Công; Võ Văn Kiệt.

Ha Noi nghien cuu lam them 14 lan duong uu tien cho xe buyt
Tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa

Giai đoạn 2026 đến 2030 nghiên cứu, tổ chức 5 làn ưu tiên: Nhổn - Hồ Tùng Mậu; Ngọc Hồi - Bến xe Thường Tín; Trần Duy Hưng - Hòa Lạc; Mỹ Đình - sân bay Nội Bài; Thường Tín - Phú Xuyên dọc theo quốc lộ 1 cũ.

Liên quan đến tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa, UBND TP cho biết, sau 4 năm vận hành, sản lượng hành khách vận chuyển có xu hướng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. 

Riêng trong năm 2020, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, sản lượng hành khách đi lại trên tuyến BRT cũng như các tuyến buýt khác trong toàn mạng có xu hướng sụt giảm (giảm 2,6% so năm 2019). Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, sản lượng hành khách trên tuyến bắt đầu có xu hướng ổn định trở lại.

UBND TP Hà Nội cho rằng từ những ưu điểm của tuyến BRT, TP sẽ đánh giá, nghiên cứu và đề xuất tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt tại tuyến đường có nhiều làn xe; số lượng tuyến và lưu lượng xe buýt lớn; làn đường ưu tiên phù hợp công tác tổ chức giao thông.

Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, đến cuối năm 2016 mới bắt đầu khai thác. Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã.

Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 7/2021 nêu: "Mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn, dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt được mục tiêu đề ra là hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn ắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của TP".

Rắn hổ bò như diễn xiếc trên đường dây cao thế

Đường dây điện cao thế cực kì nguy hiểm chỉ là “làn đường ưu tiên” cho con rắn hổ. Con rắn đôi lúc gặp mất thăng bằng nhưng nó vẫn xoay xở thành công. Con rắn này cũng là loài rắn cực độc.

>>> Mời quý độc giả xem video rắn hổ bò trên đường điện cao thế. Nguồn Dân Việt:

Cảnh sát Ai Cập “bảo vệ tận răng” thân nhân du khách Việt bị đánh bom

(Kiến Thức) - Tại sân bay Cairo, thân nhân của du khách Việt bị đánh bom được bảo vệ nghiêm ngặt. Đoàn được xe đón từ nhà ga đến bệnh viện trên làn đường ưu tiên có xe cảnh sát dẫn đường hộ tống 2 bên…

Buýt nhanh xuống phố, giao thông ùn tắc nghiêm trọng hơn

Qua ngày đầu thử nghiệm, buýt nhanh chạy từ Yên Nghĩa đến Kim Mã mất khoảng 56 phút. Tốc độ xe buýt nhanh ở Hà Nội "không được nhanh như kỳ vọng".

Ngày 29/12, 40 chiếc xe buýt nhanh ở Hà Nội chạy thử nghiệm trên đường vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều. Theo ghi nhận của phóng viên dù có đường ưu tiên và cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông phân làn nhưng hàng chục chiếc buýt nhanh vẫn phải chen giữa các phương tiện khác trong buổi chạy thử nghiệm.

Trong khung giờ từ 3h30 đến 5h chiều, các đoạn đường nằm trong tuyến buýt nhanh Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa có lưu lượng giao thông không lớn. Tuy nhiên những chiếc xe buýt nhanh vẫn không thể di chuyển nhanh do bị các phương tiện khác lấn làn.
Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon
 
Trong buổi thử nghiệm đầu tiên, 20 chiếc xe buýt nhanh BRT của Hà Nội chạy vào giờ cao điểm buổi sáng và 20 chiếc xe chạy vào giờ cao điểm buổi chiều. Tuy nhiên, khi xe buýt nhanh hoạt động ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng trên nhiều đoạn đường. Theo ghi nhận của chúng tôi, dù đã có làn đường ưu tiên và lực lượng chức năng tổ chức phân làn nhưng nhiều đoạn trên tuyến đường Lê Văn Lương vẫn xảy ra ùn tắc.

