Hà Nội kiểm tra thông tin “luật bán hàng cho Tây” ở phố cổ

(Kiến Thức) - Quận Hoàn Kiếm đang kiểm tra thông tin một số hộ kinh doanh ở phổ cố bán giá "cắt cổ" cho du khách nước ngoài.

Trưa ngày 12/12, trao đổi với PV Kiến Thức, một lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) cho biết, sẽ kiểm tra ngay thông tin “luật bán hàng cho Tây” ở phố cổ (thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội).
Thông tin này đang được đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội, báo chí những ngày qua phản ánh tình trạng nhiều chủ hộ kinh doanh trên phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm “chặt chém” du khách nước ngoài với giá “cắt cổ” khi họ mua sản phẩm tại đây, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trong khi đó những hành khách là người Việt Nam lại được bán với giá “mềm mại” hơn.
Ha Noi kiem tra thong tin “luat ban hang cho Tay” o pho co
 Chủ kinh doanh được cho là bán bánh rán theo "luật" cho khách Tây ở phố cổ (Hà Nội).
Điển hình là ngày 29/11, chủ tài khoản MXH Phương Hảo chia sẻ thông tin tại phố Lương Ngọc Quyến (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cô đưa một người bạn nước ngoài đến mua một vài chiếc bánh rán để ăn thử với giá là 3.000 đồng/chiếc bánh rán mặn, bánh ngọt là 2.500 đồng/chiếc.
Tuy nhiên, khi biết người cần mua bán là người bạn Tây của Hảo chứ không phải cô, bà chủ tiệm bánh rán đã tự động "nâng giá" lên 5.000 đồng/chiếc bằng một câu nói: "Ở đây bán cho Tây là 5.000 đồng/cái, không mua thì đi chỗ khác!"…. Báo chí sau đó đã vào cuộc tìm hiểu, thậm chí là nhập vai khách Tây thấy, sự việc diễn ra là có.
Trước đó, dư luận từng lên án mạnh mẽ về sự việc khách Tây mua túi bánh rán với giá 700.000, bát phở trên trời, đánh giày với mức giá bằng mua một đôi giày mới…
Theo thông tin chia sẻ, thì hiện nay trên phố cổ Hà Nội nhiều chủ hộ kinh doanh có “luật bán hàng riêng cho khách Tây”.

Nữ Việt kiều bay về nước giải quyết tranh chấp “đất vàng” phố cổ

Mấy chục năm cày cuốc khổ sở ở xứ người, bà Nga mải miết kiếm tiền gửi về cho các em. Bà không ngờ, ở quê nhà, hai em gái đấu đá, tranh giành nhau.

Trải qua nhiều năm trong nghề, luật sư Trần Quốc Toản (SN 1972), Phó trưởng đại diện văn phòng luật sư Trương Anh Tú - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, trong các vụ án tranh chấp tài sản thừa kế anh ấn tượng bởi một vụ việc ở phố cổ Hà Nội.

Hướng dẫn viên cho khách Tây kể chuyện kiếm tiền tỷ, mua nhà phố cổ

So với hướng dẫn viên cho khách du lịch nội địa thì hướng dẫn viên cho khách Tây được xem là sang chảnh hơn.

Anh Nguyễn Chí Dũng (SN 1971, Long Biên, Hà Nội) vào nghề hướng dẫn viên  du lịch từ năm 1996. Trong quãng thời gian 21 năm đó, anh chủ yếu làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài.
Anh tâm sự: “Hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn, đặc biệt là liên tục phải trau dồi khả năng ngoại ngữ”.