Đặc biệt, nhiều phương tiện khác vẫn đi vào làn đường của xe buýt nhanh bởi có những đoạn đường tương đối hẹp, mặt cắt ngang đường chỉ khoảng trên 10 mét. Tại nhiều trạm đón trả khách trên tuyến Lê Văn Lương, ô tô, xe máy vẫn lấn sang làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, đi trước đầu xe buýt nhanh mà không nhường đường. Tại một số cầu vượt trên tuyến đường Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ… người đi xe máy vẫn đi lên cầu vượt vào giờ cao điểm mặc dù có biển báo cấm.

Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon-Hinh-2
Loay hoay, vật vã trên đường vận hành thử nghiệm. 

Một số người dân đi lại trên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài lo ngại về việc ùn tắc trên tuyến đường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tuyến xe buýt nhanh đi vào hoạt động.

Còn người dân trên tuyến buýt nhanh đi qua phàn nàn và cho rằng, một số tuyến đường diện tích rất là hẹp mà bây giờ lại sử dụng một làn dành cho xe buýt nhanh thì ùn tắc trong giờ cao điểm không thể tránh khỏi.
Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon-Hinh-3
Nhiều phương tiện vẫn cố tình đi vào làn dành riêng cho xe buýt nhanh BRT 
Vất vả nhất phải kể đến lực lượng CSGT và thanh tra giao thông, họ có mặt ở hầu khắp các ngã ba, ngã tư, điểm giao cắt nơi có tuyến buýt nhanh chạy qua để điều tiết, phân làn giao thông.

Thiếu úy Nguyễn Hải Hùng, Đội cảnh sát giao thông số 3 cho biết, vào giờ cao điểm các phương tiện đi lại tham gia giao thông rất đông. Nếu bây giờ anh em ra xử lý một vài trường hợp vi phạm lấn làn sẽ gây ùn tắc giao thông. Thứ hai là nếu xử lý thì rất nhiều người vi phạm. Xử lý người này mà không xử lý người kia thì người ta lại thắc mắc tại sao không xử lý trường hợp khác.

“Chúng tôi trước tiên là phải nhắc nhở người tham gia giao thông sau mới tiến hành xử lý. Phòng cảnh sát giao thông có kế hoạch anh em sẽ tiến hành sau”, Thiếu úy Nguyễn Hải Hùng cho biết thêm.

Buyt nhanh xuong pho, giao thong un tac nghiem trong hon-Hinh-4
Những hình ảnh trong ngày đầu thử nghiệm buýt nhanh chạy trên đường 
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Hà -Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển giao thông đô thị, đại diện chủ đầu tư cho biết, qua thử nghiệm nêu trên, buýt nhanh chạy từ bến Yên Nghĩa đến Kim Mã mất khoảng 56 phút. Việc vận hành khớp nối kỹ thuật diễn ra thuận lợi, tuy nhiên cần điều tiết lại một số điểm mở, quay đầu tại các nút giao, ngã ba, ngã tư trên trục đường xe buýt đi qua.

Cũng theo ông Hà, trong thiết kế ban đầu làn xe buýt nhanh được ngăn cách bằng dải phân cách cứng cao khoảng 25 cm, nhưng hiện các tuyến đường phân cách bằng vạch sơn, phương tiện đi chung nên tốc độ buýt nhanh "không được nhanh như kỳ vọng".

"Qua lần đầu buýt nhanh chạy giờ cao điểm cho thấy ở một số nút giao tín hiệu đèn chưa hợp lý, Trung tâm sẽ đề xuất hiệu chỉnh lại cho phù hợp", ông Hà nói.

Theo Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội, Việc chạy thử nghiệm tuyến buýt nhanh vào giờ cao điểm để xem mức độ ùn tắc giao thông trên toàn tuyến. Sau khi thử nghiệm, sẽ nghiên cứu lại, xem xét để đưa ra được phương án tổ chức giao thông tốt nhất và đến ngày 1/1/2017, tuyến buýt nhanh sẽ chính thức vận hành.

-Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông xe buýt nhanh chạy trên làn đường riêng tại các đoạn từ Ba La – Quang Trung – Lê Trọng Tấn – Đường trục Bắc Hà Đông – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – nút Giang Văn Minh – Cát Linh. Nghị định 46 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ-đường sắt, lực lượng chức năng sẽ phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu 200 nghìn đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Tuy nhiên, do lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường xe buýt nhanh chạy quá đông, thường xuyên ùn ứ cục bộ nên lực lượng chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm.

-Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.

-Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km, mất khoảng 45 phút.

-Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.